Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 10/1: Ông Trầm Bê khai lý do cho Phạm Công Danh vay tiền

Hôm nay (10/1), TAND TP HCM tiếp tục đưa vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại 4 ngân hàng ra xét xử với phần thẩm vấn các bị cáo.

Phần công bố cáo trạng vụ án đã được hai đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã hoàn tất trong phiên tòa chiều 9/1 trước đó.

Theo đó,cáo trạng nêu rõ, Phạm Công Danh đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay hơn 6.100 tỷ tại các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV. Trong đó, Sacombank là hơn 1.800 tỷ đồng, TPBank là hơn 1.740 tỷ đồng và BIDV là hơn 2.500 tỷ đồng.

Để đảm bảo cho các khoản vay của 29 công ty mà Phạm Công Danh mượn pháp nhân vay vốn thì Phạm Công Danh đã dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng trên để cầm cố, bảo lãnh.

Do các công ty này làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ nên Sacombank, TPBank và BIDV tiến hành thu nợ bằng cách khấu trừ tiền gửi của VNCB tại các ngân hàng này, dẫn đến ngân hàng VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Hành vi của Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm được đã phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại khoản 3, Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Cũng tại phiên tòa ngày 9/1, trong suốt quá trình VKS công bố cáo trạng, các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thị Bích Thuỷ, Trần Hiệp được chủ toạ cho phép ngồi nghe cáo trạng vì lý do sức khoẻ.

Đặc biệt, hai bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê được HĐXX “đặc cách” cho vào phía trong phòng chăm sóc sức khỏe ngồi nghe cáo trạng.

Ngoài ra, HĐXX đã nhận được một số đơn xin vắng mặt của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 này.

Theo đó, HĐXX nhận được đơn xin vắng mặt của bà Hứa Thị Phấn cùng với giấy tờ bệnh án của bà Phấn do phía y tế chứng nhận. Qua đó Tòa cho biết, sức khỏe của bà Phấn chỉ còn 7%, mất 93% nên không đủ sức khỏe tham gia phiên tòa.

Ngoài ra, HĐXX cũng nhận được đơn của ông Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang… xin phép không có mặt vì lý do sức khoẻ. Ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) cũng gửi đơn xin vắng mặt vì lý do đang điều trị bệnh ung thư gan tại bệnh viện.

Những người vắng mặt tại phiên toà xin giữ nguyên toàn bộ lời khai đã khai tại cơ quan điều tra.

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 101 tham van cac bi cao Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 9/1: Ông Danh và Trầm Bê được ‘đặc cách’ ngồi trong phòng chăm sóc sức khỏe

Ngày 9/1, TAND TP HCM tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước ...

11:26 11:17 10:55 10:22 10:15 09:47 09:22 09:06 08:42 08:29 08:17 07:51 07:32
11:26

Phiên tòa tạm nghỉ, tiếp tục làm việc vào 14h chiều nay.

11:17

Bị cáo Phan Thành Mai – nguyên Tổng giám đốc VNCB

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 101 ong tram be khai ly do cho pham cong danh vay tien
Bị cáo Phan Thành Mai

Khai tại tòa, ông Mai cho biết thời điểm xảy ra vụ án là do Ngân hàng Đại Tín thiếu tiền để chăm sóc khách hàng. Để đảm bảo thanh khoản nên Phạm Công Danh chỉ đạo cứu ngân hàng bằng mọi giá.

Theo ông Mai, Danh không lấy tiền đã gửi tại 3 ngân hàng khác để chăm sóc khách hàng, trả nợ, bảo đảm thanh khoản mà lại dùng làm tài sản đảm bảo vay cho các công ty là vì nếu lấy tiền ra khỏi Đại Tín phải hỏi ý kiến của Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước.

10:55

Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank)

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 101 ong tram be khai ly do cho pham cong danh vay tien

Theo ông Khang, ông Trầm Bê dẫn ông Danh xuống gặp, cũng như những khách hàng khác và được giới thiệu là Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín.

Ông Danh đề nghị vay 2.000 tỷ, nhưng sau khi bàn bạc và thống nhất thì cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng với điều kiện phải có tài sản thế chấp.

Ông Khang cho biết, mình chỉ chấp hành theo chủ trương của ông Trầm Bê. Sau đó, ông Phạm Công Danh đến gặp bị cáo và nói sẽ dùng tiền của VNCB để bảo đảm cho các công ty vốn số tiền 1.800 tỷ đồng.

Bị cáo Khang cho biết việc cho Danh vay và thế chấp bằng tiền gửi của VNCB thì luật không cấm. Quá trình xem xét, bị cáo thấy ông Danh đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng Sacombank và có lợi ích cho ngân hàng nên bị cáo làm theo chỉ đạo của ông Trầm Bê cho ông Danh vay tiền.

10:22

Xét hỏi bị cáo Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 101 ong tram be khai ly do cho pham cong danh vay tien

Theo ông Trầm Bê, ông có quen biết với Danh, Danh là khách hàng vay bên Sacombank. Lúc ông Danh sang gặp ông Trầm Bê, đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank đặt vấn đề xin vay tiền, giới thiệu khách hàng cho vay và Danh sẽ bảo đảm.

"Danh đặt vấn đề xin vay đến 2000 tỷ, tôi sẵn sàng đồng ý nhưng với điều kiện có tài sản bảo đảm là tài sản bất động sản, tài sản có giá trị cao, sổ tiết kiệm có chứng thư bảo đảm của ngân hàng", ông Trầm Bê nói.

Khi HĐXX hỏi: Danh đang là Chủ tịch HĐQT VNCB vậy sao bị cáo vẫn cho Danh vay tiền?

Ông Trầm Bê cho biết, coi Danh với tư cách là 1 khách hàng chứ không coi là chủ tịch VNCB

Là chủ tịch ngân hàng vẫn được phép đi vay của ngân hàng khác, miễn sao không phải ngân hàng của mình. "Khi tôi đặt ra điều kiện thì Danh đồng ý nên tôi mới dắt xuống gặp ông Khang, xem xét hợp pháp và đủ điều kiện thì sẽ cho vay".

Theo ông Trầm Bê, theo quy định của pháp luật, điều kiện tiên quyết mới được cho vay là phải có tài sản, thu được vốn, phải có lợi nhuận, phải thẩm định phương án kinh doanh.

"Ông Phan Huy Khang nhận được hồ sơ vay vốn của ông Danh, sau đó ông Khang đã báo cho bị cáo sẽ đồng ý cho Danh vay tiền. Số tiền vay là hết hạng mức duyệt vay của bị cáo tại ngân hàng. Theo đó, bị cáo có quyền duyệt vay đến 1800 tỷ đồng, nếu hơn thì phải báo lên HĐQT", ông Trầm Bê phân tích.

HĐXX hỏi ông Trầm Bê rằng nghĩ như thế nào khi ông Danh không vay mà đi bảo lãnh cho công ty khác vay?

Ông Trầm Bê: Vì nếu ông Danh vay mà bảo lãnh bằng chính tài sản bảo lãnh của Danh thì không được.

Trình bày tại tòa, ông Trầm Bê tỏ ra khá thoải mái với HĐXX, trình bày 1 cách tự nhiên, những lúc nhắc đến hành vi phạm tội thì Trầm Bê lại nghẹn ngào.

Về căn nhà bị kê biên trên đường An Dương Vương, phường An Lạc, Bình Tân, ông Trầm Bê xin xem xét vì đây không phải là nhà của mình, mà của chị gái. Còn nhà trên đường Hồng Bàng là nhà của bị cáo, đang sửa chữa, chưa ở.

Cáo trạng nói về vai trò của ông Trầm Bê

Theo cáo trạng khi bị bắt vào tháng 8-2017, tại CQĐT, ông Bê khai giữa tháng 4-2013, ông Danh sang Sacombank gặp và đặt vấn đề vay khoảng 2.000 tỉ đồng. Ông có đồng ý cho vay nhưng phải có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc tiền gửi. Sau đó, ông dẫn Danh xuống phòng làm việc của bị cáo Khang.

Tại đây, cả ba đi đến thống nhất việc Sacombank cho Danh vay từ 1.300 đến tối đa 1.800 tỉ đồng, nhưng phải có tài sản đảm bảo. Nhưng dù vậy sẽ phải trình lên HĐQT quyết định, sẽ mất thời gian và không thể cho vay ngay được. Hơn nữa, nếu trình lên HĐQT, sẽ có thể có nhiều ý kiến vì đây là khoản vay lớn. Vì vậy, ông Bê đã giao cho Khang tổ chức thực hiện việc cho ông Danh vay tiền.

Theo bị cáo này vì cho rằng Danh (khi đó là Chủ tịch HĐQT VNCB) không được phép vay tiền tại VNCB, nhưng có thể vay ở Sacombank nên ông đã đồng ý cho Danh vay với điều kiện phải có tài sản đảm bảo. Sau khi được đồng ý, ngày 19-4-2013, Danh chỉ đạo cấp dưới chuẩn bị nguồn tiền bảo lãnh, lập phương án kinh doanh, hồ sơ vay, theo yêu cầu của phía Sacombank.

Cấp dưới của ông Danh đã hoàn tất 6 bộ hồ sơ pháp nhân của 6 công ty, kèm bản phân chia vốn vay cho 6 công ty này. Ông Bê đã phê duyệt các khoản vay dù hồ sơ chưa đầy đủ. Quá hạn vay, 6 công ty không trả được nợ, Sacombank đã thu nợ gốc và lãi vay từ tiền gửi của VNCB tại Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB số tiền hơn 1.800 tỉ đồng. Điều tra bổ sung, CQĐT xác định lời khai trên của ông Bê phù hợp với lời khai của ông Danh...

10:15

HĐXX tiếp tục làm việc

09:47

Phiên tọa tạm nghỉ giải lao 15 phút

09:22

Bị cáo Nguyễn Thị Cẩm Vân

Tiếp đến HĐXX xét hỏi bị cáo Nguyễn Kim Cẩm Vân, phụ trách kế toán Công ty quản lý quỹ Lộc Việt.

Vân khai do vấn đề chủ quan, do lúc làm việc bị cáo làm kế toán công ty, do công ty thiếu người nên bị cáo làm công việc bộ phận khác, trong đó soạn thảo hồ sơ về ủy thác đầu tư. Khi cung cấp hồ sơ cho công ty Trung Dung thì chỉ cung cấp hồ sơ mẫu, không nắm các thông tin khác.

Ngoài ra, bị cáo là cấp dưới, chỉ làm theo yêu cầu cấp trên, không bàn bạc với các bên nên không biết được mục đích công việc.

Khi làm việc với Thiên Thanh, bị cáo làm việc với ông Quyết của VNCB. Bị cáo chỉ soạn thảo hợp đồng ủy thác đầu tư, không làm thêm các việc khác. Bị cáo được ông Nguyễn Việt Hà phân công, liên hệ với Đại Tín để làm hợp đồng cho Lộc Việt. Bị cáo không được hưởng lợi gì từ hành vi này.

Phần nhận ủy thác đầu tư qua quỹ Lộc Việt, bị cáo không biết gì. Bị cáo được ông Nguyễn Việt Hà nói là do quy trình của quỹ Lộc Việt đầu tư trên 1 danh mục nên phải đầu tư qua 3 công ty con của Lộc Việt trước, sau đó mới ký hợp đồng để mua qua trái phiếu của Thiên Thanh. Bị cáo không nhận được thông tin gì từ Thiên Thanh, chỉ nhận được yêu cầu mua trái phiếu của thiên Thanh.

Bị cáo không tìm hiểu về trái phiếu của Thiên Thanh, chủ tọa nói Thiên Thanh không được phép phát hành trái phiếu. Bị cáo không được hưởng lợi gì từ hành vi này. Bị cáo đề nghị HĐXX xem xét về hoàn cảnh phạm tội.

Bị cáo Phạm Hoài Thanh - nguyên Phó GĐ Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thạch Hà

Theo Thanh, về phần đầu tư Quỹ Lộc Việt, phần nhận ủy thác bị cáo không biết. Bị cáo làm theo yêu cầu của Nguyễn Việt Hà và không được hưởng lợi gì.

Theo quy định của công ty, do việc đầu tư không được vượt quá tỉ lệ nhất định nên phải đầu tư qua các công ty con khác. Thanh cũng không nhận được bản đánh giá của Thiên Thanh.

Thanh cho biết, mình chỉ là nhân viên bộ phận phân tích, tổng hợp các việc về đầu tư chứng khoán. Trước giờ chưa hề làm những việc này. Do thời điểm đó thiếu nhân viên nên Thanh được chỉ đạo làm nên không hiểu rõ phải làm những thủ tục gì. Ngoài ra, theo Thanh lúc đó do đang mang thai nên còn sơ sót.

Bị cáo Vũ Viết Minh Quân - nguyên Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Đầu tư và Thương mại Minh Quang

Bị cáo Vũ Viết Minh Quâncho biết chỉ nghe theo lời của Nguyễn Việt Hà và cho rằng chỉ là đầu tư bình thường. Quân khai chỉ biết đó là nguồn tiền của Quỹ Lộc Việt chứ không hề biết nguồn tiền ở đâu. Lúc ký hợp đồng mua trái phiếu, bị Quân cũng không biết ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh là ai.

09:06

Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt Nguyễn Việt Hà

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 101 ong pham cong danh duoc ngoi trong qua trinh xet xu vily do suc khoe
Bị cáo Nguyễn Việt Hà

Tiếp đến, HĐXX xét hỏi Nguyễn Việt Hà, nguyên Tổng giám đốc CTCP Qũy Lộc Việt. Hà cho rằng một số phần cáo trạng chưa hoàn toàn chính xác. Hà khai làm TGĐ Quỹ Lộc Việt từ khoảng năm 2007. Có quen Phan Thành Mai từ 2013. Tới khoảng 2013 - 2014 nhận ủy thác đầu tư của VNCB qua quỹ.

Hà khai Mai gọi điện đặt vấn đề VNCB có nhu cầu cung cấp dịch vụ đầu tư chỉ định đến Tập đoàn Thiên Thanh. Ngoài ra Mai không chia sẻ thông tin gì khác.

Trả lời HĐXX, Hà cho biết công ty được hưởng phí 1% trên hợp đồng ủy thác (900 tỷ), Hà không tìm hiểu về mặt pháp luật của việc phát hành trái phiếu. Dòng tiền sau đó chạy chuyển vào Lộc Việt, chuyển đến 3 công ty của quỹ rồi từ đó chuyển đến Tập đoàn Thiên Thanh. Hà cho biết trước đó chưa bao giờ gặp Danh bàn bạc việc gì, sau đó khai chỉ gặp “1 phút chào xã giao anh Danh”.

Ngoài việc ủy thác, Hà giao cho Nguyễn Kim Cẩm Vân, kế toán quỹ lo thủ tục. Vân soạn thảo các hợp đồng ủy thác đầu tư giữa Thiên Thanh và Lộc Việt để làm sao tiền chạy về Thiên Thanh. Giao cho Phạm Hoài Thanh kiểm tra năng lực hoạt động của Tập đoàn Thiên Thanh. Thanh có báo lại tình hình hồ sơ năng lực của Thiên Thanh có uy tín trên thị trường tốt. Tuy nhiên, HĐXX cho biết tại thời điểm đó Thiên Thanh chưa được phép phát hành trái phiếu cho dự án tại Đà Nẵng. Hà cho biết đây là giao dịch bình thường của công ty quản lý quỹ.

Hà giao cho Vân phối hợp với Quyết để làm hợp đồng ủy thác đầu tư. Hà đề nghị Đỗ Minh Thủy và Phạm Hoài Thanh tham gia vay gói tiền đầu tư trái phiếu tại TPBank. Hà không tham gia tư vấn nghiệp vụ giữa 2 ngân hàng, các ngân hàng chủ động làm các giao dịch.

Thanh liên lạc với ngân hàng xem xét gói tín dụng, Thủy cũng tương tự. Được trả phí chênh lệch vào cuối kỳ. Để thu phí cho Lộc Việt thì cty phải chủ động thu các dòng tiền, thu 66 tỷ đồng. Số tiền cần huy động giai đoạn 1 cho cty Thạch Hà là 72 tỷ.

HĐXX xác định trên thực tế cái gọi là lãi suất trái phiếu, Hà đã chủ động trích 63,8 tỷ đồng. Hà thuê công ty Giải pháp Việt Nam để đánh giá thị trường với số tiền thuê 3,7 tỷ và 3 tỷ mua chính cổ phiếu của cty này, phần còn lại chuyển hết về Lộc Việt. Hà khai không được hưởng lợi cá nhân gì trong hoạt động này.

Cuối phần xét hỏi, Hà khai đang bị ung thư tuyến giáp, hiện đang tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Thời gian đầu thuốc thiếu nhưng hiện giờ tốt.

08:42

Mở đầu phần xét hỏi, HĐXX xét hỏi Phan Thành Mai

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 101 tham van cac bi cao

Mai thừa nhận tất cả các hành vi được tổng hợp trong cáo trạng, nhưng xin trình bày về những điều về bối cảnh dẫn đến hành vi.

Theo bị cáo Mai về số tiền thiệt hại hơn 6.000 tỷ của VNCB, có nhiều tài sản đang nằm tại tại ngân hàng có thể khắc phục nhưng chưa được xem xét. Vì vậy, mong hđxx xem xét

08:29

Phiên tòa bắt đầu làm việc

Mở đầu phiên tòa, chủ tọa phên tòa nhắc nhở các luật sư về việc sử dụng số liệu vụ án trông giai đoạn 1. Theo đó, HĐXX chấp nhận cho các luật sư sử dụng nhưng phải sử dụng đúng theo bản án đã có hiệu lực pháp luật, ngoài phạm vi đó, luật sư không được sử dụng.

08:17
cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 101 tham van cac bi cao
Các bị cáo đã được dẫn vào phòng xử để chuẩn bị phiên tòa.
07:51

Hiện tại, phiên tòa ngày thứ 3 xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm vẫn khá vắng người. Các bị cáo đã được dẫn giải tới tòa, một số luật sư cũng đã sẵn sàng ngồi vào vị trí.

07:32
cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 101 tham van cac bi cao
Phạm Công Danh được dẫn giải sau phiên tòa ngày 9/1. Ảnh: Ngọc Hoa

Phần công bố cáo trạng vụ án đã được hai đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã hoàn tất trong phiên tòa chiều 9/1 trước đó.

Theo đó, cáo trạng nêu rõ, Phạm Công Danh đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay hơn 6.100 tỷ tại các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV. Trong đó, Sacombank là hơn 1.800 tỷ đồng, TPBank là hơn 1.740 tỷ đồng và BIDV là hơn 2.500 tỷ đồng.

Để đảm bảo cho các khoản vay của 29 công ty mà Phạm Công Danh mượn pháp nhân vay vốn thì Phạm Công Danh đã dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng trên để cầm cố, bảo lãnh.

Do các công ty này làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ nên Sacombank, TPBank và BIDV tiến hành thu nợ bằng cách khấu trừ tiền gửi của VNCB tại các ngân hàng này, dẫn đến ngân hàng VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Hành vi của Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm được đã phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại khoản 3, Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Cũng tại phiên tòa ngày 9/1, trong suốt quá trình VKS công bố cáo trạng, các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thị Bích Thuỷ, Trần Hiệp được chủ toạ cho phép ngồi nghe cáo trạng vì lý do sức khoẻ.

Đặc biệt, hai bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê được HĐXX “đặc cách” cho vào phía trong phòng chăm sóc sức khỏe ngồi nghe cáo trạng.

Ngoài ra, HĐXX đã nhận được một số đơn xin vắng mặt của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 này.

Theo đó, HĐXX nhận được đơn xin vắng mặt của bà Hứa Thị Phấn cùng với giấy tờ bệnh án của bà Phấn do phía y tế chứng nhận. Qua đó Tòa cho biết, sức khỏe của bà Phấn chỉ còn 7%, mất 93% nên không đủ sức khỏe tham gia phiên tòa.

Ngoài ra, HĐXX cũng nhận được đơn của ông Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang… xin phép không có mặt vì lý do sức khoẻ. Ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) cũng gửi đơn xin vắng mặt vì lý do đang điều trị bệnh ung thư gan tại bệnh viện.

Những người vắng mặt tại phiên toà xin giữ nguyên toàn bộ lời khai đã khai tại cơ quan điều tra.

phien toa xu pham cong danh tram be sang 101 Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 9/1: Ông Danh và Trầm Bê được ‘đặc cách’ ngồi trong phòng chăm sóc sức khỏe

Ngày 9/1, TAND TP HCM tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.