Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 17/1: HĐXX nhắc nhở các luật sư không hỏi những câu hỏi ngoài phạm vi xét hỏi

Sáng 17/1, vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế” xảy ra tại 4 ngân hàng VNCB, Sacombank, TPBank và BIDV tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử.

Trước đó, trong phiên tòa chiều 16/1, HĐXX đã cgo mời đại diện CB đến tòa làm rõ số tiền 4.500 tỷ đồng mà Phạm Công Danh và các đồng phạm đã chuyển vào VNCB với mục đích tăng vốn điều lệ.

Trả lời tại phiên tòa, đại diện CB cho biết, số tiền 4.500 tỷ đồng này nằm trong tài khoản tiền gửi của VNCB tại NHNN. Tuy nhiên, tại thời điểm NHNN mua lại VNCB với giá 0 đồng thì vốn điều lệ tại ngân hàng đã âm hơn 694 tỷ đồng. Do dòng tiền này đã hòa chung với số tiền của ngân hàng nên đã sử dụng hết.

Ngoài ra, đại diện CB thừa nhận, số tiền 4.500 tỷ đồng do VNCB sử dụng phục vụ mục đích của ngân hàng, không phải cá nhân Phạm Công Danh và đồng phạm sử dụng.

Cũng tại phiên tòa, đại diện Tổ giám định NHNN cho biết, BIDV không thiệt hại gì. Việc BIDV siết nợ bằng tiền bảo lãnh vay vốn để thu nợ là phù hợp quy định pháp luật.

Sau khi xét hỏi xong khoản tiền 4.500 tỷ đồng, HĐXX chuyển sang tiếp tục xét hỏi về gói tín dụng gần 1.700 tỷ đồng mà Phạm Công Danh đã chỉ đạo vay vốn tại TPBank.

Theo đó, các bị cáo là giám đốc các công ty đứng tên làm hồ sơ vay vốn tại TPBank đều không biết rõ mục đích vay vốn tại TPBank mà các bị cáo đã ký trong hợp đồng. Về việc đầu tư trái phiếu tại tập đoàn Thiên Thanh và công ty Trung Dung, các bị cáo này đều thừa nhận sơ sót và chủ quan của mình.

Bị cáo Nguyễn Thế Linh (TGĐ Công ty TNHH Phát triển Đầu tư Thuận Phát) cho biết, khi mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh thì không biết đây trái phiếu phát hành bất hợp pháp. Khi làm việc với cơ quan điều tra thì mới biết. Nếu biết trái phiếu không được phát hành thì bị cáo sẽ không mua, bị cáo không được hưởng lợi nhuận gì.

Kế đến bị cáo Nguyễn Ngọc Tuấn (GĐ Công ty CP Đầu tư Phát triển và Dịch vụ An Phát) khai: khi mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh không biết là trái phiếu này phát hành trái pháp luật. Khi lên làm việc với cơ quan điều tra bị cáo mới biết, nếu biết là bất hợp pháp thì bị cáo sẽ không mua. Sau khi mua trái phiếu, theo phương án kinh doanh là khoản này có lợi cho công ty nhưng do tất toán sớm nên đã không có lợi gì.

Liên quan đến gói tín dụng 1.700 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Thu Hương (nguyên nhân viên tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh) khai, Tập đoàn Thiên Thanh chuyển số tiền gần 40 tỷ đồng vào tài khoản của mình tại Agribank Lý Thường Kiệt, TP HCM để Hương chuyển trả lãi cho Tập đoàn Thiên Thanh như sau: Chuyển trả lãi vay cho Agribank - Tân Phú số tiền 2,1 tỷ đồng; Agribank - CN Láng Hạ số tiền 31,9 tỷ đồng; Ngân hàng Bản Việt - Sở Giao Dịch số tiền 337 triêu đồng; Ngân hàng Oceanbank - CN Sài Gòn số tiền 1.9 tỷ đồng; Chuyển trả ông Quách Chánh Hưng tiền mua rượu trong thời gian dài (không có chứng từ) số tiền 1,25 tỷ đồng đồng; còn 370,8 triệu đồng được Hương rút ra mang về giao lại cho Phạm Công Danh sử dụng.

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 171 tiep tuc lam ro goi tin dung 1700 tai tpbank Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 15/1: 'Bị cáo không phải đồng phạm với Phạm Công Danh'

Ngày 15/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử ­­­­­­­­sơ thẩm. Đây là ngày ...

11:33 11:20 11:13 10:55 10:33 09:58 09:38 09:14 09:13 08:47 08:35 07:16
11:33

Phiên tòa buổi sáng kết thúc

11:20

Luật hỏi đại diện TPBank: Nguồn tiền để giải ngân cho 11 công ty vay có phải nguồn tiền VNCB gửi tại TPBank không?

Đại diện TPBank: Nguồn tiền giải ngân đến từ nguồn huy động chứ không phải nguồn tiền gửi của VNCB tại TPBank.

LS: Khi Cường, Thuỷ chuyển hồ sơ lên ngân hàng thì họ có khuyến cáo báo cáo rằng hồ sơ thiếu báo cáo tài chính kiểm toán và văn bản pháp lý về dự án trái phiếu thì tại sao TPBank vẫn cho vay?

Đại diện TPBank: Tôi đề nghị luật sư kiểm tra lại hồ sơ.

LS hỏi bị cáo Nguyễn Việt Cường: khi bị cáo Cường và Thủy báo hồ sơ cho vay lên TPBank, lúc đó đã khuyến cáo thiếu... đã báo cho TPBank đúng không?

Thưa đúng. Trong quá trình phê duyệt tổ thẩm duyệt phải thẩm duyệt rồi chuyển cho lãnh đạo của TPBank rồi mới chuyển lại cho các bị cáo kí. Phải có ủy quyền của TPbank thì mới có quyền kí hợp đồng tín dụng.

11:13

Luật sư Lê Thị Thúy Chi thẩm vấn bị cáo Việt Hà: Trong quá trình liên hệ với TPBank bị cáo gặp nhứng ai, gặp ai trước, ai sau?

Bị cáo gặp anh Cường, chị Thủy. Xuất phát từ thông tin TPBank cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo đến TPBank tim hiểu và được ông Đinh Việt Cường, Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp cho biết TPBank có chương trình ưu đãi cho các Doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung với hình thức bảo lãnh khoản vay là trái phiếu hình thành từ vốn vay.

Luật sư thẩm vấn bị cáo Đặng Thị Bích Thủy (nguyên Phó giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp TPBank).

Thủy cho biết trước khi gặp bị cáo Hà thì không biết Hà đã gặp cường hay để trao đổi về gói tín dụng. Thẩm quyền của bị cáo chỉ đề xuất để cấp tín dụng, sau đó thông qua thẩm định rồi mới qua phê duyệt của hội đồng tín dụng. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, bị cáo có nhận thấy một số điểm về tính pháp lý trong việc phát hành trái phiếu của các hồ sơ nên đã làm tờ trình lên cấp trên, Thủy cho hay.

Tuy nhiên bị cáo nghe nói là tờ trình của của mình không ảnh hưởng gì nên các khoản vay này vẫn được phê duyệt. Thủy phân cho các nhân viên, các nhân viên sẽ căn cứ vào quy định của ngân hàng mà thực hiện theo quy trình chứ bị cáo không trực tiếp soạn thảo hồ sơ, Thủy khai.

Luật sư hỏi: Bị cáo nhận thấy hồ sơ cho vay của các công ty xin vay vốn có đầy đủ không?

Bị cáo Thủy: Dạ có thiếu một số giấy tờ liên quan đến pháp lý, những thiếu sót này không phải là yếu tố trọng yếu.

Luật sư: Bị cáo có kiểm tra phương án vay vốn của các công ty này hay không?

Các công ty hoạt động tốt.

Luật sư: Bị cáo có biết tại sao VNCB đảm bảo bằng tiền gửi cho các công ty tại TPBank?

Thưa không.

Luật sư: Nguồn tiền giải ngân cho các công ty này, có phải là nguồn tiền gửi tại VNCB tại TPBank không?

Bị cáo chỉ là nhân viên nên không biết là nguồn tiền ở đâu.

Luật sư: Tại cơ qun điều tra bị cáo từng khai là nguồn tiền giải ngân cho các công ty là nguồn tiền gửi của VNCB, bị cáo trả lời sao về lời khai này?

Lời khai hôm nay ở tòa là đúng, còn ở cơ quan điều tra, thời gian đó bị cáo mới bị bắt, cảm thấy bối rối nên không biết khai như thế nào.

10:55

Luật sư Nguyễn Hoàng Trung (bào chữa cho bị cáo Trần Quang Huy) trình bày rằng luật sư sẽ tập trung số tiền 215 tỷ của công ty Toàn Phát vay của TPbank để mua trái phiếu của công ty Trung Dung

Luật sư hỏi Mai Hữu Khương: Trong số tiền 350 tỷ đồng, phía Trung Dung sử dụng như thế nào?

Bị cáo khương: Việc này CQĐT đã làm rõ

Luật sư: Trong kết luận điều tra bà Tâm là đối tác của Thiiên Thanh chứ không phải nhân viên, vậy tại sao chuyển tiền cho bà Tâm?

Bị cáo Khương: Bị cáo không biết

10:33

Phiên tòa tiếp tục làm việc

09:58

Phiên tòa nghỉ giải lao

09:38

Luật sư Hồ Hoài Nhân hỏi Trần Văn Bình

Tại tòa, bị cáo Bình mong HĐXX xem xét vì: Bị cáo thành khẩn khai báo với cơ quan điều tra. Con bị cáo còn nhỏ và đi học. Bị cáo không tư lợi và không có vai trò giúp sức cho Phạm Công Danh nên mong HĐXX xem xét cho bị cáo.

Về số tiền liên đới, bị cáo xin HĐXX xem xét cho bị cáo về số tiền liên đới, bị cáo không tư lợi, không sử dụng.

LS thẩm vấn đại diện TPBank, đại diện này cho biết Quy trình cho vay tại TPBank bao gồm nhận hồ sơ khách hàng, tìm hiểu thẩm đinh, phê duyệt. Nếu khoản vay đó lớn sẽ đưa lên cấp cao hơn để duyệt.

LS hỏi: Đối với khoản vay trên 100 triệu, người có thẩm quyền tại TPBank phê duyệt là ai?

Hạn mức phê duyệt thay đổi theo từng thời kì.

LS đề nghị hỏi một số lãnh đạo TPBank, tuy nhiên những người này vắng mặt nên luật sư đề nghị HĐXX công bố lời khai và VKS ghi nhận.

09:14

HĐXX hỏi bị cáo Đỗ Việt Bun (Trưởng nhóm khách hàng doanh nghiệp 1 TP Bank)

HĐXX: Trước khi thực hiện hành vi, anh có gặp, làm việc với ông Phạm Công Danh hay không?

Thưa không.

HĐXX: Nếu như trường hợp Thiên Thanh phát hành trái phiếu, anh có muốn vay tại TPBank nữa hay không?

Thưa không. Bị cáo không phải người đứng ra tham gia bão lãnh là khoản tiền gửi của VNCB tại TPBank để đầu tư trái phiếu Công ty Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.

09:13

Luật sư Trần Giáng Hương bào chữa bị cáo Nguyễn Tiến Dũng (kiểm soát viên định giá công ty TNHH dịch vụ đầu tư Thịnh Phát).

LS hỏi bị cáo: Trong biên bản họp HĐTV của Công ty Thịnh Phát có ghi ủy quyền cho ông không?

Có ghi rõ toàn bộ hồ sơ tài liệu mà do Nguyễn Tiến Dũng kí được hiểu là đã được HĐ thông qua.

LS: Ông Đinh Việt Cường là người kí chuyển tiền cho quỹ Lộc Việt, ông có được quyền kiểm soát và ngăn cản không?

Thời điểm đó anh Cường là PGĐ công ty thì bị cáo không có quyền cấm cản việc đó.

LS: Trong bản cáo trạng trạng trang 104, kết luận ông phải có trách nhiệm liên đới số tiền 162 tỷ đồng thì ông có ý kiến gì không?

Bị cáo không tham gia thảo thuận với ai. Do ông Cường thông báo cho bị cáo việc mua trái phiếu nói là đầu tư cho công ty nên bị cáo mới kí. Bị cáo cũng không quen biết ông Phạm Công Danh, bị cáo không sử dụng số tiền đó.

Bị cáo khẳng định là có hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh, không cố ý làm trái nên bị cáo không chịu trách nhiệm với số tiền đó.

08:47

Mở đầu phiên tòa, chủ tọa nhắc nhở các luật sư về vấn đề không hỏi những câu hỏi ngoài phạm vi mà HĐXX đang tiến hành xét hỏi. Các luật sư không đi vào trọng tâm vụ án, đi ra khỏi phạm vi xét hỏi là đang vi phạm nội quy xét hỏi của phiên tòa.

Mong các luật sư hợp tác với HĐXX để có 1 phiên tòa văn minh để tránh HĐXX phải đưa ra những quyết định không mong muốn khiến cho dư luận nghĩ là HĐXX không muốn cho các ls xét hỏi. HĐXX không muốn ngắt lời luật sư và mời các luật sư về chỗ. Đây là quy định của pháp luật

08:35

Phiên tòa sáng nay bắt đầu làm việc

07:16

Trước đó, trong phiên tòa chiều 16/1, HĐXX đã cgo mời đại diện CB đến tòa làm rõ số tiền 4.500 tỷ đồng mà Phạm Công Danh và các đồng phạm đã chuyển vào VNCB với mục đích tăng vốn điều lệ.

Trả lời tại phiên tòa, đại diện CB cho biết, số tiền 4.500 tỷ đồng này nằm trong tài khoản tiền gửi của VNCB tại NHNN. Tuy nhiên, tại thời điểm NHNN mua lại VNCB với giá 0 đồng thì vốn điều lệ tại ngân hàng đã âm hơn 694 tỷ đồng. Do dòng tiền này đã hòa chung với số tiền của ngân hàng nên đã sử dụng hết.

Ngoài ra, đại diện CB thừa nhận, số tiền 4.500 tỷ đồng do VNCB sử dụng phục vụ mục đích của ngân hàng, không phải cá nhân Phạm Công Danh và đồng phạm sử dụng.

Cũng tại phiên tòa, đại diện Tổ giám định NHNN cho biết, BIDV không thiệt hại gì. Việc BIDV siết nợ bằng tiền bảo lãnh vay vốn để thu nợ là phù hợp quy định pháp luật.

Sau khi xét hỏi xong khoản tiền 4.500 tỷ đồng, HĐXX chuyển sang tiếp tục xét hỏi về gói tín dụng gần 1.700 tỷ đồng mà Phạm Công Danh đã chỉ đạo vay vốn tại TPBank.

Theo đó, các bị cáo là giám đốc các công ty đứng tên làm hồ sơ vay vốn tại TPBank đều không biết rõ mục đích vay vốn tại TPBank mà các bị cáo đã ký trong hợp đồng. Về việc đầu tư trái phiếu tại tập đoàn Thiên Thanh và công ty Trung Dung, các bị cáo này đều thừa nhận sơ sót và chủ quan của mình.

Bị cáo Nguyễn Thế Linh (TGĐ Công ty TNHH Phát triển Đầu tư Thuận Phát) cho biết, khi mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh thì không biết đây trái phiếu phát hành bất hợp pháp. Khi làm việc với cơ quan điều tra thì mới biết. Nếu biết trái phiếu không được phát hành thì bị cáo sẽ không mua, bị cáo không được hưởng lợi nhuận gì.

Kế đến bị cáo Nguyễn Ngọc Tuấn (GĐ Công ty CP Đầu tư Phát triển và Dịch vụ An Phát) khai: khi mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh không biết là trái phiếu này phát hành trái pháp luật. Khi lên làm việc với cơ quan điều tra bị cáo mới biết, nếu biết là bất hợp pháp thì bị cáo sẽ không mua. Sau khi mua trái phiếu, theo phương án kinh doanh là khoản này có lợi cho công ty nhưng do tất toán sớm nên đã không có lợi gì.

Liên quan đến gói tín dụng 1.700 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Thu Hương (nguyên nhân viên tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh) khai, Tập đoàn Thiên Thanh chuyển số tiền gần 40 tỷ đồng vào tài khoản của mình tại Agribank Lý Thường Kiệt, TP HCM để Hương chuyển trả lãi cho Tập đoàn Thiên Thanh như sau: Chuyển trả lãi vay cho Agribank - Tân Phú số tiền 2,1 tỷ đồng; Agribank - CN Láng Hạ số tiền 31,9 tỷ đồng; Ngân hàng Bản Việt - Sở Giao Dịch số tiền 337 triêu đồng; Ngân hàng Oceanbank - CN Sài Gòn số tiền 1.9 tỷ đồng; Chuyển trả ông Quách Chánh Hưng tiền mua rượu trong thời gian dài (không có chứng từ) số tiền 1,25 tỷ đồng đồng; còn 370,8 triệu đồng được Hương rút ra mang về giao lại cho Phạm Công Danh sử dụng.

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 171 tiep tuc lam ro goi tin dung 1700 tai tpbank Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 15/1: 'Bị cáo không phải đồng phạm với Phạm Công Danh'

Ngày 15/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử ­­­­­­­­sơ thẩm. Đây là ngày ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.