Chị Ngân cho biết, ở Anh có hai phương pháp ăn dặm: ăn dặm xay nhuyễn (Puree led weaning PLW) và ăn dặm tự chỉ huy (Baby led weaning BLW). PLW là phương pháp truyền thống bắt đầu quá trình ăn dặm bằng cách xay nhuyễn đồ ăn ra thành bột từ 6 tháng tuổi (thậm chí có thể bắt đầu từ 4 tháng tuổi) và dần dần xay bớt nhuyễn đi cho tới khi bé ăn được đồ thô. BLW thì bỏ qua toàn bộ giai đoạn ăn nhuyễn và nhảy thẳng tới ăn thô từ 6 tháng tuổi. Sau khi nghiên cứu một số tài liệu về việc ăn dặm, vợ chồng chị đã quyết định áp dụng BLW.
Gia đình chị Ngân (hiện đang sinh sống tại Luân Đôn, Anh Quốc). |
Hành trình cho con ăn dặm không hề suôn sẻ
Theo đúng hướng dẫn trong các sách về BLW, chị Ngân bắt đầu cho bé Anna ngồi cùng bàn ăn với gia đình khi bé được 6 tháng tuổi. Nhưng khi này bé chỉ nhìn, thậm chí đến 7 tháng tuổi bé vẫn chưa hào hứng sờ đồ ăn. Lúc đó do đã nghiên cứu kỹ từ các diễn đàn về BLW nên biết rằng không phải bé nào cũng cầm nắm được ngay và sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Thế nên trong tháng đầu chị cũng không quá sốt ruột. Khi bé được 7 tháng, ông bà hai bên bắt đầu hỏi han nhiều hơn nên chị cũng cảm thấy chút áp lực. Chỉ đến khi bé được 7 tháng rưỡi mà chưa thấy động tĩnh gì thì đúng là chị sốt ruột thực sự.
Khẩu phần ăn của bé Anna khi được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên khi này bé chỉ nhìn, thậm chí còn không chạm vào đồ ăn. |
Thế nhưng theo tìm hiểu, chị thấy trường hợp của bé nhà chị không phải là hiếm. Có bé thậm chí tới 9, 10 tháng mới bắt đầu cầm nắm. Điều quan trọng lúc ấy là phải hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn. Cứ tiếp tục cho bé ngồi cùng bữa ăn của gia đình và giới thiệu các món đa dạng cho bé. Đừng quá lo lắng là liệu bé có ăn đủ không vì phần lớn chất dinh dưỡng vẫn được cung cấp từ sữa.
Chị Ngân cho biết cũng có giai đoạn “yếu lòng”, đành xay đồ ăn cho bé ăn được khoảng hai tuần, từ khi bé 7 tháng rưỡi. Giai đoạn đó chị làm như vậy chủ yếu là vì để ông bà hai bên đỡ sốt ruột. Khi bé bắt đầu động vào đồ ăn là chị dừng xay luôn.
8 tháng tuổi - lần đầu tiên bé Anna cho đồ ăn bỏ vào miệng. |
Chia sẻ về bí quyết “thu phục” người nhà và ông bà hai bên đồng ý cho con được phép khám phá đồ ăn, ném vứt và có bữa không được miếng gì vào dạ dày, chị Ngân nói nhờ đọc sách và tra cứu trên mạng, chị đã nắm rõ các ưu điểm của phương pháp này. Sau đó trình bày lại cho ông bà. Trong trường hợp bé ném vứt, chị Ngân giải thích với ông bà đây cũng là một phần của quá trình khám phá để ông bà yên tâm. Nhưng đến khi con lớn hơn một chút, hiểu chuyện hơn thì bố mẹ có hướng dẫn cho con không vứt ném.
Bé Anna 9 tháng tuổi khi ăn bí xanh. |
Thái độ của bố mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống của con
Theo chị Ngân, dù áp dụng phương pháp ăn dặm nào, để thành công bố mẹ cũng cần để ý đến thái độ của chính mình, với việc ăn uống của con. Nếu cứ nựng con ăn mãi thì con sẽ nghĩ ăn không phải cho mình, mà là cho cha mẹ, và không có ý thức tự giác. Quan điểm của chị Ngân là nếu con không muốn ăn, cũng không ép, không nịnh. Nếu con cần, con đói, sẽ tự khắc muốn ăn. Tuy nhiên các bố mẹ cũng phải để tâm không có con ăn vặt nhiều, vì như thế con sẽ không có hứng thú ăn bữa chính. Trong những trường hợp này, con sẽ không có đủ chất.
Chị Ngân cũng rất hiểu vì sao bố mẹ lại có thói quen nịnh con. Đã là bố mẹ thì ai cũng lo lắng cho việc ăn uống của con. Những thói quen này phần nhiều xuất phát từ lòng yêu thương và muốn cái tốt cho con. Một phần khác là do các thế hệ trước đã luôn áp dụng, nên nó đã trở thành phổ biến trong xã hội.
Tuy nhiên bố mẹ cũng cần phải cân nhắc kỹ. Có thói quen tốt tạm thời, tức là con ăn nhiều một bữa, nhưng sẽ không tốt lâu dài, tức là tới năm, sáu tuổi vẫn cần người bón cơm, nịnh nọt, không có sự tự giác độc lập.
Có những trẻ tới tận tuổi rưỡi, hai tuổi vẫn không hề có hứng thú với đồ ăn và biếng ăn. Theo quan điểm cá nhân của chị Ngân, bố mẹ nên có sự linh hoạt trong cách áp dụng phương pháp ăn dặm thì vẫn tốt hơn. Bố mẹ có thể thử các phương pháp khác nhau và tìm ra phương pháp nào là phù hợp với con mình, chứ không nhất thiết là phải khăng khăng BLW. Dù áp dụng phương pháp nào, xay nhuyễn hay BLW, khi con trên một tuổi thì vẫn bắt đầu cho ăn đồ thô như người lớn, và từ 18 tháng tới 2 tuổi thì cho tập dùng thìa nĩa.
Nên tìm ra phương pháp nào là phù hợp với con mình, không nhất thiết cứ phải BLW. |
Hiện tại bé Anna nhà chị Ngân đã 20 tháng tuổi và đã biết sử dụng thìa để ăn phở, ăn súp, dùng dĩa và thìa cho các món đơn giản khác. “Về một phía cạnh nào đó thì cũng khá là nhàn. Bé có thể tự ăn để bố mẹ nói chuyện ăn uống. Tuy nhiên cũng tuỳ giai đoạn, có lúc bé ốm hoặc mọc răng, hoặc tự dưng có hai ba hôm biếng ăn. Mình lo lắng lắm, cũng cố bón đút cho bé một chút. Nhưng mà nếu bé không muốn thì mình cũng không ép uổng”, chị Ngân nói thêm.
Những lưu ý khi cho con ăn dặm BLW
- Đồ ăn cần được cắt thành miếng vừa tay cho bé cầm.
- Khi để đồ ăn lên khay của bé, chỉ nên để ba bốn món để bé chọn.
- Không cho muối và đường vào đồ ăn cho bé.
- Đồ ăn phải được nấu chín hẳn, không tái, sống.
- Bé phải ngồi khi ăn, không nằm, không nghiêng ngả để tránh bị hóc, bị sặc.
- Tuyệt đối không bao giờ để bé ngồi ăn một mình không có sự quan sát của người lớn.
- Đồ dùng cần thiết: Ghế ăn dặm, yếm ăn, thảm ăn.
Sau đây là thực đơn chi tiết chị Ngân áp dụng cho bé Anna từ khi 6 tháng tuổi.
Lối sống 09:47 | 14/06/2019
Lối sống 06:32 | 13/06/2019
Lối sống 04:24 | 27/12/2018
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 09:53 | 10/12/2018
Lối sống 00:00 | 10/09/2018
Lối sống 02:04 | 07/09/2018
Lối sống 02:28 | 24/08/2018