Lactoferrin là gì?
Lactoferrin là một dạng protein chỉ tìm thấy trong sữa của động vật có vú. Lactoferrin là thành phần quan trọng và có nhiều nhất trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Tỷ lệ lactoferrin trong sữa non có thể lên tới 25%.
Lactoferrin là một dạng protein có nhiều nhất trong sữa non của mẹ. |
Lactoferrin có tác dụng gì?
Lactoferrin có nhiều tác dụng. Vai trò chính của lactoferrin là liên kết và vận chuyển sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, một vai trò quan trọng hơn cả của lactoferrin là khả năng kháng khuẩn và hạn chế hoạt động của virus, nấm, và ký sinh trùng.
Một số loại vi khuẩn cần sắt để sinh sôi và phát triển, trong khi đó lactoferrin có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn này bằng cách bám vào tế bào sắt trong cơ thể khiến cho vi khuẩn không thể lấy sắt đó được.
Lactoferrin còn giúp kích thích hệ thống miễn dịch. Nó được cho rằng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống ung thư và các rối loạn gây ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính nó.
Lactoferrin trong sữa mẹ
Lactoferrin là một trong những chất đạm chính có trong sữa mẹ. Sự hiện diện của lactoferrin trong sữa mẹ là lý do tại sao trẻ hấp thụ sắt trong sữa mẹ tốt hơn so với các loại sữa khác. Hơn 50% sắt trong sữa mẹ được hấp thụ. Hàm lượng này cao hơn nhiều so với hàm lượng sắt trẻ hấp thụ được từ sữa bột, chỉ khoảng 12%.
Lactoferrin còn bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng tiêu cực của việc sắt dưa thừa và ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển trong hệ đường ruột của bé. Khi đó vi khuẩn có hại được hạn chế tối đa, bảo vệ em bé khỏi bệnh tật và các nhiễm trùng khác.
Lactoferrin trong sữa mẹ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn viêm nhiễm. |
Hàm lượng lactoferrin trong sữa non và sữa mẹ
Trong sữa non có các dưỡng chất tuyệt vời bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. Cùng với các dưỡng chất quan trọng khác, lactoferrin cũng được tìm thấy nhiều nhất trong sữa non của mẹ.
Khi sữa non hết, chuyển thành sữa trưởng thành, hàm lượng lactoferrin trong đó giảm xuống, tuy nhiên vẫn có trong sữa mẹ.
Lactoferrin và sữa mẹ cấp đông
Bất cứ khi nào có thể, cho bé bú sữa mẹ trực tiếp là tốt nhất. Vậy thì trường hợp mẹ hút sữa trữ cho bé bú, thì hàm lượng lactoferrin trong đó có bị ảnh hưởng?
Sữa mẹ cấp đông: Sữa mẹ có thể cấp đông mà không hề bị mất chất ở nhiệt độ 4 độ C (-20 độ C) trong vòng 3 tháng. Ở nhiệt độ cấp đông này, hàm lượng lactoferrin trong sữa mẹ cũng không hề bị giảm đi.
Sữa mẹ giã đông: Sữa mẹ cấp đông cần được giã đông đúng cách. Cách đúng nhất là giã đông tự nhiên trong ngăn mát tủ lạnh, trước khi cho bé bú thì đặt bình sữa/ túi sữa vào bát nước ấm. Việc giã đông từ từ này không làm mất đi lactoferrin và các chất kháng thể quan trọng khác. Không bao giờ đun nóng, đun sôi sữa mẹ vì cách làm này sẽ giết chết hết các yếu tố miễn dịch bao gồm cả lactoferrin.
Mẹ cho con bú uống thêm thuốc bổ sung sắt thì không ảnh hưởng đến lượng lactoferrin trong sữa mẹ. |
Lactoferrin và việc bổ sung sắt
Với mẹ đang cho con bú: Nghiên cứu cho thấy rằng nếu mẹ cho con bú uống thêm thuốc bổ sung sắt thì nó không ảnh hưởng đến lượng lactoferrin trong sữa mẹ.
Với bé bú mẹ hoàn toàn: Trẻ sơ sinh khỏe mạnh, chào đời đủ ngày đủ tháng sẽ hấp thụ tối đa lượng sắt có trong sữa mẹ. Vì vậy, trong 6 tháng đầu đời, trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ không lo bị thiếu sắt.
Sau 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bổ sung thêm thức ăn khác ngoài sữa mẹ để đảm bảo không bị thiếu sắt. Giai đoạn này thường gọi là giai đoạn ăn dặm. Một số trẻ cần ăn dặm sớm hơn, nhưng nói chung vẫn từ 4-6 tháng tuổi.
Trẻ sinh non: Trẻ nhận được toàn bộ lượng sắt lưu trữ trong cơ thể được truyền từ mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Với trẻ sinh non, trẻ không nhận đủ lượng sắt như trẻ sinh đủ tháng. Vì thế, trẻ sinh non có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt trong 6 tháng đầu đời. Trẻ càng nhỏ và càng chào đời sớm, thì nguy cơ này càng cao. Vì thế những em bé sinh non nên được bú mẹ càng sớm càng tốt, duy trì bú mẹ càng lâu càng tốt và tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ cho bé bổ sung thuốc sắt từ 2 tuần tuổi đến 12-15 tháng tuổi.
Với trẻ bú sữa công thức: Sắt trong sữa công thức không dễ hấp thu như sắt có trong sữa mẹ. Vì vậy, để ngăn chặn các vấn đề liên quan đến thiếu máu do thiếu sắt, trẻ bú sữa công thức nên được bú loại sữa có tăng cường chất sắt. Nếu sữa công thức có hàm lượng sất thấp, có thể cho bổ sung thuốc sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ vừa bú mẹ vừa bú sữa công thức: Với trường hợp này, trẻ cũng có thể được uống thuốc bổ sung sắt nhưng vẫn theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Hàm lượng lactoferrin trong sữa công thức dĩ nhiên thấp hơn nhiều so với trong sữa mẹ. |
Lactoferrin và sữa công thức cho trẻ nhỏ
Vì những lợi ích vô giá mà lactoferrin có trong sữa mẹ mang lại, các hãng sản xuất sữa công thức cũng đang cố gắng bổ sung thêm lactoferrin vào sữa bột. Vì thế ngày nay một số loại sữa bò cũng có chứa lactoferrin, tất nhiên với hàm lượng thấp hơn nhiều so với hàm lượng có trong sữa mẹ. Lactoferrin trong sữa công thức có thể đến từ những con bò.
Dẫu vậy, sữa mẹ vẫn luôn được khuyến cáo là an toàn, phù hợp và hoàn hảo nhất với sự phát triển toàn diện của trẻ sợ sinh và trẻ nhỏ. Dù sữa công thức ngày nay cũng có cả lactoferrin nhưng không bao giờ có thể so sánh được với sữa mẹ. Hãy cho con bú mẹ càng lâu càng tốt, không chỉ để gắn kết tình cảm mẹ con mà còn để mang lại hệ miễn dịch hoàn hảo cho trẻ.
Đô thị 17:38 | 11/03/2020
Lối sống 13:10 | 18/05/2019
Lối sống 10:50 | 25/04/2019
Lối sống 11:00 | 18/07/2018
Lối sống 07:03 | 25/06/2018
Lối sống 09:05 | 28/02/2018
Lối sống 03:20 | 27/02/2018
Lối sống 07:53 | 23/02/2018