Tôi từng thích mùa hè, thích từ cái thuở bé vì khi ấy được nghỉ ở nhà, được thấy ngô phơi ở sân, được thi nhau nhặt ngô với chị gái và anh họ. Những ngày tháng ấy có lẽ sẽ không còn nữa, nhà cũng không trồng ngô, mọi người đã đi xa thật xa, tôi cũng đi xa, và không còn thích mùa hè như hồi còn bé.
Tôi hết yêu mùa hè không phải vì nhớ những ngày xưa cũ, mà vì những vết hằn của bản nịt ngực in lên trên cơ thể. Tôi vẫn nhớ như in những cảm giác ấy, sự sợ hãi khi mặc đồng phục trắng mà thấy rõ bản nịt. Ngày đầu tiên nịt ngực, tôi gọi đứa bạn ra và gặng hỏi xem mình có bị lộ và còn "nam tính" hay không, cảm giác vui sướng khi nó trả lời “như này không ai biết là nữ đâu” (tuy nó có nhìn tôi e ngại).
(Ảnh: Bằng Giang) |
Từ ngày nịt ngực, tôi bắt đầu đi thẳng hơn (trước đây để giấu "vòng một", tôi thường đi khom vai, cúi người). Dù dám đi thẳng hơn nhưng tôi cũng hạn chế về việc chạy đi chạy lại lăng xăng và nói nhiều vì nó khó thở, lại có thể dễ tuột. Tuy vậy, tôi vui vì mình không phải mặc đồ nữ… Có điều, từ đó tôi ít mặc áo đồng phục vì nó có màu trắng. Mà đồng phục là bắt buộc nên tôi luôn dùng nó để mặc ra bên ngoài, bên trong diện áo phông tối màu. Chính vì thế mùa hè đến là một điều kinh khủng với tôi: mặc nhiều áo, nịt ngực, mồ hôi.
Những ngày học cấp 3, tôi chưa công khai mình là người chuyển giới. Về nhà vào đầu hè (tôi đi học xa nhà, cách 20 km), tôi muốn nịt ngực lắm mà không dám vì sợ ba mẹ biết. Chính vì vậy, bản thân phải mặc chiếc "áo nhỏ" của nữ, nhưng nhờ đó, tôi cũng có phần thoải mái hơn về mặt cơ thể, nhưng về mặt tâm trí thì hoàn toàn ngược lại.
Sau đó đi học, tôi lại quay trở lại mang bản nịt cả ngày cho tới khi về nhà đi ngủ. Những ngày dùng nịt, tôi vui và tự tin vì ngoại hình thì cũng kèm cảm giác đau đớn, nói như hụt hơi vì bị siết chặt (tôi sử dụng vậy vì tôi ghét nhìn thấy ngực mình, muốn nó phẳng và tôi không muốn phải đi khom lưng để che giấu).
Tôi tốt nghiệp cấp 3, lên đại học và có cuộc sống "dễ thở" hơn khi không còn trong sự kiểm soát hàng ngày của bố mẹ. Năm nhất đại học, sau khi "come-out", việc nịt ngực của tôi cũng được mẹ đề cập. Mọi người khá lo lắng về sức khỏe của tôi. Đồng ý là mình là đàn ông cũng không cần thiết phải nịt chặt như vậy, nhưng có lẽ việc có "vòng một" phát triển làm bản thân khá bức bối, và tôi vẫn tiếp tục dùng nịt.
Dần dần tôi phải mang bản nịt cả ngày vì công việc phải đi nhiều, nó càng ngày càng chặt, tạo thành những vết hằn trên da thịt. Những ngày này thật khó chịu, vết hằn thì đỏ ửng, bắt đầu ngứa ngáy và mồ hôi, nóng bức, bí bách. Nó làm tôi chỉ muốn ngồi im một chỗ, không muốn nói chuyện với bất kỳ ai khác.
Nếu bạn có cảm giác ngày nào cũng có một vật đè nặng lên ngực, khiến bản thân luôn trong tình trạng hồi hộp, khó thở, thì có lẽ bạn sẽ hiểu cảm giác của tôi. Tôi muốn nịt chặt chỉ vì ghét sự xuất hiện của nó trên cơ thể mình.
Bức hình trong bộ ảnh “Bó”. (Ảnh: Huỳnh Trí Viễn) |
Bí bách và ức chế với những thứ đang xảy ra trên cơ thể mình, tôi nghĩ về cộng đồng, nhất là những bạn chuyển giới. Tôi nhớ tới bộ ảnh “Bó” mà mình từng xem. “Bó” là một bộ ảnh ý nghĩa, nói về việc nịt ngực của những người chuyển giới nam. Có thể nhiều người xem ảnh nghĩ việc đó là chuyện nhỏ. Còn đối với tôi, nó là vấn đề không hề nhỏ, thậm chí còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
Việc nhất quyết phải nịt ngực không phải vì tôi muốn chứng tỏ mình đàn ông hơn, mà đó là bức bối với chính cơ thể mình. Tôi ức chế khi nhìn thấy "vòng một" của mình không thể nào được như mong muốn. Tôi ghét việc mình mặc áo mà lộ ra nó. Nó là 1 phần ám ảnh tôi khiến tôi chấp nhận việc gù đi để che dấu, hay muốn đi thẳng thì phải nẹp thật chặt.
Và hôm nay tôi đã chọn, chính là việc phải đối mặt với những vết hằn.
Chuyện tình 13 năm của cặp đồng tính nữ: 'Tôi đã chuẩn bị tâm lý nếu cha mẹ từ bỏ và không tham dự đám cưới'
Cặp đồng tính nữ Haru và Ryo (Nhật Bản) đã chính thức lên duyên sau 13 năm yêu với rất nhiều sóng gió và rào cản. |
Tôi là một người chuyển giới
"Những ngày tháng sống chung với mái tóc dài và những bộ quần áo con gái, tôi cảm thấy bực bội, đó là lý do ... |
Hoàng tử đồng tính Ấn Độ công khai mở khóa học đại học LGBTQ
Là người thừa kế ngai vàng Rajpipla ở bang phía tây Gujarat (Ấn Độ), hoàng tử Manvendra Singh Gohil ngày càng được nhiều người biết ... |
Cần làm gì đối với hành vi bắt nạt trẻ em LGBT xảy ra trong trường học?
Đây là một nội dung nằm trong chuỗi chủ đề tại cuộc thi Phát triển bộ tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông ... |
9X chuyển giới: 'Nhiều lần ăn cơm chan nước mắt vì bị đồng nghiệp mắng chửi là pê đê'
An Vi là gương mặt khá quen thuộc trong làng mẫu cũng như cộng đồng LGBT Việt Nam. Suốt hành trình được sống với chính ... |
Lối sống 09:30 | 07/04/2019
LGBT 09:44 | 17/12/2018
LGBT 06:25 | 15/12/2018
LGBT 11:58 | 12/12/2018
LGBT 07:43 | 11/12/2018
LGBT 18:53 | 09/12/2018
LGBT 01:57 | 03/12/2018
LGBT 07:58 | 29/11/2018