Xử vụ Phạm Công Danh: Ông Trầm Bê nói không biết tình cảnh của ông Danh

Ông Trầm Bê nói không biết VNCB đang bị Ngân hàng Nhà nước giám sát, nếu biết thì không cho vay hoặc cho vay phải có ý kiến của Tổ Giám sát Ngân hàng Nhà nước.
xu vu pham cong danh ong tram be noi khong biet tinh canh cua ong danh
Ông Trầm Bê nói không biết tình cảnh của ông Danh.

Sáng 11/1, TAND TP HCM tiếp tục xét xử vụ án Phạm Công Danh (giai đoạn 2), ông Trầm Bê (SN 1959; nguyên phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Sacombank) và đồng phạm cố ý làm trái quy định gây thiệt hại hơn 6.000 tỉ đồng.

Phiên toà tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo về hành vi Trầm Bê và Phan Huy Khang (lãnh đạo cấp cao của Sacombank) ký duyệt cho 6 công ty "ma" của Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ dẫn đến VNCB thiệt hại 1.835 tỉ đồng.

Trả lời câu hỏi tại sao ông Phạm Công Danh sang Sacombank gặp ông Trầm Bê đầu tiên chứ không phải ai khác của luật sư bào chữa cho ông Phạm Công Danh, ông Trầm Bê cho biết việc ông Danh đặt vấn đề "vay từ một ngàn mấy đến hai ngàn tỉ" thì đây là số tiền tương đối lớn, hạn mức này do ông quản lý nên đầu tiên phải gặp ông.

Đối với toàn bộ khách hàng chứ không riêng gì ông Danh, phải gặp đúng người quản lý về hạn mức. Với chức vụ của mình, ông Trầm Bê phụ trách hạn mức dưới 1.800 tỉ đồng. Nếu trên 1.800 tỉ đồng thì phải có ý kiến của hội đồng quản trị Sacombank.

Ông Trầm Bê đồng ý cho vay nhưng phải có tài sản đảm bảo như bất động sản, sổ tiết kiệm, bảo lãnh của ngân hàng.

Ông Danh đồng ý và ông Bê dắt ông Danh xuống gặp ông Khang, giao lại cho ông Khang thực hiện.

Ông Trầm Bê còn trả lời, ông không biết VNCB đang bị Ngân hàng Nhà nước giám sát, nếu biết thì không cho vay hoặc cho vay phải có ý kiến của Tổ Giám sát Ngân hàng Nhà nước.

Trả lời thẩm vấn của luật sư về việc Quỹ Lộc Việt tham gia giao dịch nhận ủy thác đầu tư từ VNCB theo tiêu chí nào, bị cáo Nguyễn Việt Hà, Tổng giám đốc quỹ cho biết thương hiệu của Tập đoàn Thiên Thanh thời điểm đó nổi tiếng, là cơ hội của quỹ. Và vì sức ép cạnh tranh, Hà chỉ đạo nhân viên làm nhanh và chính xác nhất có thể.

Giải thích về việc tại sao thông qua 3 công ty của quỹ để ủy thác đầu tư mỗi công ty là 300 tỷ, Hà cho rằng đây là quy trình hoạt động nội bộ rủi ro, phải chia ra thành 3 giao dịch con ở 3 công ty. Hà khai đây là hợp đồng ủy thác có chỉ định, khách hàng chỉ định đích đến bắt buộc, toàn bộ rủi ro phát sinh khách hàng chỉ định chịu, công ty quản lý quỹ không phải chịu trách nhiệm, điều này được ghi rõ trong hợp đồng.

Lợi ích của quỹ chỉ là phí dịch vụ? Luật sư hỏi. Hà khai ngoài phí dịch vụ khi nhận ủy thác đầu tư chỉ định còn nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu cho quỹ. Hà khai thời điểm thực hiện giao dịch thì không ý thức được việc tham gia giao dịch đã giúp sức cho hành vi sai phạm của Danh vì thấy giao dịch rất tốt.

Luật sư hỏi Hà có ý kiến gì về cáo buộc hành vi trong sự việc? Hà khai tại thời điểm đó thấy là giao dịch tốt nên chỉ biết nỗ lực thúc ép nhân viên làm. Thời điểm này bị cáo hối hận, chỉ là vô tình tham gia giao dịch, bây giờ mới biết là nó không minh bạch, rõ ràng.

Hà cũng xin HĐXX được nói rõ lời về khai trong phiên trước (10/1) về việc Hà khai “chỉ gặp chào xã giao anh Danh 1 phút”. Theo đó, Hà khai thời điểm gặp Danh, trong nhận thức của bị cáo chỉ biết Danh là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh chứ chưa biết Danh đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB).

Trước đó, cáo trạng nêu Hành vi làm trái của Nguyễn Việt Hà và đồng phạm trong việc nhận ủy thác đầu tư số tiền 903 tỷ từ VNCB qua CTCP Quản lý Quỹ Lộc Việt, do cần tiền chăm sóc khách hàng và tái cơ cấu ngân hàng VNCB, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai tìm mọi cách để có tiền chuyển về Tập đoàn Thiên Thanh để sử dụng. Thông qua mối quan hệ quen biết với Nguyễn Việt Hà, Tổng Giám đốc CTCP Quản lý Quỹ Lộc Việt, Phan Thành Mai đề xuất phương án ủy thác đầu tư cho Quỹ Lộc Việt để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và được Danh đồng ý.

Tháng 5/2013, Danh cùng Mai gặp, bàn với Hà tại trụ sở Tập đoàn Thiên Thanh ở 302 Tô Hiến Thành, Quận 10 để thống nhất các nội dung là ủy thác cho Quỹ Lộc Việt 2.000 tỷ với phí ủy thác 3% trên tổng mức vốn ủy thác để đầu tư trái phiếu do VNCB chỉ định và hợp thức bằng biên bản, nghị quyết của HĐQT VNCB.

Thực hiện nội dung bàn bạc giữa các bên, Danh giao cho Mai chịu trách nhiệm chính, Khương làm đầu mối liên hệ với Thanh, nhân viên phân tích đầu tư chứng khoán Quỹ Lộc Việt chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc phát hành trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh như giấy chứng nhận kinh doanh, các dự án của Tập đoàn Thiên Thanh…

Hoàng Đình Quyết chuẩn bị biên bản họp hội đồng tín dụng – đầu tư (thực chất không họp mà chỉ có biên bản) và các hợp đồng ủy thác đầu tư với Quỹ Lộc Việt và 3 công ty do Việt Hà giới thiệu là công ty An Lộc, Công ty Thạch Hà và công ty Minh Quang; hoàn thành biên bản họp hội đồng tín dụng đầu tư từ ngày 20/5/2013, nội dung “VNCB đồng ý ủy thác không quá 2.000 tỷ cho Quỹ Lộc Việt thay mặt ngân hàng sử dụng ủy thác đầu tư để mua bán các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp do ngân hàng chỉ định, trên nguyên tắc thỏa mãn mức lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng; thời hạn ủy thác 24 tháng, phí ủy thác 3%/năm”, được Danh, Mai, Khương và Quyết ký để hợp thức.

Sau đó, Quyết phối hợp với Vân, Kế toán Quỹ Lộc Việt chuẩn bị Hợp đồng quản lý danh mục đầu tư số 01 ghi ngày 21/5/2013. Hợp đồng được Phan Thành Mai, Phó TGD VNCB ký với bà Lê Vũ Hà, Đại diện Quỹ Lộc Việt tại TP.HCM, theo giấy ủy quyền của ông Phan Minh Hoàn, Chủ tịch HĐTV Quỹ Lộc Việt. Sau khi các hợp đồng được ký kết, vào các ngày 22, 23 và 28/5/2013, Mai đã ký chuyển 903 tỷ (900 tỷ ủy thác và 3 tỷ phí dịch vụ) cho Quỹ Lộc Việt để thực chiện việc đầu tư, mua, bán trái phiếu.

Về việc mua bán trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh. Mặc dù chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán có lãi năm 2012, chưa có văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với Dự án trọng điểm Khu phức hợp Thương mại Dịch vụ Thiên Thanh Đà Nẵng (điều kiện phát hành trái phiếu), nhưng Danh vẫn chỉ đạo Khương, Quyết lập hồ sơ phát hành 2.500 trái phiếu, ra thông báo và bán 900 trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh cho các công ty do Hà giới thiệu là công ty An Lộc, công ty Thạch Hà và công ty Minh Quang.

Thông qua việc mua bán trái phiếu trên, Danh có được 900 tỷ. Danh đã rút 851 tỷ để trả nhóm Phú Mỹ vào các ngày 23, 29/5/2013 và 3/6/2013; còn lại 49 tỷ, Danh đã rút từ tài khoản cá nhân ra nhiều lần và đã sử dụng vào các hoạt động khác nhưng không giải trình được cụ thể. Nay tài khoản của Danh tại VNCB CN Sài Gòn không còn số dư.

xu vu pham cong danh ong tram be noi khong biet tinh canh cua ong danh Bị cáo vụ Đinh La Thăng: Biết vi phạm nhưng không có cách nào khác

Về việc đề xuất tạm ứng tiền trái quy định cho PVC ngay trong ngày, bị cáo Vũ Hồng Chương nói ông buộc phải làm ...

xu vu pham cong danh ong tram be noi khong biet tinh canh cua ong danh Ông Đinh La Thăng khẳng định không chỉ đạo cấp dưới làm sai

Bị cáo Vũ Hồng Chương khai phải ký chuyển tiền vì mệnh lệnh cấp trên. Còn ông Đinh La Thăng khẳng định luôn chỉ đạo ...

chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.