Công nghệ 5G có thêm đối trọng mới từ Nokia và Ericsson trong cuộc cạnh tranh Huawei?

Công nghệ 5G được cho là sẽ có thêm đối trọng mới từ Nokia và Ericsson trong việc cạnh tranh với Huawei trên toàn cầu.

Các chính sách cấm vận mà chính phủ Mỹ đang áp lên Huawei dường như chưa đủ mạnh khi mà vấn đề độc quyền triển khai công nghệ 5G của tập đoàn này trên toàn cầu vẫn đang diễn ra.

Động thái mới nhất cho việc đưa công nghệ 5G ra toàn thế giới mà Huawei đang làm với nhiều quốc gia đã cho thấy điều đó. 

Lo ngại cho việc bành trướng công nghệ cộng sinh 5G, chính phủ Mỹ cho biết đang có ý định sẽ hậu thuẫn cho Nokia và Ericsson đủ sức mạnh để cạnh tranh nhằm xóa bỏ thế độc quyền của Huawei. 

Theo thông tin do Financial Times đăng tải, cách làm hiện tại có thể khả thi từ chính phủ Mỹ là vốn vay ưu đãi kinh doanh lãi suất thấp để Nokia và Ericsson có thể đưa ra các chính sách hấp dẫn người dùng, như những gì mà tập đoàn Huawei đang làm.

cong-nghe-5g-co-them-doi-trong-moi-tu-nokia-va-ericsson-trong-cuoc-canh-tranh-huawei-1

Mạng 5G ngày càng phổ biến ở Mỹ. (Ảnh: Telenor Group)

Trích dẫn nguồn tin cho biết, một trong những quan chức lo ngại rằng sự yếu kém trong việc chế tạo thiết bị viễn thông ở Mỹ có thể gây hệ lụy cho an ninh quốc gia nếu rời mắt khỏi thị trường này.

Nhu cầu sử dụng công nghệ 5G đang ngày nhiều hơn trong viễn cảnh thiết bị từ Huawei là sự lựa chọn duy nhất không chỉ tại Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác. Điều này sẽ khiến cho Nokia và Ericsson gặp nhiều khó khăn, đó là chưa kể đến sự cạnh tranh từ phía Samsung hay ZTE.

Vấn đề tài chính luôn được xem là thách thức trực tiếp đối với các doanh nghiệp triển khai công nghệ 5G, trong bối cảnh Huawei được sự hậu thuẫn quá lớn từ phía các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc. 

cong-nghe-5g-co-them-doi-trong-moi-tu-nokia-va-ericsson-trong-cuoc-canh-tranh-huawei-2

Chính phủ Mỹ đang cân nhắc sẽ hậu thuận cho các công ty viễn thông về phát triển công nghệ 5G ra toàn cầu. (Ảnh: SMCP).

Nguồn tin nhận định sẽ không có hạn mức tín dụng nhà nước nào lớn như vậy cho các công ty phương Tây như nên Nokia và Ericsson, nên rõ ràng sẽ có sự bất lợi khi phải cạnh tranh với các tập đoàn Trung Quốc, điển hình ở đây là Huawei và ZTE.

Cuộc phỏng vấn cũng cho thấy động thái mà chính phủ Mỹ cân nhắc lần này về việc hỗ trợ các nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông, lẫn các nhà cung cấp công nghệ mạng 5G có thể là phương án cần thiết giúp các công ty đủ sức đứng vững trên thị trường.

Dù chỉ là khởi đầu, nhưng những thông tin cởi mở như thế này được xem tiền đề để hợp pháp hóa sự can thiệp của chính phủ Mỹ vào tình hình chung trong việc tránh sự độc quyền công nghệ 5G trên toàn thế giới.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.