Chị Phạm Thị Hồng hiện đang là Nhân viên tư vấn môi trường của Trung tâm đào tạo và tư vấn KHCN bảo vệ môi trường thủy thuộc Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam tại Hải Phòng. Chị Hồng quê gốc ở Quảng Bình, sau khi rời quê hương đến Hải Phòng học đại học, chị kết hôn và sinh sống tại đây từ năm 2016.
Cùng trò chuyện với người mẹ trẻ để có thêm kinh nghiệm chăm sóc con phát triển khỏe mạnh, toàn diện qua từng bữa ăn.
- Chào chị bắt đầu hành trình cho con ăn dặm như thế nào?
Mình cho bé ăn dặm vào lúc bé tròn 6 tháng tuổi, vì khi đó hệ tiêu hóa của bé bắt đầu hoàn hiện và lúc này sữa mẹ không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé nữa.
Truớc hành trình ăn dặm cho bé, mình đã tham khảo rất kỹ nhiều nguồn tài liệu khác nhau: sách về các phuơng pháp ăn dặm, nguồn tài liệu trên internet và kinh nghiệm của các mẹ đi truớc để lựa chọn hình thức ăn dặm phù hợp cho bé nhà mình. Và mình đã quyết định cho bé ăn dặm theo 2 phuơng pháp: Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) và phuơng pháp ăn dặm chỉ huy (BLW).
Sau khi lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé, mình bắt đầu tham khảo sách chế biến thực ăn, cách bảo quản thức ăn cho bé: Ăn dặm kiểu Nhật, Ăn dặm không nước mắt và Ăn dặm không phải là cuộc chiến. Ngoài ra, mình cũng tham khảo cách chế biến một số món ăn của các mẹ trên mạng xã hội để nấu cho bé nhà mình, chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ chế biến, đồ dùng ăn dặm cho bé.
- Việc chế biến các món ăn cho con cần chú ý gì để đảm bảo đủ dinh dưỡng?
Khi chế biến các món ăn cho con mình luôn luôn tuân thủ nguyên tắc để đảm bảo dinh dưỡng bé đó là: Trong mỗi bữa ăn phải có đủ và cân bằng luợng: đạm, tinh bột và vitamin. Lượng đạm mình không cho bé ăn quá nhiều mà cho ăn tăng dần (theo nguyên tắc là 10gr protein mỗi ngày trong 6 tháng đầu). Ngoài ra, mình còn dùng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu cải, dầu mè, dầu óc chó vì lượng axit béo trong các loại dầu rất tốt cho phát triển trí não ở trẻ.
- Chị lựa chọn kết hợp hai phương pháp ăn dặm khá phổ biến. Chị có thể cho biết ưu điểm của hai phương pháp này?
Mình thấy hai phương pháp này có khá nhiều ưu điểm:
+ Bé sẽ có khả năng ăn thô tốt: Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, bé đã được làm quen với thức ăn thô. Bé bắt đầu bằng cháo loãng nấu với tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước) rồi ray qua lưới thay vì ăn bột. Độ thô cũng như độ đặc của món ăn sẽ tăng dần theo độ tuổi của bé. Việc ăn thô sớm sẽ giúp bé học được phản xạ nhai và nuốt một cách tốt nhất.
+ Nhận biết được mùi vị: ăn dặm kiểu Nhật đó giúp bé nhận biết được mùi vị của từng loại thực phẩm khác nhau. Vì mình chế biến thức ăn cho bé bằng cách nấu riêng biệt từng món và không trộn lẫn vào nhau. Việc này giúp trẻ sớm định hình được sở thích về ăn uống và giúp mẹ nhận biết được bé có thể bị dị ứng với thực phẩm nào hay không.
+ An toàn cho sức khỏe: Ăn dặm kiểu Nhật và BLW không thêm bất cứ loại gia vị nào khác vào thức ăn của bé khi bắt đầu ăn dặm, giúp bé có thói quen ăn nhạt ngay từ đầu và giúp bảo vệ thận. Khẩu phần ăn của bé luôn đảm bảo đầy đủ 3 nhóm thực phẩm là tinh bột, vitamin và chất đạm theo tiêu chuẩn “vàng-đỏ-xanh”. Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
+ Trẻ ăn ngoan: Với kiểu ăn dặm này, bé sẽ được ngồi ăn trên ghế ăn, không đi rong, không bật ti vi, không điện thoại, máy tính… Hình thành thói quen ăn nghiêm túc ngay từ khi còn nhỏ, không khóc, không ngậm. Bé còn được học cách tự bốc ăn bằng tay, và bữa ăn của bé nhà mình chỉ khoảng 10-20 phút.
- Những khó khăn chị thường gặp phải khi cho bé ăn dặm là gì?
Những ngày đầu khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bé nhà mình không hợp tác, bé hầu như không ăn hoặc ăn rất ít. Vì vậy mình cũng không ép và cho bé dừng ăn khoảng 1 tuần, sau đó bắt đầu cho bé ăn lại.
Với phương pháp BLW thì bị sự phản đối của nguời lớn tuổi vì sợ bé bị hóc, nhưng mình đã cố gắng thuyết phục và cho bé ăn dặm theo phương pháp này từ việc tăng độ cứng dần. Lúc đầu các loại rau củ cho bé ăn mình thuờng luộc và hấp mềm, sau đó giảm độ mềm của thức ăn xuống. Trộm vía bé nhà mình chưa bị hóc lần nào và giờ ăn thô rất tốt.
- Sau một thời gian cho con ăn dặm chị rút ra được kinh nghiệm gì?
Sau thời gian cho con ăn dặm, mình rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
Muốn cho bé ăn được đa dạng các loại thức phẩm: Thì khi chế biến thức ăn cho bé mẹ trộn thực phẩm bé thích với thực phẩm bé không thích, nhưng chú ý là những thực phẩm trộn với nhau không đuợc kỵ nhau và luợng thực phẩm bé thích phải nhiều hơn.
Trong 1 bữa ăn mẹ cố gắng chế biến ít nhất là 2 món để mẹ được thay đổi khẩu vị và phòng trường hợp bé không thích 1 món nào đó.
Cho bé ăn cùng với bữa cơm của gia đình, để cho bé có không khí và nhìn cách mọi nguời ăn bé sẽ học theo.
- Vừa chăm con vừa đi làm, chị lưu trữ thực phẩm như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho con?
Mình sẽ cố gắng chế biến thức ăn tươi ngon khi có thể cho con và hầu như mình rất ít trữ đông thức ăn cho con. Trong truờng hợp phải lữu trữ thức ăn cho con thì mình luôn tuân thủ nguyên tắc sau: Chế biến thức ăn khi nguyên liệu còn tươi. Thực phẩm sau khi chế biến được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Khi trữ đông thức ăn trong khay, hộp có nắp đậy. Chia nhỏ từng phần khi trữ đông. Chỉ rã đông phần sẽ sử dụng. Thời gian trữ đông tối đa là 1 tuần. Khi rã đông bằng lo vi sóng nên vẩy thêm chút nuớc lên bề mặt thức ăn để tạo hơi ẩm, cách rã đông tốt nhất là các mẹ nên cho vào nồi đun trực tiếp (Trước khi đun nhớ thêm chút nuớc để chống cháy và tạo hơi ẩm giúp thức ăn rã đông nhanh hơn).
- Khi bé chán ăn thì chị làm thế nào?
Những lúc bé chán ăn và không thích món mẹ nấu mình không ép con ăn mà dọn bàn ăn luôn, sau đó cho bé tự bốc các loại rau củ bé thích. Bé nhà mình những lúc chán ăn các bữa chính nhưng bé chưa bao giờ chán các bữa phụ, nên những thời điểm đó mình cố gắng bổ sung bữa phụ cho bé với các món giàu chất dinh dưỡng và thay đổi thực đơn phong phú cho bé.
- Với phương pháp ăn dặm mà bạn chọn, sau một thời gian bé phát triển được những kỹ năng gì?
Với phương pháp ăn dặm mình lựa chọn sau một thời gian mình thấy: Khả năng ăn thô của bé tăng lên rất tốt và tự cầm nắm thức ăn một cách thành thạo (Giờ bé có thể tự cầm cả con tôm để ăn ngon lành mà không bị hóc). Nhận biết được mùi vị thức ăn rất tốt. Lượng ăn của bé trong các bữa cũng tăng lên. Bé cứng cáp hơn so với các bạn cùng tuổi. Khi cho bé ngồi vào ghế của mình là bé đã biết đến bữa ăn (Lúc chán ăn thì không chịu ngồi, còn lúc thích thì cười rất tươi).
- Cảm ơn chị đã chia sẻ kinh nghiệm hữu ích.
Tham khảo thực đơn ăn dặm đa dạng món ngon của chị Hồng dành cho con:
XEM THÊM
Gợi ý cách làm 7 món cho bữa sáng của bé từ 12 tháng tuổi trở lên
Những món ăn ngon mắt, hấp dẫn không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cho bé mà còn kích thích vị giác để bé hứng ... |
Trà đinh đắt như vàng ròng: Bán dăm cân có ngàn USD, thôn nữ thu bạc tỷ
Thay vì sản xuất các loại trà uống thông thường, chị Lê Minh (Tân Cương,Thái Nguyên) chuyển sang chế biến các loại chè cao cấp, ... |
Những món cháo dinh dưỡng thơm ngon cho bé ăn dặm
Trong thời kỳ bé ăn dặm, các món ăn đều phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và đẹp mắt, thơm ngon để kích thích ... |
Thực đơn đa dạng các món cháo ngon của mẹ khéo tay giúp bé ăn ngoan mỗi ngày
Mong muốn con có những bữa ăn dặm thật vui vẻ và đủ chất, người mẹ trẻ Nguyễn Bình Phương Huyền (Đồng Tháp) không ngừng ... |
Thực đơn ăn dặm truyền thống đủ món cháo ngon cho trẻ 8 tháng tuổi
Giữa nhiều phương pháp ăn dặm tiên tiến, chị Mai Phương lại chọn cho con ăn dặm truyền thống vì con thích như vậy. |
Bí quyết để con hào hứng ăn dặm của mẹ là cô giáo
Phan Thuỳ Na (28 tuổi), mẹ bé Cà Ri (23 tháng tuổi) cho biết, các món ăn chị làm hầu như đều không phức tạp ... |
Lối sống 09:47 | 14/06/2019
Lối sống 06:32 | 13/06/2019
Lối sống 04:24 | 27/12/2018
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 09:53 | 10/12/2018
Lối sống 00:00 | 10/09/2018
Lối sống 02:04 | 07/09/2018
Lối sống 02:28 | 24/08/2018