Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp chống dịch virus corona mạnh hơn khuyến nghị

Các thành viên Chính phủ đánh giá các bộ, ngành, địa phương trong thời gian ngắn đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch do virus corona. Nhiều biện pháp đang áp dụng hiện nay mạnh hơn dịch SARS năm 2003, thậm chí cao hơn so với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, chiều 5/2, buổi họp báo Chính phủ thường kì tháng 1/2020 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ - Mai Tiến Dũng.

Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp chống dịch do virus corona cao hơn so với WHO khuyến nghị - Ảnh 1.

Họp báo Chính phủ thường kì tháng 1/2020 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ - Mai Tiến Dũng. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Các thành viên Chính phủ đánh giá, các bộ, ngành, địa phương trong thời gian ngắn đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch do virus corona. Đây là lần đầu tiên chưa có trong tiền lệ đối với việc công bố dịch ở Việt Nam. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 1/2 đã kí Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi virus corona gây ra.

Tên dịch bệnh: Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Thời gian xảy ra dịch: Từ ngày 23/12020 (thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc ca bệnh viêm đường hô cấp do chủng mới của virus corona gây ra).

Địa điểm và qui mô xảy ra dịch: Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa.

Nguyên nhân do chủng mới của virus corona gây ra.

Nhiều biện pháp Chính phủ đang áp dụng hiện nay mạnh hơn dịch SARS năm 2003, thậm chí cao hơn so với WHO khuyến nghị. Chính phủ chấp nhận thiệt thòi một phần lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng và cuộc sống bình yên của người dân.

Tuy nhiên, diễn biến dịch đến thời điểm này là rất phức tạp, được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đời sống của người dân, cũng như tác động mạnh đến mọi mặt KT-XH như tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại và du lịch… 

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương không được chủ quan, lơ là; cũng không được hoang mang, dao động. Quyết tâm không để dịch bệnh lây lan, phải coi việc phòng, chống dịch như chống giặc...

Trong công tác chống dịch có thể phát sinh những vấn đề liên quan đến đối ngoại, vì vậy cần phải thông tin kịp thời, xử lí phù hợp. Bộ Ngoại giao cần chủ động trao đổi với các cơ quan chức năng của Trung Quốc về các chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam để tạo sự đồng thuận, chia sẻ và phối hợp phòng, chống dịch. Tinh thần là bảo đảm tối đa cho công tác phòng chống dịch bệnh của nước ta đồng thời hỗ trợ, chia sẻ và hợp tác với các đối tác.

Báo cáo của Bộ Y tế về dịch do virus corona gây ra, cập nhật lúc 19h00' ngày 5/2 như sau:

Thế giới: 24.582 người mắc, 493 người tử vong. Trong đó, lục địa Trung Quốc: 491 người tử vong; Phillippines: 01 người tử vong; Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Việt Nam: 10 người mắc virus corona. Trong đó, 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện); 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện); 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện); 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc; 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với virus corona trước đó. Điều trị khỏi cho 03 người, đã được xuất viện.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.