Tìm kiếm về 'Bán hàng online' tại Việt Nam tăng trưởng 577% trong 1 thập kỷ qua

Hàng thủ công mỹ nghệ, thời trang và giày da là những mặt hàng tiềm năng lớn của Việt Nam trên Amazon

Tại hội nghị lần đầu Amazon Global Selling tổ chức tại Việt Nam, ông Bernard Tay, Giám đốc phụ trách Dịch vụ khách hàng Amazon Singapore, Giám đốc Amazon Global Selling Đông Nam Á, Australia và New Zealand, cho biết, Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng lượng người bán hàng cao nhất châu Á.

Hơn 2.000 người bán hàng tham dự sự kiện này cho thấy Việt Nam ngày càng trở thành một thị trường cung ứng quan trọng của Amazon.

Theo Giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam, có 28.000 lượt tìm kiếm với từ khoá “Bán hàng cùng Amazon” trong 12 tháng gần nhất so với 0 lượt của 10 năm trước. Tìm kiếm về “Bán hàng online” tại Việt Nam tăng trưởng 577% giai đoạn 2009-2019.

Hồi tháng 10, Amazon Global Selling chính thức tuyên bố thành lập đội ngũ chuyên trách tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ người bán hàng vì nhận thấy nhiều tiềm năng, trong đó 90% doanh nghiệp ở Việt Nam là nhỏ và vừa (SME) với nhu cầu bán hàng lớn, bên cạnh ưu thế về các ngành sản xuất.

Thông qua Amazon Global Selling, doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng trực tiếp đến 300 triệu tài khoản người mua tại nhiều thị trường quốc tế của Amazon.

Tìm kiếm về “Bán hàng online” tại Việt Nam tăng trưởng 577% trong 1 thập kỷ qua - Ảnh 1.

Tăng trưởng 30%/năm nhưng doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam hiện chỉ đạt 4% tổng mức bán lẻ hàng hóa.

Theo ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, thông qua hợp tác với Amazon, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu qua thương mại điện tử thu hút được 105 doanh nghiệp tham gia sau 6 tháng triển khai. Khoảng 50% doanh nghiệp tham gia đã bán được hàng trên nền tảng này.

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2019 công bố, thị trường TMĐT B2C (business to customer) tại Việt Nam trong 5 năm qua đều đạt mức tăng trưởng trên 20%, năm 2018 quy mô thị trường đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 30%. Dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 13 tỷ USD, duy trì mức tăng trưởng 25-30% hàng năm.

Tuy vậy, với việc tham gia của đại gia bán hàng trực tuyến số một thế giới, thị trường này sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Amazon sẽ đối đầu trực tiếp với các đối thủ đang hoạt động tại Việt Nam như Lazada, Adayroi, Tiki, Shopee…

Tính đến nay, Amazon đã có trang TMĐT tại 20 quốc gia, tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản người mua, trong đó có hơn 100 triệu khách hàng Prime cũng như hàng triệu đại lý mua hàng sỉ ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Thông qua Amazon Global Selling, người bán hàng Việt Nam có thể mở rộng kinh doanh và xây dựng thương hiệu tại thị trường mới này.

Bộ Công Thương cũng đề xuất Amazon sớm hỗ trợ thiết lập xây dựng một chuyên trang riêng dành cho hàng hóa Việt Nam. Song phải có lượng doanh nghiệp đủ lớn. Theo thống kê của Cục thương mại điện tử và kinh tế số (IDEA), hiện Việt Nam có 24.247 website ứng dụng TMĐT, 910 sàn giao dịch TMĐT, tăng trưởng 29% so với năm trước.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.