Khi Trung Quốc nhắm vào nông nghiệp Hoa Kỳ: Người nông dân bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh thương mại

Những người nông dân là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong cuộc chiến thương mại, khi Trung Quốc quyết định dừng mua hàng nông sản của Mỹ.

Người nông dân điêu đứng vì chiến tranh thương mại

Screenshot (8)

Người nông dân điêu đứng vì chiến tranh thương mại. (Ảnh: AP).

Thời gian qua, người nông dân Mỹ đã phải vật lộn từ tác động của thời tiết khắc nghiệt và giá nông sản giảm sâu, không những thế, họ còn phải đối mặt với một cú đánh khác sau khi trong tuần này, khi Trung Quốc tuyên bố cắt đứt các giao dịch mua hàng nông sản mới của Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại leo thang.

Dale Moore, phó chủ tịch điều hành của Văn phòng Nông nghiệp Hoa Kỳ, nói với Fox Business rằng, "Chúng tôi đang cảm nhận được rõ rệt tác động của cuộc chiến thương mại. Thời gian này, khó khăn đã đạt tới đỉnh điểm cho những người nông dân và những người chăn nuôi."

"Hàng nghìn người nông dân và chủ trang trại đã bị cuốn vào cuộc chiến này", ông Zippy Duvall, chủ tịch Văn phòng Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết.

Tại Mỹ, cổ phiếu của các công ty nông nghiệp, vận tải đã giảm mạnh trong thời gian qua, do chịu những tác động trực tiếp từ những căng thẳng thương mại.

Theo số liệu của cục Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm còn 9,1 tỉ USD tron năm 2018, so với mức 19,5 tỉ USD chỉ hai năm trước đó. Con số này đã tiếp tục lao dốc xuống còn 1,3 tỉ USD trong nửa đầu năm 2019.

2718b140-b7a4-11e9-b76f-f4e05192e11e

Xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ sang Trung Quốc, 2000-2017. (Nguồn: Bang Minnesota)

 Trung Quốc là thị trường lớn thứ tư về xuất khẩu nông sản và thực phẩm của Mỹ, chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm 60% thị trường thế giới – tờ CBS News cho hay.

Để giảm bớt thiệt hại cho người nông dân trước những tác động của chiến tranh thương mại, vào tuần trước, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã phê duyệt gói cứu trợ trị giá 16 tỉ USD.

Trước đó, năm ngoái, Nhà Trắng cũng đã dành ra 12 tỉ USD trong gói hỗ trợ tài chính 28 tỉ USD để khắc phục những hậu qua do căng thẳng thương mại gây ra cho nền nông nghiệp Mỹ.

Trump cũng đề nghị trên Twitter hôm thứ Ba rằng, ông sẽ cung cấp thêm viện trợ cho người nông dân "nếu thấy cần thiết". Được biết, nông dân là những cử tri ủng hộ Trump nhiều nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Michelle Ziesch, một nông dân ở Bắc Dakota chuyên trồng bò thịt, ngô, đậu nành và các loại cây trồng khác, cho biết cô đã rất thất vọng trước những diễn biến mới nhất của cuộc chiến thương mại.

"Chúng tôi đã hi vọng các cuộc đàm phán thương mại sẽ được tiếp tục và sẽ đạt được một số tiến bộ", Michelle Ziesch nói với Yahoo Finance.

Screenshot (9)

Chính phủ Mỹ đã phải viện trợ 12 tỉ USD trong năm ngoái cho người nông dân. (Ảnh: Reuters).

Trở lại vào tháng 5/2019, giá đậu tương của Mỹ đã đạt mức thấp nhất trong một thập kỉ, lần đầu tiên giảm xuống dưới 8 USD một giạ kể từ năm 2008.

"Nếu giá đậu nành thấp vì thuế quan, đến một thời điểm nào đó, bắt buộc chúng tôi phải bán và chịu lỗ, đó là một tình huống không ai mong muốn" Ziesch nói.

Trong năm ngoái, để tìm kiếm nguồn cung mới cho đậu nành, Trung Quốc đã chuyển sang các nước như Argentina và Brazil. Thông tin này đã khiến nhiều nông dân Mỹ điêu đứng.

S & P Global dự báo rằng xuất khẩu đậu tương của Argentina và Brazil dự kiến sẽ tăng trong năm tiếp thị tiếp theo, trong khi doanh số bán hàng của Mỹ dự kiến sẽ giảm.

Stafslien bày tỏ sự thất vọng về việc hai nước không thể đạt được thỏa thuận, đặc biệt là với chính quyền Trump và các thị trường bị mất.

"Là nông dân, chúng tôi muốn phát triển một thị trường lâu dài với Trung Quốc. Tôi rất thất vọng với chính quyền Trump, mặc dù thực tế Trung Quốc bị cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ và chơi không đẹp, nhưng thật không may, đó không phải là mối quan tâm của những người nông dân như tôi", Tyler Stafslien, một nông dân trồng đậu nành ở Bắc Dakota, nói với Yahoo Finance.

Thuế quan ăn miếng trả miếng đã diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm 2018. Về cơ bản, Bắc Kinh đã ngừng nhập khẩu đậu nành của Mỹ, có thời điểm nhập khẩu giảm 98%.

Bloomberg cho biết, vào tháng 4/2019, thu nhập của phần lớn các trang trại trên khắp nước Mỹ đã giảm nhiều nhất trong ba năm, chủ yếu gắn liền với cuộc chiến thương mại.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.