Khách du lịch Trung Quốc bị xa lánh vì lo sợ lây virus corona

Các hãng hàng không tạm hoãn các chuyến bay từ Trung Quốc. Các trường học ở châu Âu ngưng các chương trình trao đổi sinh viên. Các nhà hàng ở Hàn Quốc quay lưng với khách hàng Trung Quốc.

Khi một loại virus gây chết người lây lan ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc, các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục đang đấu tranh để tìm ra sự đối phó phù hợp. Vì bảo vệ sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu. Nhưng làm thế nào để thực hiện được điều đó mà không kì thị những người ở đất nước nơi dịch bệnh bắt đầu là một thách thức.

Với số ca tử vong lên đến hơn hai trăm người và danh sách nhiễm bệnh lên đến trên 7.000 ca khiến nỗi lo ngày càng gia tăng. Nhiều công ty toàn cầu có hoạt động tại Trung Quốc đã yêu cầu các công nhân ở nhà. Các hãng hàng không đang cắt giảm các chuyến bay đến đây, một số quốc gia trong đó có Nhật Bản đã bắt đầu sơ tán công dân khỏi khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất quanh thành phố Vũ Hán.

Khách du lịch Trung Quốc không còn được chào đón vì lo sợ lây virus corona - Ảnh 1.

Khách du lịch Trung Quốc đeo khẩu trang ở Tokyo vào ngày 26 tháng 1 trong bối cảnh bệnh viêm phổi do virus corona mới từ thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc. (Ảnh: KYODO)

Mặc dù đa số các trường hợp nhiễm bệnh đến từ những người ở các đô thị trung tâm Trung Quốc, các thành phố lân cận hoặc những người đã tiếp xúc với họ nhưng những người châu Á trên khắp thế giới nói rằng từ khi căn bệnh bắt đầu lan rộng thì họ đã bị xa lánh. Trong một số trường hợp, những biểu hiện đó đã xuất hiện.

Theo một bản ghi âm được chia sẻ trên tài khoản Weibo, một phụ nữ Trung Quốc đến thành phố Ito, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản cho biết một người phục vụ tại một nhà hàng đã hét lên "Trung Quốc! Ra mau!" vào mặt cô ấy.

Đoạn ghi âm đã được chia sẻ bởi một phóng viên từ Phoenix TV có trụ sở tại Hồng Kông, trong đó bao gồm một cuộc điện thoại sau đó đến một quán ăn không tên.

Trong đoạn ghi âm, một người phụ nữ trả lời điện thoại tại nhà hàng cho biết họ từ chối khách hàng từ Trung Quốc và Đông Nam Á vì chủ quán lo lắng về virus corona, cô nói thêm: "Nếu chủ của chúng tôi nhiễm virus rồi chết, ai sẽ chịu trách nhiệm?"

Ở Hàn Quốc, trên các cửa sổ nhà hàng đã bắt đầu xuất hiện các bảng "Không tiếp khách Trung Quốc". Một sòng bạc ở Hàn phục vụ du khách nước ngoài cho biết họ không còn tiếp nhận các nhóm khách du lịch từ Trung Quốc. 

Bỏ qua những lo ngại về sức khỏe, phản ứng ở Hàn Quốc và Nhật Bản đối với cơn đại dịch này phản ánh sự bất hòa lâu dài với Trung Quốc cũng như sự phẫn nộ về ảnh hưởng ngày càng tăng của nó trong khu vực. Điều đó vẫn tiếp diễn ngay cả khi một lượng khách đến từ Trung Quốc đã thúc đẩy các nền kinh tế các nước láng giềng bao gồm cả Hàn Quốc, nơi lượng khách du lịch Trung Quốc tăng một phần tư lên hơn 5,5 triệu người đến tháng 11 so với năm trước.

Những người gốc Hoa không phải từ Trung Quốc cũng đã gặp phải những phản ứng gay gắt. Tại Sri Lanka, theo Tucker Chang, 66 tuổi, một trong những khách du lịch cho biết, một nhóm khách du lịch đến từ Singapore – nơi có phần lớn người gốc Hoa - đã bị cấm leo núi thu hút dân địa phương Ella Rock vì sự xuất hiện của họ mặc dù không ai trong nhóm có lịch sử du lịch gần đây đến Trung Quốc.

Tại Pháp, Bộ Ngoại giao khuyên các trường học và đại học nên tạm hoãn trao đổi sinh viên với Trung Quốc. Ít nhất một trường trung học ở Paris đã rút lại lời mời một nhóm học sinh sẽ đến vào tuần này.

Tại Canada, phụ huynh ở các cộng đồng phía bắc Toronto đã bắt đầu một bản kiến nghị yêu cầu các trường buộc các học sinh vừa trở về từ Trung Quốc ở nhà ít nhất 17 ngày để tránh bất kỳ cơ hội lây lan nào. Bản kiến nghị đã thu thập được gần 10.000 chữ ký trong khu vực, nơi có đông dân tộc Trung Quốc và dân số châu Á.

Đáp lại, chủ tịch hội đồng quản trị trường Juanita Nathan và Louise Sirisko, giám đốc giáo dục, đã viết thư cho phụ huynh khuyên họ rằng những yêu cầu đó có nguy cơ bị cho là thiên vị và phân biệt chủng tộc ngay cả khi được thực hiện dưới danh nghĩa an toàn.

"Những gì chúng tôi thực sự cố gắng để đạt được là (chắc chắn) tình huống này sẽ không làm phát sinh bất kỳ sự phân biệt chủng tộc vô tình nào" - Jonathan đã nói trên "Metro Morning" (chương trình buổi sáng địa phương của CBC Radio One tại Toronto) – "Tôi nghĩ rằng các bậc cha mẹ có thể đã quá thận trọng và đang rất lo lắng."

 

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.