Foxconn bán nhà máy trị giá 8,8 tỉ USD tại Trung Quốc: Cuộc tháo chạy lớn nhất trong lịch sử của các công ty nước ngoài

Theo nguồn tin độc quyền của hãng thông tấn Reuters, Foxconn đang muốn bán nhà máy trị giá 8,8 tỉ USD của mình ở Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang.

Foxconn tháo nhà máy chạy khỏi Trung Quốc

Foxconn, một công ty của Đài Loan, đang lên kế hoạch bán nhà máy sản xuất màn hình LCD của mình trị giá 8,8 tỉ USD ở Quảng Châu, phía Nam Trung Quốc khi nhu cầu về sản phẩm này ngày một giảm do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung leo thang căng thẳng.

Vụ mua bán này diễn ra vào thời điểm nhạy cảm với Foxconn, công ty có khoản đầu tư rất lớn vào Trung Quốc, và một tệp khách hàng lớn đến từ Hoa Kỳ, bao gồm cả Apple.

Động thái này được đưa ra để tránh những tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh. Đây có thể sẽ là một trong những cuộc tháo chạy lớn nhất ra khỏi Trung Quốc của các công ty nước ngoài.

fxcon_3163526

Đây có thể sẽ là một trong những cuộc tháo chạy lớn nhất ra khỏi Trung Quốc của các công ty nước ngoài. (Ảnh: Reuters).

Các cuộc đàm phán của Foxconn hiện mới chỉ đang trong giai đoạn đầu tiên và chưa đưa ra được một mức giá cuối cùng cho nhà máy Thế hệ 10.5, vốn chuyên sản xuất màn hình LCD cỡ lớn. Các nguồn tin của Reuters cho biết việc thoái vốn này hiện vẫn chưa chắc chắn.

"Đây không phải là một thương vụ dễ dàn, và có thể mất một thời gian", nguồn tin cho biết.

Trong một diễn biến có liên quan, Foxconn đã gửi thư cho Reuters, nói rằng công ty sẽ không đưa ra bình luận về bất cứ tin đồn nào.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến cuộc chiến thương mại leo thang khi tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỉ hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ ngày 1/9.

Căng thẳng thương mại đã phá vỡ chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu theo một cách chủ yếu, buộc các công ty như Foxconn phải đánh giá lại chính mình.

Ngoài ra, nó còn làm chậm nhu cầu về TV và màn hình lớn, đẩy ban lãnh đạo Foxconn vào việc bắt buộc phải tìm kiếm người mua nhà máy sản xuất LCD để cứu vãn tình hình.

Foxconn cũng đặt ra câu hỏi về sự cần thiết của nhà máy ở Quảng Châu. "Các nhà máy hiện tại đã không hoạt động hết công suất, tại sao cần một nhà máy khác?", nguồn tin cho biết.

Nhật báo Nikkei đầu năm nay cũng đưa ra dự báo rằng Foxconn sẽ trì hoãn hầu hết các hoạt động sản xuất tại nhà máy ở Quảng Châu, tối thiểu trong 6 tháng. Tuy nhiên, Foxconn lúc đó đã phủ nhận thông tin này.

Năm 2016, truyền thông Trung Quốc gọi nhà máy của Foxconn ở Quảng Châu là nhà đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại thành phố phía Nam đất nước.

Nhà máy được thành lập với kì vọng sẽ đi vào hoạt động từ năm 2019, và đáp ứng nhu cầu lớn về màn hình ở châu Á, cũng như cạnh tranh sòng phẳng với các nhà sản xuất màn hình khác của Trung Quốc như BOE hay Technology Group.

Dự án này được dẫn dắt bởi một liên doanh giữa chính quyền Quảng Châu và tập đoàn sản xuất màn hình Sakai của Nhật Bản, vốn là một nhà máy sản xuất màn hình được đồng sở hữu bởi ông Terry Gou - nhà sáng lập Foxconn và Sharp, cũng là một công ty con của Foxconn và chuyên sản màn hình.

Trước đó ngày 1/8, Sharp cho biết họ sẽ xây dựng một nhà máy chế tạo màn hình phẳng và các thiết bị điện tử tại Việt Nam, để chống lại thuế nhập khẩu bổ sung của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc.

Ngành công nghiệp màn hình toàn cầu đang phải vật lộn với tình trạng dư nguồn cung, sụt giảm doanh thu do TV và điện thoại thông minh có doanh số kém bởi tranh chấp thương mại leo thang khiến hàng hóa tăng giá, đồng thời làm giảm nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Trong một báo cáo ngày 1/8 Sharp cũng cho biết, kết thúc quý II/2019, lợi nhuận của công ty đã sụt giảm 2 con số, do nhu cầu công nghệ suy yếu.

chọn
Hình ảnh cầu Liêm Chính giai đoạn 2 ở TP Phủ Lý đang xây dựng
Theo kế hoạch đến tháng 7/2025, dự án cầu Liêm Chính giai đoạn II ở TP Phủ Lý, Hà Nam sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.