Mở cửa bán trở lại sau 50 ngày cách li chống Covid-19, thương nhân Malaysia hốt hoảng bởi giày dép, túi xách 'mốc xanh mốc đỏ'

Hoạt động trở lại sau hơn 50 ngày đóng cửa do đại dịch Covid-19, vui mừng chưa bao lâu, các thương nhân đồ da Malaysia rơi vào tình thế dở khóc dở cười khi hàng hóa giữ tại cửa hàng, sau chưa đầy 2 tháng "cất kho" đã xuất hiện nấm mốc trầm trọng.
Vấn nạn nấm mốc khiến các thương nhân đồ da Malaysia đau đầu hậu phong tỏa - Ảnh 1.

Hình ảnh những chiếc giày da, túi xách da thật bị nấm mốc tàn phá sau tại một trung tâm mua sắm sau hơn 50 ngày đóng cửa do đại dịch Covid-19. (Nguồn: Strait Times).

Tại một trung tâm mua sắm ở vùng Pulau Tikus, Penang, Malaysia, ông Chong - chủ cửa hàng kinh doanh thời trang du lịch và đồ mùa đông, đã trả lời về nguyên nhân hàng hóa của ông bị nấm mốc, rằng khả năng có thể là do độ ẩm cao.

"Vì nhiệt độ của trung tâm mua sắm phụ thuộc vào hệ thống điều hòa, đôi khi sẽ xuất hiện độ ẩm cao khi nhiệt độ đang mát mẻ lại đột ngột tăng lên", ông Chong, 47 tuổi, nói.

"Điều này gây ra sự gia tăng đột ngột hơi nước trong không khí xung quanh các sản phẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển", ông nói thêm.

Ông Chong cũng cho biết nấm mốc đã được phát hiện trên một số sản phẩm ví, ba lô và túi xách bằng da.

"Nấm mốc làm cho các sản phẩm trông kém hấp dẫn hơn, nhưng thực ra nó không gây ảnh hưởng đến chức năng của sản phẩm", ông Chong trả lời với Strait Times tại cửa hàng vào đầu tuần.

"Tất cả những gì chúng tôi cần làm là thêm một chút dầu và đánh bóng sản phẩm bằng một miếng vải sạch", ông chia sẻ.

Cũng trong trung tâm mua sắm tại Pulau Tikus này, bà Lai - 65 tuổi, một thương nhân bán ví và túi xách khác, cho biết sau khi mở cửa trở lại, hầu hết các sản phẩm của bà đều bị dính bụi bẩn.

"Các sản phẩm được để trên giá trưng bày bị dính bụi bẩn, vì chúng tôi đã không có thời gian để làm sạch chúng lúc đóng cửa", bà Lai chia sẻ. "Nhưng hầu hết các sản phẩm khác của chúng tôi đều ổn vì chúng đã được bọc trong giấy để lưu kho, trước khi chúng tôi đóng cửa theo lệnh hạn chế đi lại (MCO)".

Bà Saw, 51 tuổi - trợ lí bán hàng của trung tâm mua sắm, khi được phỏng vấn cho biết các sản phẩm da bị nấm mốc phát triển có thể dễ dàng được làm sạch bằng dầu trẻ em, hoặc bộ đánh bóng đồ gỗ.

"Trong 2 tháng đóng cửa, sự dao động nhiệt độ của hệ thống điều hòa không khí tại trung tâm thương mại có thể đã xảy ra, dẫn đến không khí đôi khi trở nên ẩm hơn", ông nói. "Và vì thời tiết hay mưa, không khí cũng trở nên ẩm ướt hơn".

"Chất liệu da rất bền, và nếu như bạn chăm sóc và bảo quản nó tốt, nấm mốc sẽ không dễ dàng phát triển trên bề mặt nó", bà Saw, giám sát viên các sản phẩm ví và túi xách da tại trung tâm thương mại cho biết.

Vấn nạn nấm mốc khiến các thương nhân đồ da Malaysia đau đầu hậu phong tỏa - Ảnh 2.

Quầy trưng bày balo da tại một cửa hàng đồ da tại một trung tâm thương mại ở Selangor, Malaysia. (Nguồn: Strait Times).

Vấn nạn nấm mốc khiến các thương nhân đồ da Malaysia đau đầu hậu phong tỏa - Ảnh 3.

Không chỉ mỗi túi xách, balo và ví da, các dây nịt cũng chịu chung số phận. (Nguồn: Strait Times).

Vấn nạn nấm mốc khiến các thương nhân đồ da Malaysia đau đầu hậu phong tỏa - Ảnh 4.

Các loại ví da nguyên chất hơn sẽ có tốc độ bị nấm mốc nhanh hơn. (Nguồn: Strait Times).

Ông Garry Chua - Chủ tịch Hiệp hội các Nhà bán lẻ Malaysia (MRCA), thành phố Petaling Jaya, bang Selangor, cho rằng các nhà bán lẻ và các trung tâm mua sắm cần phải hợp tác với nhau để thu hút nhiều khách hàng đến mua sắm hơn.

"Các trung tâm mua sắm cần phải tổ chức những chương trình khuyến mãi táo bạo để giúp các nhà bán lẻ của mình", ông Chua nói.

"Các trung tâm mua sắm cũng cần chứng minh rằng họ có các qui trình vận hành đủ tiêu chuẩn để ngăn ngừa virus Covid-19, như các chốt kiểm tra nhiệt độ và cung cấp đầy đủ nước khử trùng, nhằm lấy lại niềm tin của khách hàng", Chủ tịch Chua MRCA nói thêm.

Gần đây, bài đăng chia sẻ những hình ảnh hàng hóa bị nấm mốc của một cửa hàng đồ da đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Facebook ở Malaysia.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.