Vào tháng 9 năm ngoái, khi các con phố ở Hong Kong tràn ngập hơi cay và người biểu tình, người thừa kế thế hệ thứ ba của Peterson Group, Tony Yeung, vẫn tự tin rằng nền kinh tế thành phố sẽ hồi phục sau cuộc khủng hoảng. Ông thường xuyên đi lại bằng máy bay giữa châu Á và châu Âu, để giúp công ty quản lí tài sản gia đình và đối tác săn lùng các hợp đồng kinh doanh.
Ở thời điểm hiện tại, khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, Yeung là một trong nhiều giám đốc điều hành công ty quản lí tài sản gia đình châu Á, lo lắng rằng sự phục hồi nhanh chóng là điều không thể. Khi một số người giàu có ở Mỹ và châu Âu đổ xô đi mua tài sản với giá hời, thì các đối tác phương Đông của họ lại tỏ ra thận trọng hơn, đó là quản lí số cổ phiếu đang nắm giữ và tích trữ tiền mặt để chuẩn bị cho điều tồi tệ hơn sắp tới.
Tài sản của Yeung đến từ việc kinh doanh nhà đất ở Peterson Group, nơi ông đảm nhận chức vụ Giám đốc điều hành. Ông cho biết: "Chúng tôi đã áp dụng cách tiếp cận thận trọng nhất để theo dõi danh mục đầu tư của mình, và chọn vị thế phòng thủ nói chung. Là một công ty gia đình, bạn có thể bỏ lỡ một cơ hội, nhưng sẽ rất tệ nếu để mất tiền".
Sự vội vã bất đắc dĩ để đạt được các hợp đồng của một số gia tộc giàu có nhất châu Á có khả năng là một dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế toàn cầu.
Trong khi nhiều công ty quản lí tài sản gia đình phương Tây quản lí "tiền cũ" giống như các doanh nghiệp đầu tư thông thường, thì tài sản của người châu Á có xu hướng mới hơn, với các doanh nghiệp thông thường vẫn là trung tâm của hoạt động. Điều này mang lại cho họ một cái nhìn trực quan về thực tế nền kinh tế (từ khách sạn và bán lẻ đến sản xuất và vận chuyển), cho thấy dự báo về sự phục hồi nhanh chóng sau một cuộc suy thoái trong ngắn hạn và mạnh mẽ có thể không có kết quả tốt.
Các công ty quản lí tài sản gia đình quản lí tài sản của một gia tộc siêu giàu duy nhất, hoặc một nhóm các gia đình giàu có. Trên toàn cầu, có hơn 7.300 công ty hoạt động trong lĩnh vực này vào giữa năm 2019, quản lí tài sản trị giá 5,9 nghìn tỉ đô la, theo số liệu của Campden Research. Mặc dù cấu trúc và bản chất của họ khác nhau, nhưng họ có một mục tiêu chung là bảo vệ và phát triển tài sản, điều này giúp họ có lợi thế hơn trong thời kì hỗn loạn thị trường.
Joseph Poon, Giám đốc điều hành tại Ngân hàng tư nhân DBS Singapore, cho biết nhiều khách hàng của công ty quản lí tài sản gia đình châu Á của ông, ban đầu đã triển khai cùng một sơ đồ chiến thuật sử dụng trong đợt dịch SARS năm 2003, và chứng kiến sự phục hồi kinh tế trong vài tháng. Nhưng khi virus corona lan rộng, trở thành đại dịch toàn cầu và các tài sản trú ẩn an toàn về tài chính đã "bốc hơi", những công ty có hoạt động kinh doanh mở rộng nhanh chóng nhận ra đây sẽ là "một con thú khác".
"Nhiều người ví von doanh nghiệp của họ tựa như con chim hoàng yến trong hầm mỏ, để diễn tả những gì sẽ xảy ra trên thị trường", Poon cho biết.
"Nói chung, họ tỏ ra thận trọng và tin rằng sẽ còn nhiều sự suy thoái hơn, sắp tới thị trường sẽ chứng kiến một cú nhảy mèo chết (dead-cat bounce), họ tìm cách để tăng lượng tiền mặt và chữa cháy".
Mối quan tâm chính của nhiều người là làn sóng thất nghiệp toàn cầu và những ảnh hưởng xấu đến chi tiêu của người tiêu dùng. Chỉ riêng ở Mỹ, hơn 26,5 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong năm tuần qua.
AJ Capital Asset Management, công ty quản lí tài chính cho gia đình Jhunjhunwala, ban đầu dự định cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những nơi như Ấn Độ. Nhưng Anubhav Gupta, người chăm lo cho các khoản đầu tư tư nhân tại công ty có trụ sở tại Singapore, cho biết nhiều kế hoạch hiện đã bị trì hoãn, do sự ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Thay vào đó, các công ty trở nên cảnh giác hơn với các thỏa thuận. Khi cho vay tiền, khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra đối với các công ty lớn hơn, với tài sản có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp.
Rõ ràng rằng, sự do dự trong các thỏa thuận thực hiện không có nghĩa là các công ty quản lí tài sản gia đình châu Á và các hoạt động kinh doanh của họ sẽ gặp thất bại lớn. Hầu hết họ có mức nợ tương đối thấp, sau khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, dịch bệnh SARS và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Người sáng lập Right People Renewable Energy, Robin Pho, nhà điều hành công ty quản lí tài sản gia đình của riêng mình, và có chỗ đứng trong hội đồng quản trị của Family Business Network Asia, cho biết rằng một số gia đình giàu có mà ông nói đã bán tài sản để xây dựng quỹ phòng hộ tiền mặt.
Một số công ty quản lí tài sản gia đình từ lâu đã giữ quan điểm rằng thị trường công và tư nhân được định giá quá cao, và nắm giữ tiền mặt để chuẩn bị cho sự điều chỉnh. Một nhóm nhỏ hơn có các doanh nghiệp đang hoạt động mà vẫn không hề hấn gì, đặt họ vào vị thế chính để đầu tư.
Đối với gia đình Tolaram, người kiếm được nhiều của cải từ việc cung ứng những mặt hàng cơ bản như mì và ngũ cốc, việc kinh doanh vẫn tương đối ổn định. Manish Tibrewal, Giám đốc điều hành của Maitri Asset Management, công ty đã nhận được sự tài trợ về hạt giống từ Tolarams, cho biết cả hai tổ chức đều sẵn sàng đầu tư mới, mặc dù ở giá trị chiết khấu.
Các chính phủ trên thế giới đang chi hàng nghìn tỉ đô la để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người lao động, nhiều công ty đang cố gắng tránh các khoản vốn mới có giá bán tháo. Nick Xiao, Giám đốc điều hành của Hywin International, chi nhánh Hywin Wealth của Hong Kong nói. "Những người giàu có chủ động hơn bao giờ hết, họ liên tục theo dõi, suy nghĩ và tranh luận về cách định vị tài sản của họ. Họ không muốn bỏ lỡ sự phục hồi như năm 2008.
Mặc dù vậy, ông Yeung nói rằng các nhà đầu tư phải cẩn thận trước khi thực hiện các giao dịch lớn trong những thời điểm không chắc chắn như vậy. Khi giá dầu giảm và chính phủ vẫn có các quy định phong tỏa, chi phí đặt cược sai có thể gây nên thảm họa.
"Nếu các gia đình vẫn cố chấp, và nói "đây là cơ hội của cả cuộc đời và tôi có thể tăng gấp ba giá trị tài sản của mình", thì họ phải thực sự hiểu những rủi ro mà họ sẽ gặp phải", Yeung nói.
"Những vấn đề và tác động kinh tế vẫn chưa thực sự xuất hiện nhưng nó sẽ dần dần có trong vài tháng tới, khi đó chúng tôi sẽ xem liệu các chính sách cứu trợ của chính phủ có hiệu quả hay không".
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020