Làm việc theo hợp đồng bán thời gian có được đóng BHXH không?

Tôi ký hợp đồng lao động bán thời gian (part-time) có thời hạn 03 tháng tại Công ty TNHH X. Tôi muốn hỏi, nếu chỉ ký hợp đồng lao động part-time thì tôi có được Công ty đóng bảo hiểm xã hội hay không?
lam viec theo hop dong ban thoi gian co duoc dong bhxh khong
Ảnh minh họa

Căn cứ Khoản 3 Điều 34 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Căn cứ Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn dưới Luật quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

Mức lương đóng BHXH không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Hợp đồng lao động mà anh (chị) đã ký với Công ty có thời hạn là 03 tháng, nên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, Công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho anh (chị).

Tuy nhiên, anh (chị) lưu ý, trường hợp thời gian lao động (cộng dồn) của người lao động làm việc bán thời gian (part-time) ít hơn so với thời gian làm việc của người làm việc toàn thời gian (full-time) từ 14 ngày làm việc/tháng thì Công ty không có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trường hợp thời gian làm việc (part-time) của anh (chị) tại Công ty (cộng dồn)ít hơn so với thời gian làm việc của người làm việc toàn thời gian (full-time) tại Công ty từ 14 ngày làm việc/tháng trở lên mà Công ty không đóng bảo hiểm xã hội, nghĩa là đã thực hiện trái với quy định của pháp luật lao động.

Cụ thể,tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”.

Thứ hai, về mức xử phạt đối với đơn vị không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Khi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội, Công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau: “3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, khi công ty không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.

Như vậy, nếu công ty anh (chị) không đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Còn nếu trường hợp công ty anh (chị) không đóng cho một số trường hợp, hoặc không đóng cho anh (chị) thì bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu đối chiếu với quy định viện dẫn trên, anh (chị) thấy Công ty vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội và để bảo vệ quyền lợi của mình, anh (chị) có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc Công ty, tổ chức Công đoàn để yêu cầu người sử dụng lao động xem xét lại hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội; Hoặc là anh (chị) có thể khiếu nại lên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở. Trong trường hợp không giải quyết, hoặc giải quyết của Công ty mà anh (chị) không thấy thỏa đáng, anh (chị) có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi Công ty đóng trụ sở, yêu cầu giải quyết theo quy định.

lam viec theo hop dong ban thoi gian co duoc dong bhxh khong Quy định mới về lãi suất chậm đóng BHYT

Một trong những nội dung đáng chú ý khác của Quyết định này là sửa đổi quy định xử lý với trường hợp người sử ...

lam viec theo hop dong ban thoi gian co duoc dong bhxh khong Vì sao Bộ Y tế và BHXH còn ý kiến khác nhau về giá dịch vụ y tế?

Ngày 15/7 tới, Thông tư 15 của Bộ Y tế quy định về giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ có ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Có hay không tình trạng đẩy giá chung cư?
Dưới góc nhìn của VARS, trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, những chủ thể có sản phẩm sẽ có lợi thế trong việc đưa ra giá bán. Việc người bán đẩy giá khi chung cư hay bất kỳ hàng hóa nào khan hiếm trên thị trường là điều không thể tránh khỏi, song khó có thể xác định và xử lý đầu cơ, thổi giá chung cư.