Khủng hoảng dịch Covid-19, giới siêu giàu thế giới đang rót tiền vào các khoản nợ cá nhân

Nợ cá nhân là khoản nợ được tích lũy bởi các cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân. Khi tài chính bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19, một tầng lớp giàu có đang lên kế hoạch đẩy mạnh hình thức đầu tư này.

Một công ty quản lí bất động sản có trụ sở tại London cho một gia đình tỉ phú đến từ Trung Đông đang thực hiện các thỏa thuận trị giá 5 triệu bảng Anh (6,2 triệu USD) cho các dự án phát triển dân cư ở Anh. Ngoài ra, công ty còn đầu tư hơn gấp đôi số tiền đó cùng với các nhà đầu tư khác vào các bất động sản lớn hơn, ví dụ như khách sạn hoặc văn phòng.

Công ty gia đình đang đẩy mạnh đầu tư vào các khoản nợ tư nhân

Khi virus corona tác động đến thị trường tài chính, các công ty gia đình đang đẩy mạnh đầu tư vào các khoản nợ tư nhân và tăng tín dụng, nhằm tận dụng sự định giá thấp và tránh biến động của thị trường chứng khoán. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương đang điều tiết nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ với lãi suất âm, khiến cho các tài sản được sử dụng để lưu trữ và phát triển của các gia đình trở nên kém sinh lời.

Luigi Pigedom, người đứng đầu khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi của ngân hàng tư nhân Citigroup Inc., cho biết: "Chúng tôi đã thấy rất nhiều khách hàng hỏi rằng 'Tôi nên đầu tư vào đâu nếu muốn tham gia vào thị trường nợ?'".

Giới siêu giàu thế giới đang rót tiền vào các khoản nợ cá nhân - Ảnh 1.

Luigi Pigorini (Nguồn: Micha Theiner/Citi).

Lợi nhuận từ các khoản nợ rủi ro và tư nhân tăng vọt trong đại dịch. Một cuộc khảo sát vào tháng 3 của các nhà đầu tư đã đưa ra triển vọng bi quan nhất về các khoản vỡ nợ, kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 diễn ra. Các thị trường đã phục hồi vào tháng 4 và lợi suất trái phiếu rủi ro cao của Mỹ đã giảm xuống còn khoảng 8,1%, từ mức cao nhất là 11,7% cuối tháng 3. 

Theo công ty nghiên cứu Preqin, số lượng văn phòng gia đình hoạt động trong thị trường nợ tư nhân đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2015.

Jean-Damien Marie và Andre Portelli, hai đồng đứng đầu các khoản đầu tư tại ngân hàng tư nhân của Barclays Plc, cho biết các văn phòng gia đình đã nhanh chóng nhận ra rủi ro của loại tài sản nào đang tăng cao. Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, những rủi ro đó tồn tại cả với hoạt động tín dụng thanh khoản và tín dụng tư nhân.

Tầng lớp giàu có vẫn luôn lạc quan một cách thận trọng

Văn phòng gia đình được quản lí lỏng lẻo, trong khi đó, các công ty tư nhân quản lí tiền cho người giàu. Một số người giàu nhất thế giới, như Chủ tịch của Alphabet Inc., Eric Schmidt, gia tộc Ý Ferr Ferrero và ông trùm viễn thông Hong Kong Li Ka-shing, thường có các tổ chức đầu tư quản lí các hoạt động đầu tư phức tạp của họ.

Những người cho vay tư nhân thường tập trung vào thị trường bất động sản, nơi mà các nhà phát triển bất động sản vay các văn phòng gia đình để linh hoạt hơn, và có tiền mặt nhanh hơn so với việc vay ngân hàng. Đổi lại, các văn phòng gia đình thường có tài sản được thế chấp cho khoản vay, cung cấp dòng tiền mặt đều đặn từ các khoản thanh toán lãi.

Giống như những người cho vay khác, họ cũng có thể kiểm soát tài sản nếu người vay không trả được tiền vay. Paul Welch, người sáng lập largemortgageloans.com, cho biết trong trường hợp người vay vỡ nợ, một số ít người cho vay đã giữ lại ngôi nhà mà họ cho vay tiền, để xây làm tài sản cá nhân.

Cũng theo Paul, câu hỏi đầu tiên đối với một số gia đình khi họ cho vay, là: Liệu mình có muốn sở hữu tài sản không?

Các nhà đầu tư giàu có hoạt động trong thị trường cho vay nợ tư nhân bao gồm Frank McCourt, chủ sở hữu cũ của Los Angeles Dodgers và hai tỉ phú người Anh Simon và David Reuben, những người đã hoàn tất khoản vay tư nhân vào tháng 2 cho Apthorp, một tòa nhà chung cư ở New York West Upper West Side.

Lâu nay, tầng lớp giàu có vẫn luôn lạc quan một cách thận trọng.

Người đồng sáng lập Avamore Capital, Michael Dean, người đã từng hỗ trợ những người cho vay tại Anh thông qua công ty đầu tư gia đình của mình, cho biết: "Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm cơ hội cho vay, và chúng tôi có đủ tiềm lực tài chính gia đình để làm như vậy. Nhưng chúng tôi sẽ không linh hoạt cho vay như trong điều kiện bình thường".

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.