Phạm Công Danh tại tòa gia đoạn 1. |
Để có tiền trả nợ cho phía BIDV...
Giai đoạn 2 của đại án Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB), cáo trạng quy kết bị can Danh và 23 đồng phạm gây thiệt hại hơn 6.000 tỷ đồng (trong tổng số 15.000 tỷ) của VNCB.
Ngoài nhóm bị cáo là “người nhà” của Phạm Công Danh, cáo trạng đại án VNCB lần 2 này còn truy tố ông Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Thương Tín - Sacombank); Ông Phan Huy Khang (thành viên Hội đồng tín dụng, Tổng giám đốc Sacombank) và 20 bị can khác nguyên là lãnh đạo, cán bộ các ngân hàng và giám đốc doanh nghiệp cũng bị truy tố về cùng tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Liên quan đến Trầm Bê, vị đại gia ngành Ngân hàng này đã cùng với thuộc cấp, duyệt cho các công ty của Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng, tiếp tay gây thất thoái cho VNCB toàn bộ số tiền này.
Trước khi vay 1.800 tỷ đồng từ Sacombank của Trầm Bê, ông Phạm Công Danh đã vay 2.600 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam qua 2 chi nhánh là Chi nhánh Sở Giao dịch 2 và chi nhánh Hải Vân.
Theo đó, ngày 27/2/2012, Phạm Công Danh, có giấy đề nghị vay vốn, phương án vay kèm hồ sơ xin vay 2.000 tỷ đồng từ BIDV nhằm mục đích hỗ trợ tài chính để tập đoàn Thiên Thanh nhận chuyển nhượng 5 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng do 5 công ty của Danh đứng tên.
Ngày 15/3/2012, Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà ra quyết định phê duyệt cho vay hỗ trợ tài chính tạm thời đối với dự án “Khu phức hợp thương mại – Dịch vụ Thiên Thanh Đà Nẵng. Ngày 6/4/2012, Giám đốc BIDV chi nhánh Sở Giao dịch 2 ký hợp đồng tín dụng cho Phạm Công Danh vay 1.700 tỷ đồng, giải ngân đến tài khoản của 5 công ty của Danh.
Ngoài khoản vay này, Phạm Công Danh còn liên hệ BIDV chi nhánh Hải Vân vay vốn và được duyệt cho vay 900 tỷ đồng nữa. Tổng số tiền mà Phạm Công Danh (đại diện cho VNCB) vay của BIDV là 2.600 tỷ đồng.
Phạm Công Danh đã phải đi vay của Sacombank
Đến năm 2013, khoản nợ trên đến hạn trả, phía VNCB có nghĩa vụ phải tất toán cho phía BIDV. Để có có nguồn tiền thanh toán các khoản vay trên, ngày 23/3/2013, Danh chỉ đạo lập biên bản họp HĐQT VNCB gồm Phạm Công Danh và 5 thành viên.
Trong số 5 thành viên tham gia họp HĐQT, có 3 thành viên không điều hành nhưng vẫn ký biên bản (ký hợp thức). Sau đó, Danh ký ban hành Nghị quyết số 15 về việc thống nhất chủ trương dùng số tiền dư gửi trên thị trường liên ngân hàng VNCB tại các tổ chức tín dụng (TCTD) làm tài sản bảo đảm. Danh chỉ đạo thuộc cấp hoàn tất các thủ tục vay vốn, chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thực hiện các thủ tục cần thiết để đảm bào tính thanh khoản cho ngân hàng.
Triển khai thực hiện Nghị quyết 15, khoảng giữa tháng 4/2013, Danh đến Ngân hàng TMCP Thương Tín (Sacombank) liên hệ vay tiền. Danh trực tiếp gặp Trầm Bê – PCT HĐQT, kiêm Chủ tịch HĐQT Sacombank liên hệ vay vốn.
Do có mối quan hệ từ trước, Trầm Bê đồng ý cho Phạm Công Danh vay nhưng với điều kiện phải có tài sản đảm bảo hoặc tiền gửi. Trầm Bê đưa Danh đến gặp Phan Huy Khang – TGĐ Sacombank. 3 người họp thống nhất cho Danh vay tối đa 1.800 tỷ đồng, tài sản bảo đảm là số tiền gửi của VNCB.
Để được Sacombank cho vay tiền, Phạm Công Danh chỉ đạo các thuộc cấp làm khống hồ sơ vay theo phương án kinh doanh bất động sản. Qua đó tạo ra 6 hồ sơ vay mà cụ thể Công ty TNHH MTV TMDV Nhất Nhất Vinh vay 250 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD và KD nhà Quốc Thắng vay 350 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD – ĐT – PT Địa ốc Bảo Gia vay 340 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD&KD Nhà Đại Long vay 310 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV TMDVXD Hương Việt vay 300 tỷ đồng và Công ty TNHH MTV TMDV Thành Thành Công vay 250 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của ông Trầm Bê, ông Phan Huy Khang và Phan Đình Tuệ đã trao đổi với ông Bùi Văn Thành là Giám đốc Sacombank chi nhánh Hưng Đạo và bà Trần Thị Hải Triều là giám đốc Samcombank chi nhánh quận 8, TP HCM. Hai chi nhánh này trực tiếp xuất 1.800 tỷ đồng cho 6 công ty kể trên vay.
Mai Hữu Khương nguyên thành viên HĐQT VNCB được chỉ đạo lập báo cáo tài chính năm 2012 và nửa năm 2013 khống để hoàn thiện hồ sơ vay.
Nhân viên Sacombank chi nhánh Hưng đạo và quận 8 vừa lấy tài liệu do Khương cung cấp, vừa lập hồ sơ tín dụng như Hợp đồng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, Hợp đồng bảo lãnh cầm cố giấy tờ có giá cho Sacombank phát hành...Tổng số tiền gửi dùng để đảm bảo khoản vay 1.800 tỷ đồng của VNCB thời điểm đó là 1.854 tỷ đồng.
Toàn bộ 1.800 tỷ đồng tiền vay của Sacombank đều được chuyển vào tài khoản của Phạm Công Danh tại ngân hàng ACB chi nhánh Phú Thọ.
Sau khi vay được tiền của Saconbank, vào ngày 27/4/2013, Danh chuyển 1.700 tỷ đồng đến BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 2. Số tiền này dùng để trả gần 1.200 tỷ đồng cho khoản nợ 1.700 đồng mà các công ty của Danh vay chi nhánh này vào năm 2012. Chuyển qua BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 2 số tiền hơn 450 tỷ đồng để chuyển đến BIDV Chi nhánh Hải Vân, dùng để trả cho khoản nợ mà các công ty của Danh vay 900 tỷ đồng của chi nhánh Hải Vân năm 2012.
Đến ngày 26/4/2014, Sacombank tự động thu nợ gốc là 1.800 tỷ đồng và lãi vay là hơn 35 tỷ đồng từ tiền gửi của VNCB tại Sacombank để thu hồi nợ. Phía VNCB không thu hồi được số tiền gửi đã dùng để trả nợ thay 6 công ty, gây thiện hại cho VNCB hơn 1.835 tỷ đồng.
Xác minh hoạt động của 6 công ty đứng tên trên hồ sơ vay 1.800 tỷ đồng của Sacombank xác nhận: 6 công ty trên là công ty do Danh lập, giám đốc công ty đều là lái xe, bảo vệ, nhân viên tiếp thị...của tập đoàn Thiên Thanh do Danh chỉ định. Cả 6 công ty đều treo biển hiệu, có kê khai thuê nhưng không phát sinh doanh thu mua vào – bán ra từ khi thành lập đến nay.
Kết luận giám định về sai phạm của cơ quan điều tra tại số 3912/KLGĐ-NHNN ngày 27/5/2016 về việc Sacombank cho 6 công ty trên vay 1.800 tỷ đồng là sai phạm.
Sacombank xem xét quyết định cho vay khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ vay để xác định tính khả thi, hiệu quả phương án vay và khả năng tất toán của khách hàng là chưa đủ điều kiện cho vay theo quy định.
Sacombank không thiệt hại trong việc cho vay 1.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, VNCB thiệt hại số tiền 1.835 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, ông Trầm Bê thừa nhận đồng ý cho Phạm Công Danh vay tiền. Tuy nhiên nguyên chủ tịch Sacombank khẳng đinh phải có tài sản bảo đảm hoặc tiền gửi mới cho vay.
Theo cáo trạng quy kết, 15 cá nhân tại Sacombank như ông Trầm Bê - Phó Chủ tịch HĐQT, ông Phan Huy Khang - Tổng giám đốc, Phan Đình Tuệ - thành viên HĐQT... có hành vi sai phạm nghiêm trọng trong việc cho vay.
Tuy nhiên, theo Kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước, hành vi này không gây thiệt hại cho Sacombannk nên không thể xử lý hình sự về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ông Trầm Bê khai gì sau khi bị bắt giam?
Sau khi "xộ khám", ông Trầm Bê khai ra số tiền mà Sacombank cho ông Phạm Công Danh vay đáng lẽ không dừng lại ở ... |
Pháp luật 07:32 | 06/08/2018
Pháp luật 23:57 | 05/08/2018
Pháp luật 08:42 | 01/08/2018
Pháp luật 00:13 | 01/08/2018
Pháp luật 06:41 | 31/07/2018
Pháp luật 00:12 | 31/07/2018
Pháp luật 07:13 | 30/07/2018
Pháp luật 04:36 | 30/07/2018