Quy định về tạm ngừng phiên tòa vì sức khỏe của bị cáo

Thời gian tạm ngừng phiên tòa không quá 5 ngày kể từ ngày có quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục.

Thuật ngữ “tạm ngưng phiên tòa” là thuật ngữ đã quen thuộc và được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật tố tụng hành chính. Tuy nhiên, trong pháp luật tố tụng hình sự 2003 chưa được quy định mà đây là một trong những điểm mới được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự 2015.

Việc tiến hành xét xử được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ. Tuy nhiên để đáp ứng trên thực tế trong quá trình xét xử, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định các trường hợp tạm ngưng phiên tòa như sau:

- Cần tiến hành, xác minh, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày tạm ngưng phiên tòa.

- Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày tạm ngưng phiên tòa.

- Vắng mặt Thư ký tòa án tại phiên tòa.

Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 5 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục. Quy định này nhằm đảm bảo việc xét xử nhanh chóng, tránh việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục.

Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa. Như vậy, khi hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa thì vụ việc xét xử được tiếp tục, nghĩa là nếu trước khi tạm ngừng phiên tòa vụ án đang được giải quyết ở giai đoạn nào thì khi hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, vụ án sẽ tiếp tục được giải quyết ở giai đoạn trước khi tạm ngừng.

Điều nay hoàn toàn khác so với quy định hoãn phiên tòa vì khi đã hoãn phiên tòa thì khi phiên tòa được mở lại, vụ án được xét xử lại từ đầu. Quy định này là phù hợp, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, tránh lặp lại các thủ tục không cần thiết.

Tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Quy định này là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ việc ngừng phiên tòa chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, sau khi hết thời hạn tạm ngừng vụ án tiếp tục được xét xử và việc xét xử này là sự tiếp nối quá trình tố tụng của phiên tòa đã mở trước khi tạm ngừng chứ không phải xét xử lại từ đầu.

Về nguyên tắc phiên tòa chỉ tạm ngừng khi đã mở phiên tòa xét xử nếu có căn cứ theo quy định của BLTTHS. Do vậy, thẩm quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa thuộc về Hội đồng xét xử. Quyết định tạm ngừng phiên tòa được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án không lập thành văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

quy dinh ve tam ngung phien toa vi suc khoe cua bi cao Phiên tòa xử Phạm Công Danh: Nhiều người được toà triệu tập xin vắng mặt vì lý do sức khoẻ

Chủ toạ cho biết HĐXX đã nhận được đơn xin vắng mặt, kèm bệnh án của một số người được toà triệu tập.

quy dinh ve tam ngung phien toa vi suc khoe cua bi cao Ông Trần Bắc Hà bị bệnh, cử luật sư đến tòa

Trong ngày thứ 2 phiên xét xử sơ thẩm vụ án Trầm Bê - Phạm Công Danh cùng 44 đồng phạm bị truy tố về ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.