Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 11/1: Vay BIDV 4.700 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ

Chiều 11/1, TAND TP HCM tiếp tục phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm về cùng tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
phien toa xu pham cong danh tram be chieu 111 luat su tiep tuc xet hoi
Luật sư tham gia xét hỏi trong vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê.

Trước đó, trong phiên tòa sáng cùng ngày, các luật sư tiến hành xét hỏi các bị cáo liên quan đến 2 hành vi phạm tội trong vụ án này, đó là hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gửi tiền sang Sacombank, cho vay, bảo lãnh và trả nợ thay cho 6 công ty , gây thiệt hại cho VNCB trên 1.835 tỷ đồng; Và hành vi làm trái của Nguyễn Việt Hà và đồng phạm trong việc nhận ủy thác đầu tư trái phiếu từ Tập đoàn Thiên Thanh số tiền 903 tỷ đồng.

Theo lời khai của các bị cáo Nguyễn Việt Hà (TGĐ quỹ Lộc Việt) tại tòa, việc nhận ủy thác trái phiếu là vì quỹ Lộc Việt nhận thấy việc nhận ủy thác mang lại lợi ích cho quỹ Lộc Việt, và cũng tăng uy tín của Quỹ Lộc Việt trên thị trường vì làm ăn với một tập đoàn lớn.

Luật sư Vân tiếp tục hỏi Nguyễn Việt Hà: “Khi bị cáo Mai trao đổi các chủ trương, với tư cách Tổng giám đốc quỹ Lộc Việt, bị cáo quyết định tham gia nhận ủy thác đầu tư trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh dựa trên tiêu chí nào?”. Bị cáo Nguyên Việt Hà cho biết: “Thiên Thanh là tập đoàn lớn, khá uy tín trên thị trường, việc nhận ủy thác đầu tư trái phiếu cho một tập đoàn lớn ngoài mang lại lợi ích cho quỹ Lộc Việt, còn nâng cao uy tín của đơn vị trên thị trường”.

Luật sư Bùi Phương Lan, Bào chữa cho Phạm Công Danh hỏi bị cáo Trầm Bê về quy trình cho vay tại Sacombank. Bị cáo Trầm Bê cho biết ông có mối quan hệ quan biết từ trước với Danh. Danh trực tiếp gặp Trầm Bê đề nghị cho Danh vay tiền, Trầm Bê biết Danh là Chủ tịch HĐQT VNCB không thể vay tiền tại VNCB nên đã đồng ý cho Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB.

Danh trực tiếp gặp Phan Huy Khang, Thành viên HĐTD, Tổng giám đốc Sacombank thống nhất cho Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB. Theo ông Bê, quy trình vay vốn thì hạn mức của ai người đó chịu trách nhiệm. Hạn mức phê duyệt của ông là từ trên 150 tỷ đến 1.800 tỷ. Nếu trên 1.800 tỷ phải trình lên HĐQT. Vì vậy ông Danh mới gặp ông trước để tránh gặp rắc rối. Khi xem xét khoản vay hợp lý thì ông đồng ý.

Thuộc cấp của Trầm Bê là bị cáo Phan Huy Khang khai nhận, sau khi Trầm Bê đồng ý chủ trương cho Danh vay tiền, Khang giao cấp dưới thực hiện. Trong quá trình giải quyết cho vay, Bê chỉ xem xét hạn mức cho vay, còn việc xem xét hồ sơ là của Khang, nếu có vấn đề gì bất thường sẽ báo cáo Trầm Bê để giải quyết. “Khi nhận hồ sơ từ cấp dưới chuyển lên, tôi không thấy hồ sơ có gì bất thường”, bị cáo Khang nói.

Bị cáo Khang cho biết: “Khi ông Bê giao nhiệm vụ, tôi thấy đúng thì mới triển khai. Chúng tôi thấy hợp lý thì cho vay, chứ ông Bê không áp đặt phải cho ông Danh vay”.

Phiên tòa chiều nay, các luật sư tiếp tục xét hỏi các bị cáo.

phien toa xu pham cong danh tram be chieu 111 luat su tiep tuc xet hoi Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 10/1: Nhân viên bảo vệ, lái xe... bất ngờ được làm giám đốc

Ngày 10/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử với phần thẩm vấn các ...

16:51 16:13 16:12 15:38 15:38 15:19 15:11 14:59 14:48 14:18 14:01 13:44
16:51

HĐXX hỏi Đại diện sở kế hoạch đầu tư tỉnh Long An về giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Tuy nhiên, đại diện này không có mặt tại tòa nên HĐXX quyết dịnh dừng phiên tòa và sẽ tiếp tục vào sáng mai (12/1).

16:13

Bị cáo Phan Thành Mai

HĐXX hỏi bị cáo Phan Thành Mai về hành vi tại BIDV, bị cáo Mai thừa nhận hành vi này giống như trong bản cáo trạng. Bị cáo chịu trách nhiệm chuẩn bị nguồn vốn và ký các hợp đồng liên quan đến HĐQT.

Bị cáo Mai cho biết ban đầu bị cáo không tham gia trực tiếp vào việc 12 công ty vay BIDV 4.700 tỷ đồng. Việc này Phạm Công Danh ra chủ trương, thống nhất chủ trương với BIDV và chỉ đạo nhóm Tài chính Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện (gồm Mai Hữu Khương, Lưu Trung Kiên, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng, Phạm Công Trung). Sau khi Tổ Tài chính Thiên Thanh lập xong hồ sơ vay gửi đến 4 chi nhánh BIDV.

BIDV không chấp thuận đất 302 Tô Hiến Thành vì sổ đỏ vẫn thuộc Quân khu 7 chưa sang tên cho Tập đoàn Thiên Thanh. Do vậy, bị cáo Danh quyết định dùng tiền gửi của VNCB gửi sang BIDV để bảo lãnh các khoản vay của 12 công ty và bắt đầu từ đó, bị cáo Mai chính thức tham gia vào việc 12 công ty vay vốn BIDV với tổng số tiền 4.700 tỷ đồng.

Theo chỉ đạo của bị cáo Danh, bị cáo Mai tham gia các cuộc họp nội bộ và cuộc họp với BIDV để thống nhất về việc dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh các khoản vay. Đồng thời, bị cáo Mai tham gia ký 12 biên bản họp HĐQT VNCB về việc thống nhất cho vay và hỗ trợ cho 12 công ty vay tiền tại BIDV và ký nháy về nội dung này 12 Nghị quyết HĐQT do Mai Hữu Khương soạn thảo.

Việc VNCB gửi tiền thị trường 2 tại BIDV có làm văn bản xin ý kiến Tổ giám sát về việc gửi tiền và hạch toán ghi sô là tiền gửi nhưng khi bảo lãnh và trả nợ thay đều không báo cáo, không hạch toán ngay vào sổ sách ngân hàng.

Số tiền 4.700 tỷ đồng vay xuất phát từ các công ty, nhưng mục đích là tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN; trong đó tăng vốn chỉ cần 4.500 tỷ đồng, còn 200 tỷ đồng để chăm sóc khách hàng.

Về 12 biên bản họp HĐQT VNCB về việc thống nhất chủ trương hỗ trợ 12 công ty tìm kiếm nguồn vốn để thu mua nguyên vật liệu xây dụng cung ứng cho các khách hàng, bị cáo khai mục đích này là không có thật. Trên thực tế, các công ty không hoạt động.

HĐXX: Mục đích vay tiền là để tăng vốn điều lệ, vốn điều lệ lúc đó đang là 3.000 tỷ đồng. Theo yêu cầu của NHNN là tăng lên 7.500 tỷ đồng, vì vậy cần thêm 4.500 tỷ đồng? Tại sao không vay 4.500 tỷ đồng thôi mà vay 4.700 tỷ đồng?

Bị cáo Mai: Do áp lực tăng vốn điều lệ, tăng trưởng tín dụng, trong khi vốn Ngân hàng Xây dựng lúc đó có 3.000 tỷ đồng, nên các bị cáo đã vay BIDV tổng số 4.700 tỷ đồng. Bị cáo Danh dùng chủ yếu vào mục đích tăng vốn tăng vốn điều lệ Ngân hàng Xây dựng theo đề án NHNN duyệt từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng.

Bị cáo cho rằng lỗi là do HĐQT của Ngân hàng Xây dựng và các bị cáo đang có mặt tại đây, vì ai cũng nóng lòng có vốn điều lệ, chăm sóc khách hàng để tạo uy tín cho ngân hàng.

Bị cáo Mai cho biết tại thời điểm bị cáo bị khởi tố thì tổng số tiền của Ngân hàng Xây dựng vào khoảng 40.000 tỷ đồng.

16:12

Phiên tòa tiếp tục

HĐXX chuyển qua xét hỏi về hành vi Phạm Công Danh vay tiền của BIDV

15:38

Phiên tòa tạm nghỉ 15 phút

15:38

Luật sư Phan Anh Vũ xin phép HĐXX để được hỏi bị cáo Danh. Tuy nhiên, khi đứng trước tòa, ông Phạm Công Danh yêu cầu được biết tên luật sư rồi mới mới trả lời câu hỏi.

Trả lời luật sư, ông Danh cho biết đến gặp ông Trầm Bê để giới thiệu công ty vay tiền. Bị cáo chỉ lo phần chủ trương, còn thực hiện do Mai. Ngoài ra, ông Danh cho biết đã trả lời rất nhiều lần về vấn đề này, kèm theo sức khỏe yếu nên mong HĐXX xem xét.

15:19

Trong quá trình luật sư xét hỏi, HĐXX nhiều lần nhắc nhở các luật sư phải đăng kí trước với thư ký để tham gia phần này.

15:11

Nguyễn Quốc Viễn, nguyên Trưởng ban kiểm soát của Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 111 ong danh xin hdxx xem xet cho nhung giam doc ao

Khi bị cáo làm phương án xong rồi giao lại cho ông Khương nên không biết việc ký ở đâu, thời điểm nào.

Mai Hữu Khương – nguyên thành viên Hội đồng quản trị VNCB

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 111 ong danh xin hdxx xem xet cho nhung giam doc ao

Luật sư hỏi trong mối quan hệcông việc giữa Khương và Tùng có phụ thuộc cấp trên cấp dưới không?

Theo ông Khương, 2 bộ phận khác nhau. Bị cáo nhờ Tùng hỗ trợ làm báo cáo tài chính. Bị cáo chỉ nói 1 lần và nói nhờ làm báo cáo tài chính chứ không nói làm để làm gì. Bị cáo nhận báo cáo tài chính từ nhân viên tài chính của Thiên Thanh Bị cáo làm xong toàn bộ hồ sơ mới kêu các giám đốc ký.

Bị cáo Khương khai rằng, không nhớ rõ là đã nhờ Tùng làm báo cáo tài chính năm 2012 hay 2013.

Phan Thanh Tùng

Bị cáo làm báo cáo tài chính khoảng 7/2013. Bị cáo đọc cáo trạng thì giải ngân tháng 1/2013.

Theo luật sư, thời gian như vậy là không hợp lý.

14:59

Ông Phạm Công Danh

Theo ông Danh, lời khai của 4 người trên đó hoàn toàn đúng. Theo đó, ông Danh thuê nhân viên đứng tên trên hồ sơ vay hàng ngàn tỷ đồng.

“Tôi không hề ép buộc họ đứng tên giám đốc, bản thân họ vì tin tưởng nên họ không kiểm tra hồ sơ. Việc làm hồ sơ cho vay tôi không hề che đậy".

Trước là họ được hưởng lương, sau là nghĩa vụ Các giám đốc đứng tên thuê không được hưởng bất kỳ đồng tiền này từ các khoản tiền vay từ ngân hàng. Họ cũng không yêu cầu lương mà cho là tự nguyện Danh đưa cho.

"Xin HĐXX xem xét cho họ, vì họ cũng rất khó khăn", Danh trình bày.

14:48

Luật sư Nguyễn Tuấn Khanh (bào chữa cho 4 bị cáo trong nhóm nhân viên được ông Danh đưa lên làm giám đốc)

Bao gồm Nguyễn An Vinh (GĐ Công ty nhất nhất vinh), Nguyễn Ngọc Thái (GĐ Công ty Quốc Thắng), Lê Đài (GĐ Công ty Bảo Gia), Lê Duy Lương (GĐ Công ty Thành Công).

Theo 4 bị cáo này, việc ký vào hồ sơ để vay vốn thì các bị cáo chỉ biết ký chư không biết ký để làm gì, và không sử dụng số tiền đó.

Riêng bị cáo Vinh không phải là nhân viên tập đoàn Thiên Thanh, do vợ bị cáo và ông Danh nhờ. Bị cáo sợ ảnh hưởng công việc của vợ tại tập đoàn Thiên Thanh. Ngoài ra Vinh nghe nói là chỉ đứng tên và ký tên giùm chứ không làm gì nên đồng ý. Toàn bộ số tiền Vinh ký, Vinh không biết chuyển về đâu và Vinh không sử dụng.

14:18

Phiên tòa chiều nay tiếp tục làm việc

14:01
Xử vụ Phạm Công Danh: Ông Trầm Bê nói không biết tình cảnh của ông Danh Xử vụ Phạm Công Danh: Ông Trầm Bê nói không biết tình cảnh của ông Danh

Ông Trầm Bê nói không biết VNCB đang bị Ngân hàng Nhà nước giám sát, nếu biết thì không cho vay hoặc cho vay phải ...

Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 10/1: Nhân viên bảo vệ, lái xe... bất ngờ được làm giám đốc Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 10/1: Nhân viên bảo vệ, lái xe... bất ngờ được làm giám đốc

Ngày 10/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử với phần thẩm vấn các ...

Ông Trầm Bê cho Phạm Công Danh vay tiền không cần suy nghĩ Ông Trầm Bê cho Phạm Công Danh vay tiền không cần suy nghĩ

Ông Trầm Bê cho rằng không cần suy nghĩ khi Phạm Công Danh đến hỏi vay tiền, ông cũng chưa từng nghiên cứu Luật Các ...

13:44

Trước đó, trong phiên tòa sáng cùng ngày, các luật sư tiến hành xét hỏi các bị cáo liên quan đến 2 hành vi phạm tội trong vụ án này, đó là hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gửi tiền sang Sacombank, cho vay, bảo lãnh và trả nợ thay cho 6 công ty, gây thiệt hại cho VNCB trên 1.835 tỷ đồng; Và hành vi làm trái của Nguyễn Việt Hà và đồng phạm trong việc nhận ủy thác đầu tư trái phiếu từ Tập đoàn Thiên Thanh số tiền 903 tỷ đồng.

Theo lời khai của các bị cáo Nguyễn Việt Hà (TGĐ quỹ Lộc Việt) tại tòa, việc nhận ủy thác trái phiếu là vì quỹ Lộc Việt nhận thấy việc nhận ủy thác mang lại lợi ích cho quỹ Lộc Việt, và cũng tăng uy tín của Quỹ Lộc Việt trên thị trường vì làm ăn với một tập đoàn lớn.

Luật sư Vân tiếp tục hỏi Nguyễn Việt Hà: “Khi bị cáo Mai trao đổi các chủ trương, với tư cách Tổng giám đốc quỹ Lộc Việt, bị cáo quyết định tham gia nhận ủy thác đầu tư trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh dựa trên tiêu chí nào?”. Bị cáo Nguyên Việt Hà cho biết: “Thiên Thanh là tập đoàn lớn, khá uy tín trên thị trường, việc nhận ủy thác đầu tư trái phiếu cho một tập đoàn lớn ngoài mang lại lợi ích cho quỹ Lộc Việt, còn nâng cao uy tín của đơn vị trên thị trường”.

Luật sư Bùi Phương Lan, Bào chữa cho Phạm Công Danh hỏi bị cáo Trầm Bê về quy trình cho vay tại Sacombank. Bị cáo Trầm Bê cho biết ông có mối quan hệ quan biết từ trước với Danh. Danh trực tiếp gặp Trầm Bê đề nghị cho Danh vay tiền, Trầm Bê biết Danh là Chủ tịch HĐQT VNCB không thể vay tiền tại VNCB nên đã đồng ý cho Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB.

Danh trực tiếp gặp Phan Huy Khang, Thành viên HĐTD, Tổng giám đốc Sacombank thống nhất cho Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB. Theo ông Bê, quy trình vay vốn thì hạn mức của ai người đó chịu trách nhiệm. Hạn mức phê duyệt của ông là từ trên 150 tỷ đến 1.800 tỷ. Nếu trên 1.800 tỷ phải trình lên HĐQT. Vì vậy ông Danh mới gặp ông trước để tránh gặp rắc rối. Khi xem xét khoản vay hợp lý thì ông đồng ý.

Thuộc cấp của Trầm Bê là bị cáo Phan Huy Khang khai nhận, sau khi Trầm Bê đồng ý chủ trương cho Danh vay tiền, Khang giao cấp dưới thực hiện. Trong quá trình giải quyết cho vay, Bê chỉ xem xét hạn mức cho vay, còn việc xem xét hồ sơ là của Khang, nếu có vấn đề gì bất thường sẽ báo cáo Trầm Bê để giải quyết. “Khi nhận hồ sơ từ cấp dưới chuyển lên, tôi không thấy hồ sơ có gì bất thường”, bị cáo Khang nói.

Bị cáo Khang cho biết: “Khi ông Bê giao nhiệm vụ, tôi thấy đúng thì mới triển khai. Chúng tôi thấy hợp lý thì cho vay, chứ ông Bê không áp đặt phải cho ông Danh vay”.

Phiên tòa chiều nay, các luật sư tiếp tục xét hỏi các bị cáo.

phien toa xu pham cong danh tram be chieu 111 luat su tiep tuc xet hoi Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 10/1: Nhân viên bảo vệ, lái xe... bất ngờ được làm giám đốc

Ngày 10/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử với phần thẩm vấn các ...

chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.