Ngày 20/7, Văn phòng UBND TP Hà Nội ban hành thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp chỉ đạo triển khai lập chỉ giới đường đỏ tuyến vành đai 4 theo 4 phân đoạn.
Cụ thể, đoạn 1 dài 11 km từ cầu Hồng Hà đến quốc lộ 18. Đoạn 2 dài 9,6 km từ cầu Hồng Hà đến quốc lộ 32. Đoạn 4 từ quốc lộ 32 đến quốc lộ 6 với chiều dài 17,77 km.
Đoạn 4 từ quốc lộ 6 đến cầu Mễ Sở, chia làm hai phân đoạn với chiều dài 19,5 km. Phân đoạn 1 (dài khoảng 15 km) đoạn từ quốc lộ 6 đến quốc lộ 1A. Phân đoạn 2 (dài khoảng 4,5 km) đi từ quốc lộ 1A đến cầu Mễ Sở.
Về hướng tuyến, Hà Nội thống nhất bảo đảm cơ bản yêu cầu kỹ thuật, tránh các tuyến điện cao thế (500 Kv, 220 Kv), di tích chùa Xâm Động (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín); khớp nối với hướng tuyến đường vành đai 4 thuộc địa giới hành chính tỉnh Hưng Yên.
Đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội dài khoảng 112,8 km, riêng đoạn qua Hà Nội dài hơn 58 km.
Dự án được chia thành 7 dự án thành phần. Tổng mức đầu tư dự án là 85.813 tỷ đồng, chuẩn bị đầu tư năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026, khai thác năm 2027.
Tập đoàn Đèo Cả mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất đầu tư hai cao tốc là TP HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2.
Đèo Cả đã nêu ra một số hạn chế của hai tuyến cao tốc như quy mô đầu tư giai đoạn 1 hiện đã quá tải, không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng và việc chưa đầu tư xây dựng đủ quy mô 8 làn xe đang làm lãng phí quỹ đất...
Đối với cao tốc TP HCM - Trung Lương, Đèo Cả đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền trong việc triển khai dự án theo hình thức PPP, cùng với đó là tỉnh Long An sẽ nghiên cứu đề xuất cơ chế tổ chức thu phí dự án giai đoạn 1 để tạo nguồn đầu tư giai đoạn 2, hoàn thành dự án trong năm 2025.
Mức đầu tư dự kiến của dự án này là 5.355 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước khoảng 2.650 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu khoảng 406 tỷ đồng và vốn huy động khác khoảng 2.300 tỷ đồng.
Đối với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2, Đèo Cả đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho UBND tỉnh Tiền Giang làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT; cùng làm việc với nhà đầu tư, các ngân hàng tài trợ vốn giai đoạn 1 tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 hoàn thành trong năm 2025 để đảm bảo khả thi phương án tài chính tổng thể dự án.
Dự kiến mức đầu tư là 9.504 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 4.700 tỷ, 720 tỷ là vốn chủ sở hữu, 4.084 tỷ đồng còn lại sẽ huy động từ các tổ chức tín dụng, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trong văn bản mới ban hành, Bộ Giao thông vận tải ấn định mốc thời gian các Ban quản lý dự án cần thực hiện đối với 12 đoạn thành phần cao tốc Bắc Nam.
Bộ giao hoàn thành công tác phê duyệt đề cương nhiệm vụ trước ngày 22/7. Thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát lập thiết kế kỹ thuật, dự toán, tư vấn thẩm tra, hoàn thành trước ngày 25/7.
Lập kế hoạch triển khai chi tiết công tác khảo sát hiện trường (địa hình, địa chất, thủy văn), thiết kế kỹ thuật các hạng mục công trình, lập dự toán, trình thẩm định, phê duyệt... đảm bảo tính khả thi và đáp ứng tiến độ yêu cầu, báo cáo Bộ trước ngày 25/7/2022.
Các Ban quản lý dự án phải khẩn trương rà soát hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu xây dựng và bãi đổ thải đã thực hiện bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi, làm việc với các địa phương (nếu cần) để thống nhất các mỏ vật liệu, các vị trí đổ thải vật liệu, các tuyến đường công vụ phục vụ thi công, đảm bảo đủ cho nhu cầu dự án.
Sau hơn 6 tháng lập hồ sơ dự án, ngày 13/7, Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt dự án đầu tư 12 đoạn thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, tổng chiều dài 723,7 km tuyến chính. Dự án gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (260,9 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (352,06 km) và Cần Thơ - Cà Mau (110,9 km). Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 146.985 tỷ đồng.
Vừa qua, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về việc rà soát, hoàn thiện dự thảo các Nghị quyết của Chính phủ triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Theo Thông báo kết luận, ngày 16/6/2022, Quốc hội đã có các nghị quyết về chủ trương đầu tư giai đoạn 1 các dự án cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; trong đó Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế đặc thù được áp dụng trong năm 2022 và 2023 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 14/7, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt danh mục dự án đầu tư xây dựng khu bảo trì tàu bay số 1, số 2, số 3 và số 4 tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Dự kiến mỗi khu bảo trì tàu bay có diện tích hơn 4,5 ha, tổng cộng 4 khu hơn 18 ha. Mức đầu tư mỗi dự án khoảng 688 tỷ đồng mỗi khu, tổng cộng 2.752 tỷ đồng từ vốn của nhà đầu tư.
Tiến độ đầu tư dự án là 24 tháng kể từ ngày hợp đồng dự án có hiệu lực. Thời gian khai thác dự kiến là 25 năm kể từ ngày hoàn thành công tác đầu tư.
Trước đó, ngày 13/7, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt danh mục dự án đầu tư xây dựng Trung tâm điều hành số 1, số 2 , số 3 các hãng hàng không.
Tại cuộc họp về tình hình triển khai cao tốc Vân Phong - Nha Trang vào ngày 18/7, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa yêu cầu đảm bảo bàn giao 70% mặt bằng trong tháng 11, đến cuối tháng 3/2023 bàn giao 100% mặt bằng; xác định khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ dự án.
Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng chiều dài 83 km, đi qua 4 huyện, thị xã là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh và Diên Khánh, tổng mức đầu tư hơn 11.808 tỷ đồng. Tổng diện tích giải phóng mặt bằng của dự án theo quy mô 6 làn xe khoảng 625 ha.
Giai đoạn phân kỳ, dự án sẽ được đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ được đầu tư với quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32 m.
Dự kiến dự án sẽ bố trí khoảng 9 khu tái định cư ở các địa phương. Đến nay, dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt hồ sơ thiết kế bước báo cáo nghiên cứu khả thi. Hiện Ban Quản lý Dự án 7 đang triển khai khảo sát thiết kế tại hiện trường làm cơ sở trình, phê duyệt thiết kế trước ngày 30/9.
Tại công văn ban hành ngày 22/7/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao UBND tỉnh Thái Bình làm cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT.
Tại buổi kiểm tra thực địa hướng tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng vào chiều 12/7, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, đây là tuyến cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng, là hành lang kết nối từ các địa phương với sân bay, cảng biển, tạo ra động lực mới để phát triển khu vực phía nam Thủ đô Hà Nội.
Nêu rõ phải đặt ra các mốc tiến độ cụ thể, khả thi và quyết tâm thực hiện, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư để đủ điều kiện khởi công cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng ngay trong năm 2022.
Theo tính toán của đơn vị tư vấn, dự kiến tuyến cao tốc dài 79 km, trong đó có 18 km đi qua Ninh Bình, 32,7 km qua Thái Bình, 28,7 km qua Nam Định và còn lại qua Hải Phòng.
Đề nghị TP HCM giao mặt bằng sớm để khởi công cầu Nhơn Trạch
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi UBND TP HCM đề nghị hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để khởi công thi công cầu Nhơn Trạch của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1, thuộc đường vành đai 3 TP HCM.
Theo Bộ Giao thông vận tải, đến nay, việc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng cầu Nhơn Trạch đã hoàn tất và dự kiến khởi công thi công trong tháng 7/2022.
Tuy nhiên, theo yêu cầu của nhà tài trợ, điều kiện khởi công dự án là cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng để tránh phát sinh khiếu kiện của nhà thầu quốc tế đòi bồi thường dừng chờ do chưa nhận đủ mặt bằng thi công. Mặt khác, dự án đi qua vùng có địa chất phức tạp nên cần có thời gian xử lý nền đất yếu.
Để có mặt bằng thi công đảm bảo hoàn thành dự án đúng kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND TP HCM quan tâm chỉ đạo đơn vị hoàn thiện thủ tục bố trí bổ sung đủ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng còn lại cho dự án để trình HĐND TP HCM thông qua trong tháng 7/2022 khoảng 1.470 tỷ đồng; đẩy nhanh giải quyết các thủ tục bồi thường để hoàn thành, bàn giao mặt bằng phạm vi còn lại cho dự án trong năm 2022.
Quy hoạch 14:11 | 16/01/2025
Quy hoạch 13:58 | 06/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 04/01/2025
Quy hoạch 19:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 13:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 21/12/2024
Quy hoạch 07:00 | 14/12/2024
Quy hoạch 12:04 | 07/12/2024