Văn khấn ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng chuẩn nhất

Từ xưa đến nay, cứ vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, mọi người thường làm lễ cúng Gia tiên và Gia thần để cầu xin sức khỏe, bình an, may mắn,… cho các thành viên trong gia đình. Dưới đây là bài văn khấn ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng chuẩn nhất, mời bạn đọc tham khảo.
 

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" là quan niện dân gian đã có từ xa xưa, thắp hương, khấn vái và làm lễ cúng ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng không chỉ lòng thành kính nhớ tổ tiên mà còn mong cho gia đình bình an, ấm no hạnh phúc, mong gia Gia tiên, Gia Thần phù hộ làm ăn suôn xẻ. 

Vì sao phải cúng vào ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng? 

Người Việt coi mùng một (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa:

- Ngày mùng một (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới nên cầu điều may mắn và thành công.

- Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.

Vì thế nên vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, các gia đình thường chuẩn bị hoa quả, bánh oản hoặc làm đồ chay để cúng, vì vậy đồ lễ không thể thiếu hương thơm, kim ngân, hoa quả tươi, xôi, bánh kẹo cùng trầu cau, tiền vàng mã.

Cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 đúng hay sai? 

Tại một số nơi, có nhiều gia đình cúng Gia Tiên - Gia Thần vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 thay vì ngày mùng 1 hay ngày 15 như đã nói ở trên. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự linh thiêng và thành tâm trong lễ cúng, đây là do quan niệm mỗi nơi mỗi khác hoặc chỉ đơn giản là do gia chủ bận rộn và sắp xếp cúng trước.

Tuy nhiên, chỉ được dời thời gian cúng lên ngày 30 và ngày mùng 14 (ngoại trừ tháng Giêng và tháng 7 âm lịch vì đây là tháng cô hồn). 

Nên cúng vào khung giờ nào? 

Theo quan niệm của người xưa, các cụ, các vị thần thường dùng bữa sớm. Chính vì vậy, việc chuẩn bị lễ cúng rằm phải được thực hiện xong trước 6h - 7h tối, nếu là buổi sáng thì phải chuẩn bị lễ xong trước 9h - 10h để các cụ, các vị thần có thể dùng bữa, đó là theo quan niệm của người Bắc và có phần khắt khe. 

Lưu ý khi cúng rằm hàng tháng

Để giữ sự linh thiêng, gia chủ cần lưu ý một vài điều trong nghi thức cúng. Ngoài thành tâm khấn vái văn khấn mùng 1, ngày rằm thì vị trí cúng cần được thiết kế sao cho thể hiện sự tôn kính: 

- Cúng trước bàn thờ tổ tiên, bàn thờ thần linh.

- Mâm cúng phải đặt dưới bàn thờ.

- Nhớ phải cúng ông Công trước khi cúng gia tiên.

- Chuẩn bị văn khấn chỉnh chu tránh làm mất lòng bề trên. 

Xem thêm: Các bài Văn khấn cổ truyền Việt Nam

van khan ngay mung mot va ngay ram hang thang chuan nhat
(Ảnh minh họa: Dân Việt)

Dưới đây là hai bài văn khấn Gia thần và Gia tiên chuẩn nhất cho ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng.

Văn khấn thần Thổ Công và các vị thần

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vi Tôn thần

- Con kính lạy ngài Đông Thần quân

- Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Phúc đức Tôn thần

- Con kính lạy ngài Tiền hậu Địa chủ Tài thần

- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong xứ này.

Tín chủ chúng con là: …………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………......

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân, trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch, Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong xứ này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an, công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Cẩn cáo!

van khan ngay mung mot va ngay ram hang thang chuan nhat
(Ảnh minh họa: Xã luận)

Văn khấn Gia tiên

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.

- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

- Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ

- Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.

Hôm nay là ngày ........ tháng ..... năm ..............

Tín chủ con là ....................................................

Ngụ tại ........................................................ cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong xứ này

Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Cẩn cáo!

Những điều có thể làm phật lòng các đấng bề trên

- Đồ cúng không trong sạch (tiền giả, đồng tiền có nguồn gốc bất lương, thực phẩm tanh hôi...)

- Không thể hiện lòng từ bi, công đức của gia chủ, chưa giải trừ những nghiệp chướng trong quá khứ.

- Sử dụng bùa, ngải để giải hạn.

- Không thành tâm khi đọc văn khấn, trong thâm tâm vẫn còn những ích kỉ, nhỏ nhen, chưa bao dung, độ lượng. 

(Theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam", nhà xuất bản Hồng Đức)

XEM THÊM

van khan ngay mung mot va ngay ram hang thang chuan nhat Lễ đầy tháng cho bé ở các nước trên thế giới

Sự ra đời của một đứa trẻ là một sự kiện trọng đại với mỗi gia đình. Tuy nhiên ở nhiều nước châu Á thì ...

van khan ngay mung mot va ngay ram hang thang chuan nhat Nguồn gốc và nghi thức của tục cúng Mụ (cúng đầy tháng) cho bé

Tục cúng đầy tháng (cúng Mụ) là một trong nhiều nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người và nó ...

van khan ngay mung mot va ngay ram hang thang chuan nhat 6 địa chỉ cầu tài lộc nổi tiếng linh thiêng không nên bỏ lỡ ở miền Bắc

Đi lễ đền chùa không chỉ để cầu bình an, sức khỏe mà rất nhiều người trong giới làm ăn còn cầu cho công thành ...

van khan ngay mung mot va ngay ram hang thang chuan nhat Bỏ túi 6 địa chỉ cầu duyên dân FA không thể không 'thử vận may'

Chùa Hà, Am Mị Châu, Chùa Duyên Ninh,... là những nơi nhiều nam thanh, nữ tú hay đến để cầu tình duyên, hạnh phúc.

van khan ngay mung mot va ngay ram hang thang chuan nhat Văn khấn cúng Mụ làm lễ đầy tháng, thôi nôi cho bé tại nhà chuẩn nhất

Tục cúng Mụ là một trong những tín ngưỡng dân gian mang dấn ấn của tín ngưỡng thờ Mẫu, thường được tổ chức vào dịp ...

van khan ngay mung mot va ngay ram hang thang chuan nhat 5 ngôi chùa được cho là 'cầu được ước thấy' ở Hà Nội

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng ...

chọn
VKS đề nghị tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 'mức án nghiêm khắc nhất'
TP HCMTheo VKS, bà Trương Mỹ Lan phạm tội có tổ chức trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi... nên đề nghị tòa tuyên phạt "mức án nghiêm khắc nhất".