Bị ngộ độc thực phẩm không phải là hiếm gặp trong đời sống hiện nay, nhiều trường hợp ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Vậy, trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm thì ai có trách nhiệm bồi thường?
Theo quy định tại khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Theo đó, ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.
Người tiêu dùng có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
Đồng thời, theo quy định bồi thường thiệt hại tại khoản 1, Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015: "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác".
Theo đó, để xác định khi bị ngộ độc ai bồi thường cần phải xác định được nguyên nhân gây ngộ độc và cá nhân, tổ chức gây ra ngộ độc.
Nếu việc khách hàng bị ngộ độc thực phẩm do lỗi của người bán hàng thì người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra cho khách hàng.
Nếu cơ quan chức năng xác định được nguyên nhân gây ngộ độc là do hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của cá nhân, tổ chức sản xuất thì cá nhân, tổ chức đó sẽ phải bồi thường.
Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại, tổ chức, cá nhân gây ngộ độc còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: moit.gov.vn). |
Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư số 35/2018/TT- BCT quy định nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
Điểm mới đáng chú ý của Thông tư này là công chức Quản lý thị trường có quyền áp dụng việc khám người, khám phương tiện vận tải theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền ban hành quyết định khám theo thủ tục hành chính của quản lý thị trường nếu có căn cứ về hành vi vi phạm của đối tượng.
Công chức quản lý thị trường đề xuất việc khám phải chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền ban hành quyết định khám và trước pháp luật về nội dung của đề xuất khám.
Cơ quan Quản lý thị trường sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất các tổ chức, cá nhân khi có các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật ngay đối với với các trường hợp sau:
- Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, UBND các cấp, Tổng cục trưởng, Cục trưởng yêu cầu kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân cụ thể.
- Đề xuất kiểm tra bằng văn bản có đủ căn cứ về hành vi, dấu hiệu VPHC của công chức Quản lý thị trường được giao thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quy định tại các Điều 37, 38 và 39 Thông tư này;
- Có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành kiểm tra ngay thì tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bỏ trốn, tang vật, phương tiện VPHC có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ hoặc để ngăn chặn, hạn chế hậu quả do hành vi VPPL gây ra.
Với 93,2% đại biểu tán thành, sáng nay (20/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 10 chương với 96 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.
Luật quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điểm mới là từ khi luật có hiệu lực (1/7/2019) tất cả cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, thu nhập. Luật hiện hành quy định cán bộ từ phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới phải kê khai tài sản.
Ảnh minh họa. |
Khoản 3 Điều 11 Luật Cư trú 2006 quy định công dân có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký cư trú.
Cụ thể, điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC quy định mức lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú:
- Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Cấp mới, cấp lại, cấp đổi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân; Điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Gia hạn tạm trú.
- Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.
Hỏi đáp pháp luật: Cách tính tuổi nghĩa vụ quân sự, những giấy tờ cần mang theo khi đi khám chữa bệnh BHYT
Hỏi đáp pháp luật ngày 18/11 có những vấn đề nổi bật sau: Xe đạp đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền; Những ... |
Hỏi đáp pháp luật: Ô tô đi vào làn đường khẩn cấp trên cao tốc, mua nhà chung cư bằng hợp đồng góp vốn đầu tư
Hỏi đáp pháp luật ngày 17/11 có những vấn đề nổi bật sau: Ô tô đi vào làn đường khẩn cấp trên cao tốc bị ... |
Hỏi đáp pháp luật: Khuyến mại dịp Black Friday 2018, quy định mới về gọi công dân nhập ngũ
Hỏi đáp pháp luật ngày 16/11 có những vấn đề nổi bật sau: Có được khuyến mại cao hơn 50% dịp Black Friday 2018 không; ... |
Pháp luật 13:26 | 16/01/2019
Pháp luật 12:00 | 14/01/2019
Pháp luật 11:50 | 08/01/2019
Pháp luật 12:30 | 07/01/2019
Pháp luật 13:30 | 04/01/2019
Pháp luật 12:15 | 03/01/2019
Pháp luật 13:34 | 25/12/2018
Pháp luật 13:00 | 20/12/2018