Bé trai 7 tuổi bị cả đàn chó tấn công: Cách sơ cứu khi bị chó cắn

Thời gian qua liên tiếp xảy ra các vụ trẻ nhỏ bị chó cắn phải cấp cứu tại bệnh viện, hầu hết mọi người khi bị chó cắn đều lúng túng trong việc ứng phó nên mới dẫn đến hậu quả đáng tiếc trong đó có những trường hợp dẫn đến tử vong.

Mới đây nhất là trường hợp bé trai 7 tuổi khi đi qua khu vực sân vận động Kim Đông cũ, thuộc thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Đông (Hưng Yên) thì bất ngờ bị nhiều con chó tấn công. Sau nhiều giờ tích cực cấp cứu, do vết thương quá nặng nên cháu bé đã tử vong trên đường chuyển viện.

Bé trai 7 tuổi bị cả đàn chó tấn công: Cách sơ cứu khi bị chó cắn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Các bước sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn

Tùy vào lực tiếp xúc của bạn và chú chó dẫn tới các thương tổn về da. Có thể chỉ là vết xước nhẹ. Cũng có thể là một vết cắt dài và sâu. Sẽ có những cách sơ cấp cứu khi bị chó cắn khác nhau. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể.

Cách sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn là rửa vết thương dưới vòi nước. Dùng xà phòng và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh.

Bé trai 7 tuổi bị cả đàn chó tấn công: Cách sơ cứu khi bị chó cắn - Ảnh 2.

Rửa vết thương dưới vòi nước và xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ mầm bệnh. Rửa nhẹ nhàng, tuyệt đối không chà xát mạnh.

Để làm sạch vết chó cắn, bạn có thể dùng những thuốc sát trùng để làm sạch như oxi già hoặc cồn. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Bạn chỉ nên đổ một lượng nhỏ lên vết cắn. Hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.

Bôi kem kháng sinh ngoài da rồi dùng băng y tế băng vết thương lại.

Bé trai 7 tuổi bị cả đàn chó tấn công: Cách sơ cứu khi bị chó cắn - Ảnh 3.

Trong trường hợp vết thương sâu, máu phun thành tia, dùng dây chun để garô xung quanh vết thương. Sau đó, nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nếu vết thương sâu gây chảy máu. Hãy bình tĩnh và đừng quá sợ hãi. Nếu vết thương của bạn chảy máu quá nhiều hoặc máu phun ra mạnh, hoặc bạn có vết thương nghiêm trọng ở vùng cổ hoặc đầu thì hãy gọi cấp cứu ngay hoặc đưa ngay người bị chó cắn tới bệnh viện.

Trong trường hợp bị chó cắn gây ra vết thương hở

Bạn hãy rửa nhanh vết thương dưới vòi nước chảy nhưng phải lưu ý, rửa nhẹ nhàng, tránh làm lở loét vết thương. Nếu đó là vết thương hở có gãy xương nếu bạn mạnh tay sẽ làm tình trạng càng thêm nặng nề sau này (gây biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng sau này).

Sau khi rửa sạch vết thương, sát trùng lại bằng nước muối loãng, oxi già, cồn, băng tạm vết thương lại để cầm máu và tránh bụi bẩn, đồng thời làm giảm cơn đau ở vết cắn.

Sau khi sơ cứu vết thương xong cần đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra vết thương, tư vấn và tiêm vắcxin phòng bệnh.

Bé trai 7 tuổi bị cả đàn chó tấn công: Cách sơ cứu khi bị chó cắn - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

>> Xem thêm: Có thể bạn chưa biết: Chó không hề bất ngờ tấn công mà chúng đã báo trước bằng những 'dấu hiệu ngầm'

>> Xem thêm: Hàn Quốc xử phạt hành vi giết chó không có lí do chính đáng

Những lưu ý khi bị chó cắn

Bạn cần phải đến khám bác sĩ ngay trong các trường hợp như bạn bị chó lạ cắn, vết thương sâu, bạn không thể cầm máu chảy hay có bất kì dấu hiệu nhiễm trùng nào.

Bạn cũng nên đi khám nếu vết cắn ngay tại bàn tay, bàn chân, khớp, gân hay dây chằng, mặt hay da đầu, bộ phận sinh dục hay mũi, tai.

Nếu bản thân bạn đang mắc bệnh đái tháo đường, HIV hay bệnh gan, những căn bệnh này khiến cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, hay những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bạn nên đi khám ngay và cần được bác sĩ điều trị.

Chó nuôi thường được chăm sóc và tiêm ngừa đầy đủ nhưng nếu như bạn gặp phải chó lạ và nhất là chó hoang thì nguy cơ mắc bệnh dại do chó cắn là khá cao.

Vì thế, sau khi bị chó cắn bạn cần được tư vấn và tiêm phòng bệnh dại đầy đủ.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.