Nhiệt độ cao hơn liệu có khống chế được virus Covid-19?

Các nhà khoa học trên thế giới nhận định rằng tốc độ lây lan của Covid-19 có khả năng sẽ giảm trong những tháng ấm hơn, nhưng mức độ ức chế virus là bao nhiêu thì chưa biết trước được. Cho nên câu trả lời cho câu hỏi trên là "vẫn còn khó nói".

Còn rất nhiều điều mà nhân loại vẫn chưa biết về dịch Covid-19 chết người, trong đó là câu hỏi liệu tốc độ lây lan của con virus này có bị làm chậm bởi khí hậu nóng lên hay không.  

Chuyên gia: Nhiệt độ cao hơn liệu có khống chế được virus Covid-19? - Ảnh 1.

Nhiệt độ cao hơn được cho là một yếu tố cản trở tốc độ sống sót của virus Covid-19 trong môi trường, nhưng hiện tại vẫn chưa ai biết được mức độ cản trở của nó là bao nhiêu. (Nguồn: WSJ).

Nếu có, thì khả năng các điểm nóng dịch thế giới như Mỹ, Tây Ban Nha và Đức có thể sẽ cải thiện được tình hình khủng hoảng y tế cộng đồng khi mùa hè đến.

Các quốc gia có khí hậu nóng hơn, như Indonesia và Ấn Độ, có thể sẽ tránh được kịch bản đại dịch càn quét trên qui mô rộng như ở Ý và Thành phố New York, Mỹ.

Nhưng thực sự mà nói, câu hỏi này không đơn giản có thể trả lời bằng một từ "có" hoặc "không".

Tin vui là Covid-19 "xuất thân" từ họ virus không thể chịu nhiệt.

Họ virus corona được bao bọc trong một lớp mỡ và protein, sẽ biến dạng mỗi khi tiếp xúc với nền nhiệt cao. Bạn có thể hình dung mỗi khi nhiệt độ cao lên, virus corona sẽ trải qua quá trình "tan chảy" và có thể bị vô hiệu hóa.

Chủng virus này cũng được các nhà khoa học nhận định là sẽ tồn tại lâu nhất trong các môi trường có độ ẩm thấp.

Chuyên gia: Nhiệt độ cao hơn liệu có khống chế được virus Covid-19? - Ảnh 2.

(Nguồn: Wall Street Journal).

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Hong Kong khi quan sát virus Covid-19 trong phòng thí nghiệm, đã ghi nhận chủng này phát triển ổn định ở nhiệt độ mát mẻ, khoảng 40 độ F.

Nhưng nhanh chóng suy yếu theo thời gian khi nhiệt độ tăng lên mức 72 độ F. Điều này cho thấy virus Covid-19 có tốc độ vô hiệu hóa nhanh hơn trên các bề mặt rắn, như mặt bàn hay tay nắm cửa, khi thời tiết nóng lên.

Với những đường lan truyền khác thông qua tuyến đường hô hấp, như hắt hơi, nếu virus có thể di chuyển trong không khí với tốc độc đủ nhanh, nó sẽ chịu ít ảnh hưởng từ nhiệt độ không khí hơn.

Dù vậy, hiện tại vẫn chưa có số liệu so sánh tỉ lệ các trường hợp nhiễm do chạm vào các bề mặt có chưa bệnh phẩm, và tỉ lệ nhiễm bệnh do người bệnh khác ho hoặc hắt hơi.

Nhiều nhà khoa học dự đoán tốc độ lây lan của virus sẽ giảm xuống ở nhiệt độ ấm hơn, nhưng không thể nói trước là giảm được bao nhiêu lần.

Ông Leo Poon - Trưởng khoa Phòng thí nghiệm y tế công cộng thuộc Đại học Hong Kong, người hỗ trợ cho nhóm tiến hành nghiên cứu, nhận định rằng ông không hi vọng virus sẽ hoàn toàn biến mất trong mùa hè năm nay.

"Các qui tắc giãn cách xã hội sẽ cần phải tiếp tục được thực hiện để ngăn chặn dịch bệnh", ông khẳng định.

Chuyên gia: Nhiệt độ cao hơn liệu có khống chế được virus Covid-19? - Ảnh 3.

(Nguồn: Wall Street Journal).

Bà Linsey Marr - Giáo sư môn kĩ thuật dân dụng và môi trường tại Virginia Tech, phát biểu: "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ ghi nhận ít trường hợp nhiễm mới hơn trong các tháng ấm hơn, nhưng mức độ sụt giảm sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn".

Bà nhận định mọi người thường dành phần lớn thời gian ở nhà, trong môi trường máy lạnh, vào mùa hè để tránh nóng, vì vậy virus vẫn sẽ tiếp tục có thể lây lan.

Virus cúm mùa, dù không thuộc họ virus corona, cũng có cấu tạo lớp mỡ bên ngoài dễ bị tổn thương ở nhiệt độ cao.

Chúng cũng dễ bị tác động bởi độ ẩm không khí, các nghiên cứu trước đây cho thấy độ ẩm cao sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm của virus cúm mùa.

Ở các vùng ôn đới, các đợt dịch cúm thường hay xảy ra với đỉnh điểm là vào mùa đông, và bắt đầu giảm xuống khi mùa xuân đến. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân rõ ràng, tại sao những đợt dịch cúm này lại có tính chất theo mùa.

Mặt khác, ở các nước nhiệt đới có khí hậu ấm áp hơn, các đợt dịch cúm vẫn được ghi nhận xuất hiện quanh năm, cho thấy nhiệt độ và độ ẩm cao không nhất thiết sẽ là bản án tử hình đối với virus cúm mùa.

Chuyên gia: Nhiệt độ cao hơn liệu có khống chế được virus Covid-19? - Ảnh 4.

(Nguồn: Wall Street Journal).

Để giải thích mối khúc mắc này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng loạt các lí thuyết khác nhau, về hành vi người dân trong mùa cúm ở nhiều nơi trên thế giới để tìm ra lời giải đáp thích đáng.

Thậm chí, họ còn xem xét đến khả năng mọi người dành nhiều thời gian ở trong nhà cùng nhau, khi trời tiết chuyển lạnh, khiến cho virus dễ lây lan hơn.

Số liệu về Covid-19 được thu thập trong 3 tháng qua đã cung cấp cho giới khoa học một chút manh mối về cách thức chủng virus mới này phản ứng với nhiệt độ, nhưng nó cũng đồng thời vẽ nên một vấn đề phức tạp hơn.

Dù số ca nhiễm virus chính thức được báo cáo trên toàn thế giới cho thấy hầu hết các bệnh nhân tập trung ở các vùng khí hậu ôn đới, ngụ ý rằng dịch bệnh lây lan chậm hơn trong môi trường nóng và ẩm.

Nhưng vẫn có nhiều quốc gia có thời tiết ấm áp hơn, chỉ mới thực hiện một lượng rất hạn chế các xét nghiệm cho virus Covid-19.

Điều này gây nhiều khó khăn trong việc đưa ra kết luận cuối cùng về việc liệu số trường hợp nhiễm virus Covid-19 thấp hơn ở các quốc gia này là do đã xét nghiệm ít hơn hay do nhiệt độ cao hơn.

Lưu ý rằng cho dù vấn đề không đủ khả năng xác định qui mô thực sự của đại dịch là một vấn đề nhức nhối ở tất cả các quốc gia, nhưng các quốc gia có nền nhiệt cao hơn thường có mức độ thách thức lớn hơn.

Chuyên gia: Nhiệt độ cao hơn liệu có khống chế được virus Covid-19? - Ảnh 5.

(Nguồn: Wall Street Journal).

Indonesia với dân số 270 triệu người, xấp xỉ bằng dân số của Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha cộng lại, chỉ mới xét nghiệm cho khoảng 27.000 người.

Các chuyên gia y tế công cộng tin rằng, số lượng nhiễm bệnh thực tế cao hơn nhiều so với con số 4.600 người đã được Indonesia báo cáo cho đến nay.

Hạn chế trong khả năng xét nghiệm ở Mexico và Ecuador cũng đã dấy lên câu hỏi, về việc liệu các thông báo ca nhiễm mới có thực sự thể hiện được toàn bộ tình hình dịch bệnh hiện tại hay không.

Gần đây, các quốc gia có nhiệt độ cao hơn như Mexico và Philippines, với khả năng xét nghiệm hạn chế, cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanh.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng không phải tất cả các quốc gia nhiệt đới đều thiếu khả năng xét nghiệm.

Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và Úc, đều là những khu vực có nhiệt độ cao cùng khả năng xét nghiệm rộng rãi virus Covid-19.

Các quốc gia này ghi nhận ít trường hợp nhiễm virus trên đầu người hơn so với nhiều quốc gia có khả năng xét nghiệm cao khác ở châu Âu và châu Á, cho thấy thời tiết ấm áp có thể đóng một vai trò làm chậm sự lây lan virus.

Tại ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ ghi nhận hơn một nửa các trường hợp nhiễm virus Covid-19 là ở các vùng Đông Bắc với lạnh lẽo.

Tuy vậy, các tiểu bang ấm hơn như Louisiana, Georgia và Florida cũng đang chứng kiến sự gia tăng mạnh trong số ca nhiễm bệnh.

Chỉ khả năng xét nghiệm và nhiệt độ liệu có đủ?

Mặt khác theo các chuyên gia, khi đối mặt với một cơn đại dịch, khả năng xét nghiệm và nhiệt độ môi trường không là các yếu tố duy nhất cần được xem xét.

Các nhà khoa học nhận định rằng bất kì tác động khả quan nào của nhiệt độ cao, đều sẽ bị cản trở bởi một yếu tố cuộc chơi hỗ trợ virus lan truyền khác, đó chính là mức độ miễn dịch thấp trong dân số của một quốc gia.

Chuyên gia: Nhiệt độ cao hơn liệu có khống chế được virus Covid-19? - Ảnh 6.

Ngoài nhiệt độ và kahr năng xét nghiệm của các quốc gia, mức độ miễn dịch cũng là một yếu tố quyết định trong cuộc chiến với virus Covid-19. (Nguồn: GETTY).

Tình hình virus Covid-19 lây lan nhanh chóng ra nhiều quốc gia trong những tháng gần đây khiến cho các chuyên gia tin rằng, khả năng cao hiện chỉ có một phần nhỏ dân số có khả năng miễn dịch với chủng virus này trong thời điểm hiện tại.

Ngay cả khi thời tiết ấm lên làm giảm thời gian virus tồn tại trên các bề mặt, dịch bệnh vẫn có thể lây truyền nhanh chóng đến nhiều người khác qua các đường tiếp xúc, như ho và hắt hơi.


chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.