Đánh bay mụn nang bằng phương pháp đơn giản |
Bệnh trầm cảm: Hãy lạc quan trong thời điểm tối tăm và bế tắc |
"Phân" nên có màu gì?
Felice Schnoll-Sussman, MD - giám đốc tại Trung tâm Y tế tiêu hóa Jay Monahan, New York, Mỹ cho biết: “Phân của bạn thay đổi màu sắc là điều hoàn toàn bình thường”.
Thông thường, phân có sự thay đổi về màu sắc là do các loại thực phẩm có trong bữa ăn của bạn. Nhưng tình hình sức khỏe được xem là ổn định khi “phân” có màu nâu hoặc xanh lá.
Màu sắc của phân như thế nào là ổn định? |
Tiến sĩ Mendel nói: “Màu nâu thường là sự phân hủy tự nhiên của mật trong đường tiêu hóa. Nó được tiết ra bởi gan và giúp phân hủy chất béo.
Tuy nhiên nếu có thấy màu sắc khác của nó bạn cũng không nên quá lo ngại. Tiến sĩ Mendel khuyên rằng, bất cứ lúc nào có sự thay đổi về màu sắc hay tính ổn định của màu phân, hoặc nếu bạn lo lắng về các triệu chứng khác thì không có gì xấu khi tìm đến một chuyên gia.
Phân màu xanh lá
Thông thường, rau xanh hoặc thực phẩm có màu xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày là nguyên nhân khiến “phân” có màu xanh lá. Theo tiến sĩ Mendel, bạn thậm chí có thể phát hiện ra các mẩu rau thô trong phân của mình.
Song, phân màu xanh lá cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thực phẩm đang được tiêu hóa quá nhanh mà không có đủ thời gian cho mật để chuyển “phân” thành màu nâu. Tiến sĩ Mendel cho biết, đó có thể là do bạn bị tiêu chảy hoặc do mắc "hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng" – chứng bệnh phổ biến nhất sau khi phẫu thuật dạ dày hoặc thực quản.
Màu đất sét hoặc xanh bợt
Tiến sĩ Mendel cho rằng, giống như phân màu đen, màu đất sét hay phân xanh bợt là tiếng chuông báo động: "Nó có thể cho thấy sự vắng mặt của mật. Và sự cản trở thường xuyên dòng chảy của mật là một trong những dấu hiệu đầu tiên của ung thư tuyến tụy.”
Trong trường hợp nghiêm trọng như ung thư tuyến tụy hoặc ung thư gan xảy ra, phân màu đất sét hoặc màu xanh bợt cũng có thể kèm theo dấu hiệu vàng da và mắt, cũng có nghĩa là mật không được giải phóng vào đường tiêu hóa.
Ảnh hưởng sức khỏe như thế nào khi phân chuyển màu? |
"Phân" màu vàng
Theo tiến sĩ Mendel, tùy từng trường hợp mà người ta nhận thấy “phân” có màu vàng. Thông thường, chúng liên quan đến thực phẩm béo không được tiêu hóa hoàn toàn có thể gây ra các vấn đề với tuyến tụy.
Nếu phân có màu vàng, nhờn và có mùi nặng hơn bình thường, nó có thể là dấu hiệu của bệnh Celiac - một bệnh tự miễn dịch của đường tiêu hóa, hoặc nhiễm trùng do ký sinh trùng Giardia gây ra.
Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, phân màu vàng được coi là bình thường.
"Phân" màu đen
Tiến sĩ Mendel đã chỉ ra rằng, trong khi “phân” màu đen ở trẻ sơ sinh có thể chỉ là dấu hiệu do ăn quá nhiều quả việt quất, thì ở người lớn, nó có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều.
"Phân" màu đen hay là dấu hiệu của việc bị chảy máu, thường là ở đường tiêu hóa trên dạ dày hoặc phần đầu của ruột non hay còn gọi là tá tràng. Máu trong đường tiêu hóa trên cũng có thể là do loét, lở loét, hoặc có khối u. Nếu bạn thấy “phân” màu đen giống như nhựa đường, hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
Nhưng phân màu đen không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Pepto Bismol – một chất bổ sung sắt, và thậm chí cả cam thảo đen được biết là làm phân chuyển thành màu đen (Trong những trường hợp đó thường là không có vấn đề gì nghiêm trọng).
Hãy chú ý đến màu sắc của phân để biết tình hình sức khỏe của bạn |
Có màu đỏ tươi
Trong khi một số loại thực phẩm, như củ cải đường và gelatin đỏ có thể khiến “phân” có màu đỏ, thì “phân” màu đỏ tươi thường là dấu hiệu của việc bị chảy máu trong đường ruột.
Tiến sĩ Mendel khuyến cáo, nếu “phân” có màu đỏ tươi là điều đáng lo ngại. Máu trên giấy vệ sinh sau khi bạn lau sạch có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ, nhưng nếu thấy máu chảy cả ở bồn vệ sinh có thể cho thấy bạn bị chảy máu ruột thừa hoặc một căn bệnh ác tính trong đại tràng.
Trò chơi điện tử giúp cải thiện bệnh béo phì
Một nghiên cứu mới từ Trung tâm Nghiên cứu Y sinh Pennington của LSU lần đầu tiên cho thấy, trò chơi điện tử kết hợp ... |
Những lợi ích không tưởng khi bơi trong ngày đèn đỏ
Nhiều người cho rằng không nên đi bơi trong ngày đèn đỏ vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây ... |
7 sự thật về lợi ích của tinh chất trong cây cần sa với sức khỏe con người
Hợp chất có nguồn gốc từ cây cần sa không làm bạn có cảm giác “high”, ngược lại, theo một số nghiên cứu gần đây, ... |