Thần thái ‘vi diệu’ của cô gái 9X sau khi nhấn mí, nâng mũi S-line | |
Mắt mũi biến chứng bầm đen sau khi nâng mũi ở spa |
Một số biến chứng do nâng mũi Megaderm nguyên khối. (Ảnh: Tâm An) |
Mũi hoại tử vì tin vào quảng cáo
Mới đây chị L.M.C., 28 tuổi, ở TP. HCM thấy mũi ngày càng sưng đỏ bất thường, da mũi giãn nở và căng phồng. Trước đây chạm vào mũi hoặc vận động mạnh hoàn toàn không có vấn đề gì thì nay rất rát, mũi lệch khi di chuyển nhanh.
Lúc đầu, chị C chườm đá để giảm bớt tình trạng sưng tấy, tránh những hoạt động mạnh có thể tác động đến mũi, nằm xấp với mong muốn có thể khỏi. Nhưng chờ mãi không những không khỏi mà còn nặng thêm. Mới đầu, các triệu chứng này chỉ xuất hiện ở một điểm nhỏ nhưng sau đó đã lan ra toàn bộ phần đầu mũi, kèm theo dịch mủ. Chị C khá lo lắng nên đã đến bệnh viện thẩm mỹ uy tín khám thì được chẩn đoán mũi bị hoại tử do chất liệu sụn không tương thích. Trước đó, chị C đọc được thông tin nâng mũi S-line Megaderm trên mạng và đã tiến hành nâng mũi Megaderm nguyên khối với giá 9 triệu ở một thẩm mỹ viện tại TP. HCM.
Bác sĩ điều trị cho chị C cho biết, sẽ tiến hành lấy sụn cũ ra để tránh tình trạng tiếp tục hoại tử và nâng mũi tái tạo lại. Sau phẫu thuật, có thể hồi phục 70% dáng mũi ban đầu, tuy nhiên đầu mũi sẽ có vết thủng nhỏ. Bác sĩ cũng dặn chị cần tránh nước lên vết thương vừa phẫu thuật, đảm bảo cho vết thương luôn được sạch sẽ và khô ráo.
Chị C không phải là trường hợp duy nhất. Hiện nay rất nhiều bạn trẻ có quan niệm mũi phải cao tây, phải S-line mới thời thượng và sửa mũi với mong muốn thay đổi dung mạo và tượng mệnh vận, việc thẩm mĩ mũi ngày càng trở nên phổ biến. Tin vào quảng cáo và ham rẻ mà nhiều người lựa chọn nâng mũi sụn Megaderm từ 9-10 triệu. Mức giá này rẻ hơn khá nhiều so với các phương pháp nâng mũi bọc sụn tai hoặc bọc sụn Megaderm (21-25 triệu). Kèm theo đó là số ca thẩm mỹ mũi hỏng cũng tăng lên, gần đây các bệnh viện tiếp nhận khá nhiều trường hợp do hậu quả của việc nâng mũi Megaderm gây ra.
Không thể nâng mũi bằng Megaderm nguyên khối
Megaderm là một miếng lót để ngăn bóng đỏ da, nó ngăn cách giữa sụn nhân tạo và da mũi trong phẫu thuật nâng mũi. Gần đây đang nổi lên việc dùng Megaderm nguyên khối để dựng cả sống mũi và đầu mũi mà không cần dùng thêm các loại sụn hay miếng lót nào khác. Việc này được cho là giúp quá trình nâng mũi nhanh, chi phí giảm hơn. Chất liệu này sẽ dính chặt vào mô da và xương của mũi vì vậy mà khi làm xong, mũi của bệnh nhân sẽ như một cái mũi đúc hoàn toàn tự nhiên không hề có dấu hiệu chỉnh sửa và sẽ không bị tụt sống hay bị di lệch khi đã ổn định. Nhưng thực chất nó không an toàn như vậy và đã bị cấm ở nhiều nước.
Megaderm nguyên khối được dùng trong phẫu thuật nâng mũi. (Ảnh: Tâm An) |
Theo Ths.Bs Huỳnh Vi Hồng Ân, thẩm mỹ viện Lavender (Quận 3, TP. HCM), về nguyên tắc chung, nâng mũi là đưa một chất liệu vào khoang do bác sĩ bóc tách đặt trên nền xương mũi, chất liệu này có thể là nhân tạo hay tự thân. Nhân tạo: là silicon tổng hợp có tên thương mại như soft-sif, safe-sil, sụn của Hàn, Mỹ, Pháp... hoặc như pureform hay surgiform...Tự thân: khái niệm tự thân bị maketing hoá làm cho hầu hết mọi người hiểu sai.
Sụn tai hoặc sụn sườn đúng là sụn tự thân. Nhưng hiện tại không ai cắt cả 2 tai hoặc sụn sườn chỉ để nâng mũi, bác sĩ chỉ dùng để bọc đầu mũi, còn thân sống vẫn là sụn nhân tạo.
Megaderm được dùng trong trường hợp khách hàng không có đủ sụn tự thân, hiện tại đa số các bác sĩ dùng sụn Megaderm dựng cấu trúc thay cho sụn vách ngăn, do sụn vách ngăn lấy có nhiều biến chứng về sau, chủ yếu làm cho trụ mũi vững để nâng đầu mũi lên còn thân sống vẫn là sụn nhân tạo. Cơ bản sụn Megaderm rất cứng nên hiếm ai dùng nguyên khối để làm sống mũi.
Bác sĩ Hoàng Quốc Hoan, thẩm mỹ viện Erimi (Lê Đức Thọ, Hà Nội) cho biết: Megaderm được bào chế như một thành phần da của con người, có tính tương hợp cao với cơ thể và là mô đệm tốt nhất hiện nay. Chất này dùng để bọc đầu mũi thay thế cho sụn tự thân hoặc được dùng khi da sống mũi mỏng. Khi lựa chọn vật liệu này khách hàng không phải chịu thêm thương tổn như phương pháp bọc sụn tự thân, khắc phục triệt để tình trạng da đầu mũi mỏng hoặc da sống mũi mỏng, an toàn và thích ứng cao với cơ thể. Tuy nhiên những người có nhu cầu nâng mũi làm đẹp không nên ham rẻ mà nâng mũi nguyên khối với sụn này, vì Megaderm để lâu tạo bao xơ rất chặt, khó mà tách ra được, nếu không hài lòng với dáng mũi hoặc không tương thích, tách sẽ gây chảy máu rất nhiều, tệ nhất có thể rách cả da, và đương nhiên là đau đớn sau phẫu thuật.
Nếu có dấu hiệu bất thường nào về mũi sau phẫu thuật, cần đến ngay bệnh viện khám và được điều trị kịp thời. Những dấu hiệu nhận biết triệu chứng bị nhiễm trùng sau khi nâng mũi: - Mũi sưng và bầm tím một thời gian dài - Mũi bị chảy máu, mủ, hoặc dáng mũi bị lệch - Da đầu mũi bị thủng, lộ sống giả |
Những tai biến có thể xảy ra khi phẫu thuật nâng ngực
Nâng cấp vòng 1 bằng cách đặt túi nâng ngực là một phẫu thuật khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. |
Tìm hiểu về silicone và liệu pháp làm đẹp bằng silicone
Bơm hoặc tiêm chích các chất làm đầy (filler) vào cơ thể để nhằm bù đắp sự thiếu hụt của tổ chức mô hoặc để ... |
Xử phạt spa cắt mí hỏng khiến mắt khách hàng chảy máu
Theo quy định, chủ cơ sở spa cắt mí hỏng cho khách hàng và không có giấy phép hành nghề sẽ bị phạt 60 triệu ... |
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019