Phạm Công Danh và Trầm Bê tại tòa. Ảnh: Ngọc Hoa |
Vì sao có khoản vay 4.700 tỷ đồng tại VNCB?
Mở đầu phiên tòa sáng nay, HĐXX mời đại diện Cơ quan điều tra (Bộ công an) đến tòa để làm rõ vấn đề thu hồi số tiền hơn 6.100 tỷ đồng cho VNCB theo đề nghị của VKSND Tối cao.
Có mặt tại tòa, điều tra viên vụ án Phan Thị Nga (Phòng 10- PC46, Bộ Công an) cho biết, phía Cơ quan điều tra đã nhận được văn bản yêu cầu thu hồi số tiền thiệt hại tại VNCB của VKS. Sau đó, Cơ quan điều tra đã tiến hành xác nhận số tiền hơn 6.100 tỷ đồng này là tiền gửi của VNCB đã dùng thế chấp tại 3 ngân hàng cho khoản vay của các công ty của Phạm Công Danh. Trong đó BIDV tất toán khoản vay của 12 công ty do Phạm Công Danh lập.lên làm rõ.
Tuy nhiên, cho đến nay phía Cơ quan điều tra không thu hồi theo yêu cầu của VKS là vì: trong văn bản mà VKS đã gửi đến Cơ quan không nêu rõ nội dụng thu hồi; trong quá trình điều tra, VKS xác định, số tiền hơn 6.100 tỷ đồng là vật chứng của vụ án nên Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra nhận thấy việc gửi tiền và thu tiền là không sai nên không có căn cứ thu hồi.
Tại phiên tòa, đại diện Sở Kế hoạch & Đầu tư Long An gồm ông Trần Duy Vũ, Phan Thành Kiệt cũng tham gia chất vấn.
Hai vị đại diện này cho biết có ký để làm thủ tục về thay đổi giấy phép kinh doanh cho VNCB. Cụ thể, năm 2013, VNCB có đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh lần thứ 27, cơ quan đã nhận hồ sơ và chấp nhận. Tuy nhiên, sau đó NHNN đề nghị sửa đổi giấy phép từ 7.500 tỷ xuống 3.000 tỷ, sở đã thu hồi giấy đăng ký kinh doanh lần 27.
Để làm rõ khoản vay tại BIDV, HĐXX tiến hành xét hỏi các bị cáo Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng.
Theo đó, bị cáo Mai Hữu Khương thừa nhận cáo trạng liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ đồng tại BIDV là chính xác. Khương cho biết, Khương nhận chỉ đạo từ Phạm Công Danh làm các hồ sơ vay vốn gửi BIDV để vay khoảng 4.700 tỷ, nhưng không được chỉ đạo là phải lựa chọn bao nhiêu công ty và chọn công ty nào.
Khương cho biết, căn cứ vào nội dung trong hồ sơ vay vốn, Khương tự xem xét và lựa chọ số lượng công ty cho phù hợp. Sau khi xem xét, Khương quyết định chọn 12 công ty con của tập đoàn Thiên Thanh.. Với lý do, Thiên Thanh có hơn 20 công ty, nhưng chỉ còn 12 công ty này chưa vay, các công ty kia đã vay vốn.
Sau đó, Khương nộp hồ sơ vay vốn của 6 công ty cho BIDV qua Chi nhánh Sở Giao dịch 2 và Nam Sài Gòn; bị cáo Nguyễn Quốc Viễn nộp của 3 công ty cho BIDV, Chi nhánh Gia Định; bị cáo Lương Trung Kiên nộp của 3 Công ty cho BIDV, Chi nhánh Bến Thành.
Để thực hiện được những hợp đồng này thì các bị cáo dùng các tài sản để cầm cố: 6 lô đất sân vận động Chi Lăng, Đất tại số 209 Trường Chinh (phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) và 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh các khoản vay và được BIDV chấp thuận giải ngân cho vay tổng cộng 4.700 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng BKS VNCB) thừa nhận lời khai của bị cáo Khương là đúng. Viễn khai có tham gia lập các hồ sơ vay vốn, nộp hồ sơ vay, ký các biên bản họp HĐQT VNCB.
Bị cáo Phan Minh Tùng (phụ trách Kế toán Tập đoàn Thiên Thanh) cho rằng, cáo trạng không đúng, việc làm giả báo cáo tài chính chỉ làm 1 lần.
Thừa nhận đã chỉ đạo các thuộc cấp sử dụng pháp nhân của 12 công ty rồi lập hồ sơ vay vốn số tiền 4.700 tỷ đồng tại BIDV, Phạm công Danh thừa nhận hành vi sai phạm của mình. hồ sơ vay vốn giả là đúng. Đồng thời, Danh cũng thừa nhận hành vi sai phạm của mình. Tuy nhiên, bị cáo Danh xin bổ sung thêm rằng, thời điểm đó, VNCB không có nhu cầu tăng vốn điều lệ nhưng Ngân hàng nhà nước lại yêu cầu tăng từ 3.000 đến 7.500 tỷ đồng.
“Hành vi của tôi là sai. Tôi nhận sai. Nhưng do lúc đó với Ngân hàng nhà nước yêu cầu phải tăng vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng. Thời điểm đó, ngân hàng Đại tín đang gặp khó khăn, tôi xin Ngân hàng nhà nước giảm tiến độ ra để tôi tăng vốn điều lệ nhiều lần. Tuy nhiên, Ngân hàng nhà nước yêu cầu phải tăng vốn, nói không được giảm, còn việc làm như thế nào, vận dụng ra sao là do phía doanh nghiệp”, ông Danh bức xúc trình bày.
Theo đó, Phạm Công Danh cho biết, ông bị áp lực do yêu cầu của Ngân hàng nhà nước phải tăng vốn điều lệ trong 1 lần. Hoàn toàn ông và các cộng sự không muốn phải vay số tiền 4.700 tỷ đồng này.
Khẳng định tại tòa, Phạm Công Danh nói rằng: “Nếu ngân hàng nhà nước không thúc ép, chúng tôi sẽ không phải thực hiện những sai phạm này. Sai thì tôi vẫn nhận nhưng kính mong HĐXX xem xét lại bản chất sự thật”.
Khai tại tòa, Phan Thành Mai xác nhận, Phạm Công Danh có trình bày nhiều lần với Ngân hàng nhà nước tại cuộc họp để chia nhỏ giai đoạn vì hoàn cảnh đó ngân hàng khó khăn nhưng không nhận được sự đồng ý. Từ đó, Ngân hàng nhà nước yêu cầu phải thực hiện đúng giai đoạn tăng vốn điều lệ đã đặt ra và nội dung này sau cuộc họp không có văn bản lưu lại.
Cũng tại phiên tòa, HĐXX cho gọi nhóm giám đốc của 12 công ty mà Phạm Công Danh đã sử dụng pháp nhân vay vốn tại BIDV.
Theo đó, nhóm bị cáo được Danh thuê làm giám đốc thừa nhận hành vi và bản cáo trạng là đúng. Các bị cáo cho biết, chỉ ký chứ không biết nội dung hồ sơ là gì, mục đích như thế nào. Ngoài ra, các bị cáo cũng không được hưởng lợi trong việc này, mong HĐXX xem xét.
“BIDV đã thực hiện đúng quy trình của pháp luật”
Trong phiên tòa chiều 12/1, lần lượt các đại diện của BIDV được HĐXX và đại diện VKS gọi tên lên tham gia phần thẩm vấn để tiếp tục làm rõ khoản vay 4.700 tỷ đồng mà BIDV đã giải ngân cho 12 công ty mà Phạm Công Danh đã mượn pháp nhân.
Trước đó, trong phiên tòa buổi sáng, 3 cán bộ BIDV chi nhánh Gia Định gồm bị cáo Hoàng Long Hà (nguyên Phó giám đốc BIDV Chi nhánh Gia Định), Nguyễn Ngọc Sơn (nguyên trưởng phòng khách hàng BIDV Gia Định) và Nguyễn Vũ Bảo (nguyên cán bộ BIDV Chi nhánh Gia Định) đều cho rằng, hành vi trong cáo trạng về cơ bản đồng ý, các bị cáo thừa nhận sai sót. Tuy nhiên, 3 bị cáo mong HĐXX xem xét trong việc này vì các bị cáo đã không cố ý làm trái, không tư lợi cá nhân.
Trả lời trước HĐXX, ông Trần Hoài Lâm (cán bộ ban khách hàng doanh nghiệp tại hội sở BIDV) cho biết, ông đã làm đúng quy trình hợp đồng tín dụng, nhưng vẫn để xảy ra sơ xót nên sẽ rút kinh nghiệm.
Về việc đề xuất cho 12 công ty vay tín dụng, ông Lâm dựa vào các tiêu chí sau: Khi nhận hồ sơ, xét theo căn cứ VNCB và BIDV là 2 đối tác cùng theo dự án 4 nhà; Sản phẩm cho vay phù hợp với quy định vay của BIDV; Các doanh nghiệp này vay ngắn hạn và đều có địa chỉ, hoạt động kinh doanh tại TP HCM.
Bà Nguyễn Thị Phương (Giám đốc ban pháp chế BIDV hội sở, đại diện BIDV) cũng cho rằng, khoản vay 4.700 tỷ đồng mà các bộ của BIDV đã thực hiện cho vay về quy trình thực hiện cơ bản là đúng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, bà Phương trình bày rằng: “Chúng tôi thực hiện nhận tài sản bảo đảm là tiền gửi, có chuyển giao tiền cho chúng tôi, vậy đó là cầm cố và đúng theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, chúng tôi đã họp và tổ chức xử lý 1 số cán bộ đã sai phạm”.
Ngoài ra, bà Phương khẳng định, BIDV không giao dịch cá nhân với Phạm Công Danh hay Phan Thành Mai. Tư cách của ông Danh là người đại diện của ngân hàng VNCB, chúng tôi giao dịch với 2 chủ thể có tư cách giao dịch chứ không giao dịch với tư cách cá nhân.
Tiếp tục phiên tòa, đại diện VKS xét hỏi các đại diện khác của Hội sở BIDV và các đại diện 4 chi nhánh Bến Thành, Gia Định, Nam Sài Gòn và Sở giao dịch 2 để là rõ 1 số vấn đề xoay quanh khoản vay 4.700 tỷ đồng tại BIDV.
Theo đó, các đại diện liên quan đến BIDV này cho biết, phía BIDV đã thực hiện đúng theo quy trình và quy định hợp đồng tín dụng tại BIDV. Tuy nhiên, trong quá trình xét duyệt hồ sơ đã xảy ra sơ xót và chủ quan.
Ông Tuấn tham gia xử lý hồ sơ vay vốn của 3/12 khách hàng, thực hiện đúng quy trình, quy định tại BIDV. Ông Tuấn không tiếp xúc với Giám đốc 3 công ty này, ban rủi ro chỉ thẩm định hồ sơ chứ không trực tiếp gặp khách hàng.
Đồng thời,đại diện BIDV thừa nhận không gặp 3 công ty vay vốn nhưng có cán bộ của chi nhánh có tiếp xúc, kiểm tra. Việc kiểm tra là quá trình diễn ra sau quá trình cho vay. Về khoản lãi tiền gửi và vay tại BIDV, phía ngân hàng sẽ tổng hợp lại và gửi lại toà sau.
Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 12/1: Làm rõ hành vi vay 4.700 tỷ tại BIDV
Sáng nay (12/1), TAND TP HCM tiếp tục ngày làm việc thứ 5 đưa Phạm Công Danh và đồng phạm ra xét xử về tội ... |
Pháp luật 07:32 | 06/08/2018
Pháp luật 23:57 | 05/08/2018
Pháp luật 08:42 | 01/08/2018
Pháp luật 00:13 | 01/08/2018
Pháp luật 06:41 | 31/07/2018
Pháp luật 00:12 | 31/07/2018
Pháp luật 07:13 | 30/07/2018
Pháp luật 04:36 | 30/07/2018