Giảm cân và giảm béo khác nhau như nào?

rên thực tế, có trường hợp cần giảm béo và giảm cân nhưng cũng có trường hợp chỉ giảm béo hoặc giảm cân. Nhưng các chuyên gia luôn khuyên rằng bạn nên kết hợp cả hai để có được cơ thể và vóc dáng cân đối khỏe mạnh.

Giảm cân là việc thay đổi cân nặng của cơ thể dựa trên cơ chế giảm nước trong cơ thể bằng cách nhịn ăn, hạn chế nạp năng lượng vào cơ thể. Có phương pháp giảm cân cấp tốc khiến cơ thể xuống cân chỉ sau 1 -2 tuần áp dụng. Tuy nhiên số cân nặng của cơ thể có giảm nhưng da và cơ lại bị chảy, nhão.

giam can va giam beo khac nhau nhu nao
Khi bạn giảm cân, chưa chắc đã giảm mỡ thừa mà có thể suy giảm nước và cơ bắp.

Giảm cân nhưng chưa chắc giảm mỡ

Cân nặng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kích cỡ bộ xương, tỷ lệ cơ bắp và mỡ, hàm lượng nước, chất thải trong đường ruột… Cân nặng sẽ thay đổi ở các thời điểm khác nhau trong ngày, ví dụ lúc sáng sớm mới ngủ dậy thường nhẹ cân hơn so với sau khi ăn no. Điều này chứng tỏ, khi bạn giảm cân, bạn chưa chắc đã giảm mỡ thừa, mà rất có thể đó là sự suy giảm nước và cơ bắp trong cơ thể. Ngược lại, giảm béo lại là sự hao hụt chất béo và mỡ thừa trong cơ thể. Việc giảm đi mỡ thừa sẽ làm cơ thể thon gọn hơn nhưng số cân nặng chưa chắc đã thay đổi. Chính vì vậy, nếu muốn cơ thể thon gọn hơn thì bạn cần phải chú trọng vào việc giảm béo, chứ không phải giảm cân.

Trọng lượng bao gồm khối lượng xương, cơ, lượng nước trong cơ thể bạn. Vì vậy, để giảm cân phải giảm trọng lượng của tất cả các thành phần này. Theo các chuyên gia y tế, trọng lượng cơ thể chủ yếu bao gồm khối lượng nước mà cơ thể chúng ta lưu trữ. Carbohydrates có khả năng liên kết với hàm lượng nước của cơ thể và gây tăng cân. Do đó việc giảm tiêu thụ lượng carbohydrates có thể giúp giảm cân.

Giảm mỡ thừa - mục tiêu của giảm cân

Thừa cân, béo phì gây ra tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, gánh nặng cho hệ xương khớp, làm giảm chất lượng đời sống tình dục,... Vì vậy, việc duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể là mục tiêu mà chúng ta hướng tới. Giảm cân hợp lý và khoa học giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch.

Tuy nhiên, rất nhiều người đã sai lầm khi cho rằng việc giảm cân đồng nhất với giảm trọng lượng đơn thuần. Bởi vậy, họ áp dụng các biện pháp hà khắc như nhịn ăn, loại bỏ hoàn toàn tinh bột và chất đạm, đường, thậm chí sử dụng thuốc giảm cân có tác động lên thần kinh trung ương nhằm giảm nhu cầu ăn.

Hậu quả là sức khỏe bị giảm sút, nhiều trường hợp rơi vào suy nhược cơ thể thậm chí tử vong. Tuy nhiên, khi chế độ ăn uống bình thường được thiết lập lại, họ lại nhanh chóng tăng cân trở lại. Như vậy, việc giảm cân không thành mà còn gây ra sự tăng giảm trọng lượng liên tục, khiến các cơ chảy nhão kém săn chắc.

Thực tế, trọng lượng cơ thể là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như nước, cơ bắp, mỡ,... Tỉ lệ mỡ trong cơ thể hay còn gọi là chất béo cần loại ra khỏi cơ thể của mình. Vì vậy, quá trình giảm cân tối ưu là hướng đến tăng cơ bắp và giảm mỡ thừa.

Giảm cân đúng cách

Khi bạn giảm được lượng mỡ thừa thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý, bạn sẽ trông thon gọn và săn chắc hơn dù có thể trọng lượng giảm đi không đáng kể. Đó chính là kết quả của việc tăng cơ, giảm mỡ, vì thực tế trọng lượng của mỡ nhẹ hơn nhiều so với cơ bắp.

Thực tế, ăn nhiều không khiến bạn béo mà do bạn đang ăn loại thức ăn khiến bạn tăng cân. Bạn sẽ vẫn phải ăn nhưng ăn uống khoa học hơn để cơ thể vẫn có đủ năng lượng hoạt động nhưng không gây tăng cân quá đà. Thực phẩm ít calo là lựa chọn lý tưởng nếu muốn giảm cân mà vẫn ăn bình thường.

Số cân nặng cần giảm chỉ nằm ở 3-10% trọng lượng cơ thể. Không nên vì nôn nóng mà giảm số cân nặng quá nhiều. Điều này cần được thực hiện bởi bạn cần có một cơ thể khỏe mạnh khi giảm cân. Ngoài chế độ ăn uống, để giảm cân hiệu quả, bạn nên kết hợp với vận động để giúp bạn mau chóng có được thân hình vóc dáng cân đối và khỏe mạnh.

XEM THÊM

giam can va giam beo khac nhau nhu nao Gợi ý thực đơn ăn sạch Eat Clean để giảm mỡ nội tạng

Mỡ dưới da hay mỡ nội tạng đều có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhưng mỡ nội tạng có thể gây ra các ...

giam can va giam beo khac nhau nhu nao Không còn ‘3 vòng như 1’ nhờ ăn sạch Eat Clean kết hợp tập gym đều đặn

Sau khi sinh, đa phần các mẹ đều rơi vào tình trạng sổ, gây cảm giác tự ti và buồn chán mỗi lần soi gương. ...

giam can va giam beo khac nhau nhu nao Chỉ ăn sạch Eat Clean, mẹ 1 con giảm gần 2kg trong 2 tuần

Chị Trang (26 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, chị đã ăn sạch Eat Clean từ lúc có bầu đến bây giờ, khi sinh em bé ...

giam can va giam beo khac nhau nhu nao Chuyển sang Eat Clean, thay đổi chế độ sinh hoạt, cô gái này không còn đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa

Nguyễn Thùy Linh (Hà Nội) cho biết từ khi chuyển sang Eat Clean, không những sức khỏe được cải thiện đáng kể mà điều quan ...

giam can va giam beo khac nhau nhu nao Tự ti vì béo, giảm cân quá đà xuống 37kg, 9X quyết tâm tập gym lấy lại vóc dáng

Nguyễn Phạm Diễm Quỳnh (Hà Nội) cho biết “Mình đã từng trải qua cả giai đoạn béo gầy và mất một thời gian mới nhận ...

giam can va giam beo khac nhau nhu nao Nguyên tắc ăn sạch Eat Clean ‘3 Không - 3 Có’ để khỏe, đẹp, tự tin

Chị Nguyễn Thị Thuỷ (hiện đang làm việc tại Ottawa, Canada) cho biết nhờ Eat Clean, chị cảm thấy cơ thể có những thay đổi ...

giam can va giam beo khac nhau nhu nao Kinh nghiệm 'đánh bay' mỡ thừa nhờ ăn sạch Eat Clean và tập gym của cô nàng 9X

Từ một cô gái với vùng mỡ thừa ở lưng và bụng, Thuỳ Linh (25 tuổi, chuyên viên trang điểm, Hà Nội) đã sở hữu ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.