Ông Gregory Daco – một nhà kinh tế thuộc Oxford Economics – chia sẻ với Reuters: "Tác động khủng khiếp nhất của dịch Covid-19 là thắt chặt các điều kiện kinh tế của Mỹ".
Dịch do SARS-Cov-2 bùng phát khiến thị trường khoán thế giới điêu đứng trong suốt thời gian qua, Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Ước tính trong tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng khiến 2.000 tỉ USD bốc hơi.
Với nguy cơ lây lan khủng khiếp của virus corona chủng mới, ông Daco nhận định rằng các biến động mạnh mẽ trong thị trường chứng khoán sẽ là cú đòn giáng lên chi tiêu quốc gia này.
Đồng USD tăng giá khiến cho tiêu dùng tại Mỹ đắt đỏ hơn, và người dân tại đây cũng chi tiêu cẩn trọng hơn, thậm chí dịch bệnh còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Mỹ.
Thị trường chứng khoán là kim chỉ nam phản ánh chi tiêu của người dân Mỹ, dù không phải tất cả người dân Mỹ đều tăng tiêu dùng khi thị trường chứng khoán tăng trưởng.
Điển hình là khi chỉ số S&P 500 giảm 9,2% vào tháng 12/2018, Bộ Thương mại Mỹ đã thông báo doanh số bán lẻ nước này giảm 3% so với tháng trước đó.
Ngày 24 và 25/2 mới đây, do tình hình nghiêm trọng của dịch Covid-19, chỉ số S&P 500 tụt dốc 7,6%, hơn 2.100 tỉ USD bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán Mỹ.
Một chuyên gia kinh tế của Tập đoàn tài chính Moody's – ông Mark Zandi, cho hay thị trường chứng khoán đỏ liên tục sẽ tác động mạnh lên nền kinh tế Mỹ, do nó có liên quan chặt chẽ đến tiêu dùng trong nước. Ông nhận định rằng "người tiêu dùng chính là ranh giới quyết định giữa một nền kinh tế suy thoái và một nền kinh tế tăng trưởng".
Nhóm người sinh trong khoảng từ năm 1946-1964 đang hoặc sắp bước vào giai đoạn nghỉ hưu, được ông Zandi nhận định có xu hướng hạn chế chi tiêu lớn nhất, ngay khi thị trường xuất hiện các biến động mạnh.
Ngoài ra, chi tiêu của phân khúc người giàu tại Mỹ cũng có dấu hiệu giảm nhiệt. "Các mặt hàng xa xỉ cũng như các dịch vụ khách sạn cao cấp sẽ có doanh thu giảm", chia sẻ của bà Danielle dimartino Booth - người sáng lập Quill Intelligence.
Dù vậy, trong dịch bệnh, người dân Mỹ được nhận định có tâm lí lạc quan hơn so với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra vào năm ngoái.
Tuy nhiên, họ vẫn bày tỏ sự lo lắng cho sự tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh SARS-Cov-2 kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ.
Ông Daco cho hay nếu các thành phố lớn như New York, Washington D.C. hay San Francisco phát hiện các trường hợp nhiễm Covid-19, hậu quả có thể là rất lớn, do người tiêu dùng cắt giảm đáng kể mức chi tiêu thông thường.
Tính đến ngày 29/2, toàn nước Mỹ có tổng cộng 60 ca nhiễm virus Covid-19. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đầu tuần này đã kêu gọi người dân Mỹ nâng cao ý thức cảnh giác, chuẩn bị tốt tâm lí nhằm đối phó với dịch bệnh mới.
Tuy nhiên các biện pháp khống chế dịch sẽ làm gián đoạn hoạt động của nền kinh tế Mỹ, "Chúng sẽ gây nên một cú sốc khác thường lên nền kinh tế Mỹ", bà Diane Swonk của Grant Thornton nhận định.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020