Hàng chục nhân viên tạp hóa ở Mỹ chết vì dịch Covi, chuyên gia yêu cầu cấm khách vào cửa hàng mua sắm

Hàng chục nhân viên tạp hóa ở Mỹ đã tử vong vì dịch Covid-19, cho dù các biện pháp như đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc và kiểm tra thân nhiệt được thực hiện.

Số nhân viên siêu thị và các cửa hàng tạp hóa nhiễm Covid-19, thậm chí dẫn đến tử vong, tăng nhanh, dấy lên mối lo ngại về an toàn sức khỏe tại các siêu thị ở Mỹ.

Sự gia tăng này diễn ra trong bối cảnh các chuỗi siêu thị, cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ đã thực hiện nhiều qui tắc an toàn sức khỏe, như trang bị khẩu trang y tế, máy đo thân nhiệt và hạn chế tiếp xúc với khách hàng.

Chuyên gia Mỹ: 'Các cửa hàng tạp hóa nên cấm khách hàng vào trong mua sắm do dịch Covid-19' - Ảnh 1.

Số ca nhiễm và tử vong do virus Covid-19 là các nhân viên siêu thị và cửa hàng tạp hóa đang tăng nhanh tại Mỹ. (Nguồn: Business Insider).

Gần đây, một số chuyên gia lao động cùng các lãnh đạo công đoàn, chủ các cửa hàng tạp hóa nhỏ, cùng lên tiếng, cho rằng việc để khách mua sắm tự do đi lại dọc các kệ hàng hóa, tiếp xúc gần với nhân viên bán hàng, là rất nguy hiểm.

Giữa cơn đại dịch Covid-19, các cửa hàng tạp hóa và siêu thị tại Mỹ vẫn tràn ngập khách hàng mua sắm.

Nhiều chuyên gia Mỹ khuyến cáo: "Đã đến lúc các chuỗi siêu thị lớn phải đưa ra chính sách hạn chế khách hàng, đồng thời chuyển đổi từ mua hàng trực tiếp sang các điểm bán hàng lề đường và giao hàng tận nhà với hàng thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác".

Theo ông Marc Perrone - Chủ tịch Công đoàn Thương mại và Thực phẩm Mỹ: "Bất cứ lúc nào, hách hàng bất cẩn là 'mối đe dọa lớn nhất' đối với người lao động".

Liên đoàn cho biết 85% thành viên là nhân viên tạp hóa tại Mỹ ,đã báo cáo rằng có nhiều khách hàng không thực thi qui tắc khoảng cách an toàn xã hội khi mua sắm tại các cửa hàng.

Giáo sư John Logan - Giám đốc viện nghiên cứu lao động và việc làm tại Đại học San Francisco, nhận định: "Đóng cửa các cửa hàng, chỉ mở các điểm tự nhận hàng hoặc giao hàng tận nhà, có thể là một biện pháp khả quan tại thời điểm này".

Chuyên gia Mỹ: 'Các cửa hàng tạp hóa nên cấm khách hàng vào trong mua sắm do dịch Covid-19' - Ảnh 2.

Các biện pháp khoảng cách an toàn và bảo hộ cho nhân viên đều đã được đưa ra, nhưng số ca nhiễm vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. (Nguồn: Business Insider).

Thực tế, nhiều cửa hàng tạp hóa nhỏ và vừa, do người dân làm chủ, đã thực hiện biện pháp nghiêm khắc này để bảo vệ nhân viên của họ.

Mike Houston, CEO siêu thị Takoma Park Silver Spring Co-op gần công viên Takoma, Maryland, quyết định đóng cửa cửa hàng tạp hóa của mình, chuyển sang bán giao hàng tại chỗ vào cuối tháng 3, ngay khi chính quyền ra lệnh yêu cầu người dân ở yên trong nhà.

"Rõ ràng tôi không có lựa chọn nào tốt hơn để bảo vệ hoàn toàn nhân viên và khách hàng của mình. Đặc biệt là khi chúng tôi phục vụ trung bình 960 lượt khách mỗi ngày, trong một cửa hàng với diện tích 4.200 m2", ông Houston nói.

"Tôi không muốn đặt các nhân viên tạp hóa vào tình thế khiến họ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm con virus chết người, mặc dù chúng tôi đang làm việc trong chuỗi cung ứng thiết yếu", ông nó thêm.

Một số công ty bán lẻ lớn như Best Buy, vốn đã xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng trực tuyến trước đó, cũng chuyển sang mô hình không nhân viên đứng quầy, để đối phó với đại dịch Covid-19.

Toàn bộ khu vực chợ thực phẩm Bryant Park tạm thời nhưng mở nhận khách hàng, chỉ tập trung vào giao hàng. Khu vực bày bán cà phê và quầy bar đã được tái sử dụng thành kho lưu trữ các đơn giao hàng tận nhà.

Nhiều qui định mới "thích ứng" với đại dịch Covid-19 ra đời

Bộ Lao động Mỹ tuần trước đã khuyến nghị các nhà bán lẻ "bắt đầu sử dụng điểm nhận hàng ngay trên xe, hoặc các điểm tự nhận hàng cho khách hàng", nhằm hạn chế nguy cơ  lây lan virus Covid-19.

Toàn bộ khu vực chợ thực phẩm Bryant Park tạm thời ngưng mở nhận khách hàng, chỉ tập trung vào giao hàng hóa. Khu vực bày bán cà phê và quầy bar đã được tái sử dụng thành kho lưu trữ các đơn giao hàng tận nhà. (Nguồn: CNN).

Trong tuần, Sở Quan hệ Lao động California đã thông báo khuyến nghị các công ty bán lẻ tại tiểu bang này "đặt hàng trực tuyến và nhận hàng tại nhà".

Một số chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn cũng dịch chuyển theo hướng giải quyết này, để giảm thiểu rủi ro cho nhân viên.

Whole Food đã đóng một chi nhánh cửa hàng tại khu vực công viên Bryant, thành phố New York, chuyển sang chỉ nhận đặt hàng trực tuyến và chỉ giao hàng tận nhà.

Hai ông lớn Kroger và Giant Eagle cũng đã chuyển một số cửa hàng của mình sang các địa điểm chỉ nhận đặt và giao hàng trực tuyến.

Dù có các bước chuyển mình tích cực, đây chỉ mới là một phần nhỏ các cửa hàng tạp hóa trong mạng lưới rộng lớn hệ thống bán lẻ tại Mỹ.

Chuyên gia Mỹ: 'Các cửa hàng tạp hóa nên cấm khách hàng vào trong mua sắm do dịch Covid-19' - Ảnh 4.

Các nhân viên bán hàng và quản lí kệ hàng đang là những người có nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh cao, dù đã được trang bi các biện pháp bảo vệ. (Nguồn: AP Photo).

Các công ty bán lẻ cũng đang kêu gọi các gia đình tại Mỹ cắt giảm số chuyến đi mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa, đồng thời cố gắng đi mua sắm một mình nếu có thể.

Chính quyền các tiểu bang và các thành phố lớn hiện đang đẩy mạnh áp dụng các biện pháp an toàn nghiêm khắc hơn các qui định hạn chế mà các chuỗi bán lẻ này đang áp dụng.

Thành phố Los Angeles, Miami, Washington DC, New Jersey, Maryland và New York đã ra qui định yêu cầu người mua sắm đeo khẩu trang tại các cửa hàng tạp hóa và siêu thị.

Trong khi tiểu bang Vermont đã yêu cầu các chuỗi siêu thị lớn như Walmart, đóng cửa toàn bộ các bộ phận "không thiết yếu" cho khách hàng.

Các bộ phận "không thiết yếu" bao gồm các khu vực hàng nội thất, thiết bị gia dụng, làm vườn, các mặt hàng mĩ nghệ và thủ công.

Nhận hàng tại chỗ và giao hàng tận nhà liệu có đủ?

Một số công ty bán lẻ và chuyên gia y tế cộng đồng cho rằng việc chuyển đổi hoạt động của toàn bộ hệ thống cửa hàng tạp hóa sang giao và nhận hàng là bất khả thi, vì nhu cầu tăng vọt tại nhiều khu vực trên toàn nước Mỹ.

Chuyên gia Mỹ: 'Các cửa hàng tạp hóa nên cấm khách hàng vào trong mua sắm do dịch Covid-19' - Ảnh 5.

Dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ, các chuỗi siêu thị và cửa hàng tạp hóa không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở cửa đón khách hàng. (Nguồn: Business Insider).

Việc nhận và giao hàng trực tuyến đòi hỏi một đội ngũ nhân viên với qui mô lớn hơn nhiều so với lượng nhân lực tại phần lớn các cửa hàng tạp hóa hiện có.

Thay cho lượng khách hàng mua sắm, số nhân lực tuyển thêm để đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến cũng sẽ lấp đầy sức chứa các siêu thị, cửa hàng. Cuối cùng, mục đích tiên quyết của quá trình chuyển sang hoạt động trực tuyến, tránh tụ tập đông người, sẽ mất đi tác dụng.

Chuyên gia Mỹ: 'Các cửa hàng tạp hóa nên cấm khách hàng vào trong mua sắm do dịch Covid-19' - Ảnh 6.

Dù chuyển sang nhận và giao hàng trực tuyến, nguy cơ lây nhiễm virus Covid-19 vẫn không thể được hạn chế hoàn toàn. (Nguồn: AP).

Ngoài ra, một vấn đề nan giải khác cũng khiến bao cửa hàng, siêu thị ở Mỹ đau đầu, là gia tăng chi phí. Đặc biệt là các siêu thị, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, với ít nguồn lực hơn.

Hiện họ đã phải tuyển nhiều nhân lực hơn với mức lương cao hơn, để cạnh tranh và giữ chân người lao động, việc tăng thêm nhân viên cho nhận và giao hàng trực tuyến là quá sức.

"Tôi nghĩ đây là một trong những lí do chính khiến các chuỗi cửa hàng không muốn thực hiện việc chuyển đổi hoạt động", Giáo sư Logan nhận định.

Đại diện chuỗi cửa hàng tạp hóa Trader Joe cũng thể hiện sự nuối tiếc qua tuyên bố của mình gần đây.

"Hệ thống cửa hàng hiện tại không được thiết lập theo cách có thể cho phép chúng tôi vừa cung cấp các dịch vụ này, vừa duy trì các cam kết giá trị phục vụ cho khách hàng của mình".

Chuyên gia Mỹ: 'Các cửa hàng tạp hóa nên cấm khách hàng vào trong mua sắm do dịch Covid-19' - Ảnh 7.

Hệ thống cửa hàng tạp hóa tại Mỹ chưa đủ cơ sở vật chất và nguồn lực để hoàn toàn chuyển sang qui trình giao và nhận trực tuyến. (Nguồn: CNN).

Chuyển sang chỉ nhận và giao hàng trực tuyến cũng có thể tạo gánh nặng lớn cho những khách hàng có thu nhập thấp, những người không đủ khả năng chi trả các khoản phí thu đi kèm với các đơn hàng trực tuyến.

Đặc biệt là nhóm khách hàng không có khả năng hay không thể truy cập internet, hay những người mua hàng bằng tem phiếu thực phẩm.

Hầu hết những người mua hàng bằng tem phiếu đều không được sử dụng khoản trợ cấp thực phẩm này để mua hàng tạp hóa trực tuyến, mặc dù Bộ Nông nghiệp Mỹ đã số tiểu bang được phép mua hàng thực phẩm bằng tem phiếu trực tuyến lên gấp đôi, chỉ trong vài tuần qua.

Hơn hết, việc chuyển đổi sang chỉ hoạt động trực tuyến có thể sẽ không giải quyết được hoàn toàn vấn đề an toàn sức khỏe, do một lượng lớn nhân viên vẫn buộc phải có mặt tại cửa hàng để chuẩn bị và đóng gói các đơn hàng.