Ảnh hưởng bởi Covid-19, Ngân hàng Thế giới đề xuất gói hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước cho biết một gói hỗ trợ kinh tế với các điều khoản tương đối thuận lợi đã được Ngân hàng Thế giới đề xuất với Chính phủ, hiện đang được xem xét phù hợp với cơ chế chính sách trong nước.

Sau gói 1,9 tỉ USD, WB sẽ phê duyệt gói hỗ trợ 1,4 tỉ USD cho 38 nước

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 3/2020, 25 quốc gia đã đề xuất và được Ngân hàng Thế giới (WB) phê duyệt gói hỗ trợ khẩn cấp, với tổng trị giá khoảng 1,9 tỉ USD.

Dự kiến đến cuối tháng 4/2020, WB sẽ phê duyệt gói hỗ trợ cho 38 quốc gia tiếp theo, với tổng số vốn là 1,4 tỉ USD, tập trung vào các gói giải pháp hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu y tế thiết yếu và hỗ trợ ứng phó với tác động kinh tế và xã hội.

Ảnh hưởng bởi Covid-19, Ngân hàng Thế giới đề xuất gói hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam - Ảnh 1.

Sau gói 1,9 tỉ USD, WB sẽ phê duyệt gói hỗ trợ 1,4 tỉ USD cho 38 nước. (Ảnh: Getty).

Cụ thể, với đòi hỏi cấp thiết của các quốc gia về trang thiết bị y tế, WB đang hỗ trợ đàm phán chi phi y tế, vận chuyển các trang thiết bị này đến được các quốc gia trong thời gian sớm nhất.

Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra các kịch bản, khuyến nghị chính sách cho các nước, tập trung vào hỗ trợ 3 nhóm đối tượng.

Đó là nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương, thông qua hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong giai đoạn cách li, giảm lương, mất việc. Thứ hai là nhóm các doanh nghiệp, thông qua các giải pháp ngắn hạn như giảm thuế, tiếp cận tín dụng. Thứ ba là tăng khả năng chống chịu trước các cú sốc kinh tế và rút ngắn thời gian khôi phục kinh tế.

Chủ tịch WB David Malpass cho biết Ngân hàng Thế giới tại các quốc gia đã thống nhất phương thức triển khai các nguồn lực từ các chương trình hiện có, để hỗ trợ các nước ứng phó với dịch Covid-19, thông qua các hình thức tái cấu trúc, tái phân bổ, kích hoạt các điều khoản hỗ trợ khẩn cấp để giúp các quốc gia nhanh chóng khôi phục nền kinh tế.

Ngày 3/3 vừa qua, WB đã công bố gói hỗ trợ khẩn cấp đầu tiên lên tới 14 tỉ USD, nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển ứng phó với các tác động y tế và kinh tế của dịch bệnh.

Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo G20 hôm 26/3, WB cũng công bố gói hỗ trợ thứ hai với giá trị khoảng 160 tỉ USD cho các nước trong giai đoạn 15 tháng tiếp theo, và gói hỗ trợ thứ ba muộn nhất vào tháng 6/2023, với giá trị lên tới 350 tỉ USD kì vọng sẽ rút ngắn thời gian phục hồi kinh tế của các nước, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển. 

Ngân hàng Thế Giới đề xuất gói hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam

Về đề xuất cho Việt Nam, với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ trong nỗ lực giảm thiểu thiệt hại kinh tế do Covid-19 gây ra, các biện pháp chính sách được đề xuất hỗ trợ cả hai phía cung và cầu của nền kinh tế. 

Tuy nhiên, trọng tâm ban đầu nên tập trung vào phía cung, tức các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, vì các giải pháp kích cầu sẽ không hiệu quả nếu việc đi lại và giao thương giữa các địa phương bị hạn chế. Vì lí do này, Ngân hàng Thế giới cho rằng các giải pháp nên được thiết kế cho từng giai đoạn nhỏ. 

Ảnh hưởng bởi Covid-19, Ngân hàng Thế giới đề xuất gói hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam - Ảnh 2.

Ngân hàng Thế Giới đề xuất gói hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam. (Ảnh: Phúc Minh).

Trong ngắn hạn, mặc dù chính sách tài khóa không quá ảnh hưởng do những thành công bước đầu Chính phủ đã đạt được, sau khi cải cách chính sách tài khóa giai đoạn vừa qua, tăng chi ngân sách hay giảm thuế không có mục tiêu rõ ràng sẽ tạo tín hiệu sai lệch cho khu vực tư nhân, do đó khu vực này có thể phản ứng bằng những hành vi thận trọng hơn, dẫn tới tiêu dùng và đầu tư ít hơn.

Bên cạnh đó, có thể chia phương thức tiếp cận theo trình tự thành 3 bước. 

Đầu tiên là hỗ trợ các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bằng cách kết hợp giảm thuế hoặc gia hạn thời gian đóng thuế, hỗ trợ tín dụng và các biện pháp an sinh xã hội. 

Bước thứ hai là triển khai một số giải pháp kích cầu, đặc biệt thông qua đẩy nhanh thực hiện chương trình đầu tư công. 

Cuối cùng, sẽ tập trung vào các cải cách cơ cấu để làm giảm mức độ dễ bị tổn thương trước những cú sốc tương tự, giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thu nhập trung bình cao và thu nhập cao trong vài thập kỉ tới. 

Một gói hỗ trợ kinh tế với các điều khoản tương đối thuận lợi cũng đã được WB đề xuất với Chính phủ, đang được xem xét phù hợp với cơ chế chính sách trong nước.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.