Airbus, Volkswagen, Toyota chật vật mở cửa sản xuất tại Trung Quốc giữa dịch Covid-19

Airbus cần phải quay lại sản xuất. Họ đã thừa nhận không thể đáp ứng nhu cầu về cho máy bay thân hẹp trên toàn cầu, vốn đang thiếu hụt do 737 Max của Boeing bị cấm bay. Nhà máy ở Thiên Tân có công suất mục tiêu là 6 chiếc/tháng.

10 ngày sau khi nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hoạt động trở lại, nhiệm vụ khởi động lại nền kinh tế của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, các biện pháp ngăn chặn virus corona đang xung đột với nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, những yêu cầu cách li nghiêm ngặt và nguồn cung bị gián đoạn vẫn là trở ngại lớn đối với hoạt động sản xuất ở đây.

Trung Quốc chật vật nối lại sản xuất giữa dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Nhà máy sản xuất vật tư y tế tại Tân Châu, Trung Quốc. (Ảnh: NYtimes)

Cả tuần qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi tập trung hồi sinh nền kinh tế. "Nhiều nhà máy đã nối lại sản xuất nhưng chưa thể hoạt động với công suất tối đa", các công ty và chuyên gia cho biết. Hoạt động cách li, cấm đường và các trạm kiểm soát khiến hàng triệu công nhân không thể quay lại làm việc. Nguồn cung vì thế gián đoạn nghiêm trọng.

Các doanh nghiệp được yêu cầu cung cấp khẩu trang cho nhân viên, theo dõi thân nhiệt và kiểm soát việc đi lại để đảm bảo họ không tiếp xúc với virus corona.

"Sự sợ hãi và hoạt động phong tỏa sẽ tiếp tục kìm hãm nền kinh tế. Tôi thực sự không thấy được kết quả tốt", George Magnus - cộng tác viên nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford cho biết.

Trung Quốc chật vật nối lại sản xuất giữa dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Dây chuyền lắp ráp tại nhà máy sản xuất Volkswagen ở Thiên Tân hồi tháng 12/2019. (Ảnh: NYtimes)

Airbus, nhà sản xuất máy bay châu Âu, cho biết họ đã bắt đầu mở lại hoạt động lắp ráp máy bay thân hẹp vào tuần trước tại Thiên Tân, và sẽ chỉ tăng dần sản xuất khi có thể đáp ứng các biện pháp an toàn và sức khỏe cần thiết.

Airbus cần phải quay lại sản xuất. Họ đã thừa nhận không thể đáp ứng nhu cầu về cho máy bay thân hẹp trên toàn cầu, vốn đang thiếu hụt do 737 Max của Boeing bị cấm bay. Nhà máy ở Thiên Tân có công suất mục tiêu là 6 chiếc/tháng.

Volkswagen cho biết họ đã khởi động lại một phần trong số 15 nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc vào thứ Năm (13/2), và dần mở cửa phần còn lại. G.M cũng cho biết họ đang dần mở lại hơn một chục nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc trong khi Huyndai cũng có động thái tương tự.

Hoạt động sản xuất ì ạch

Ngoại trừ các nhà máy sản xuất thiết bị y tế mà chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu hoạt động suốt ngày đêm, rất ít doanh nghiệp có thể nối lại sản xuất với công suất trước đó.

Toyota cho biết 4 nhà máy lắp ráp đã hoạt động hai ca mỗi ngày trước khi dịch bệnh bùng phát. Nhưng hiện tại, họ chỉ có kế hoạch mở cửa ba trong số đó, và làm việc mỗi ngày một ca.

Foxconn - công ty Đài Loan sản xuất iPhone và nhiều thiết bị điện tử khác từ chối tiết lộ nhà máy nào đã hoạt động trở lại sau kì Tết Nguyên đán kéo dài. Tuy nhiên, họ phủ nhận thông tin rằng đang nhắm tới mức sản xuất 50% vào cuối tháng này.

Apple cũng từ chối bình luận, nhưng Giám đốc điều hành của công ty, Timothy D. Cook, cho biết một số nhà cung cấp của họ đã bị gián đoạn vào cuối tháng trước.

Anna-Katrina Shedletsky, Giám đốc điều hành của Instrumental, một hệ thống giám sát chất lượng từ xa, được sử dụng để theo dõi và quản sản xuất điện tử, cho biết các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tiêu dùng của Trung Quốc đã dần mở cửa trở lại vào tuần trước. Và đến 17/2, toàn bộ hoạt động sản xuất được nối lại, ngoại trừ những nhà máy ở Vũ Hán. Tuy nhiên, cô cho biết thêm hầu hết các nhà máy trong số này đều hoạt động dưới công suất thiết kế.

Khôi phục sản xuất, nối lại hoạt động đồng nghĩa với việc phải tập hợp hàng trăm triệu lao động sau kì nghỉ lễ kéo dài gần ba tuần, trong khi đó, ít nhất gần nửa dân số Trung Quốc - khoảng 760 triệu người, đang bị hạn chế đi lại.

Chính quyền Trung Quốc đang cố gắng để tái kết nối đất nước. Cuối tuần trước, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã yêu cầu loại bỏ rào chắn đường bộ và đường cao tốc ở khu vực nông thôn. Tỉnh Giang Tây cũng đã tuyên bố sẽ dỡ bỏ các trạm kiểm soát tại các lối vào và lối ra đường cao tốc.

Nhiều công ty ở các quốc gia khác mắc kẹt theo trung Quốc 

Ma Hongkui - một tài xế xe tải Trung Quốc, nói: "Tôi biết virus này rất nghiêm trọng. Tôi có thể hiểu được đây là thảm họa với quốc gia". Anh đã mắc kẹt hàng tuần cùng hàng chục tài xế khác ở một thị trấn nhỏ tại Vân Nam vì thiếu hàng hóa. "Tôi chẳng biết gọi ai để được giúp đỡ nữa", anh nói.

Tại thành phố Nghĩa Ô - trung tâm sản xuất tại Chiết Giang, các công nhân từ nơi khác đến làm việc trở lại sẽ phải đăng kí cách li 2 tuần. Khi đến ga tàu ở Nghĩa Ô, họ sẽ được kiểm tra thân nhiệt. Giới chức địa phương đã sắp xếp 40.000 giường nằm cho những người này.

Chỉ những người đã đăng kí, có tên trong danh sách chính thức của các công ty và đơn vị làm việc, mới được phép vào thành phố, theo một tuyên bố từ chính phủ tuần trước. Nếu bị phát hiện nói dối sẽ bị trừng phạt và bắt giữ.

Trung Quốc chật vật nối lại sản xuất giữa dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Một dây chuyền sản xuất vải ở tỉnh Sơn Đông. (Ảnh: Reuters)

Thượng Hảiđang thu thập dữ liệu từ các nhà tuyển dụng về lịch sử đi lại của công nhân. Các máy tính của thành phố cũng sẽ tự động đánh giá mức độ rủi ro của mỗi công nhân, dựa trên những chuyến đi gần đây và khả năng phơi nhiễm với virus.

"Trung Quốc đang cố gắng cân bằng giữa việc duy trì an toàn cho người dân, đồng thời giúp mọi người trở lại làm việc càng sớm càng tốt", ông Michael D. Crotty, đồng sở hữu một nhà máy sản xuất rèm ở tỉnh Giang Tô cho biết.

Chính quyền địa phương yêu cầu nhà máy của ông Crotty cung cấp đủ khẩu trang cho công nhân trong 10 ngày. Nhưng các nhà cung cấp ở Trung Quốc đã và đang ưu tiên cho nhân viên y tế và những người có nhu cầu cấp bách hơn. Ông Crotty đã phải nhanh chóng thu xếp để nhập khẩu trang từ khắp nơi trên thế giới.

Việc các nhà máy chậm quay lại sản xuất hoặc chỉ mở cửa một phần có thể gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trên toàn thế giới. China Weaving Materials ở Giang Tây không thể mở cửa trở lại cho đến ngày 20/2. Nhiều công ty ở Trung Quốc cần số sợi này để sản xuất vải.

"Ở Việt Nam, các nhà máy sản xuất túi xách đang thiếu vải, khóa kéo và các thành phần khác, do phần lớn những vật liệu này đến từ Trung Quốc. Nhiều công ty sẽ phải cho công nhân nghỉ không lương trong tháng ba nếu nguyên vật liệu không đến kịp", Tatiana Olchanetzky, một nhà tư vấn sản xuất túi xách tại Việt Nam cho biết.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.