Trực tiếp đại án VNCB: Kết thúc ngày đầu tiên phiên phúc thẩm

16h00 ngày 27/12, kết thúc ngày xét xử đầu tiên phiên phúc thẩm đại án Phạm Cộng Danh và đồng phạm. 
16:02 15:33 14:57 14:45 14:27 14:14 11:30 11:13 10:59 10:43 09:40 09:23 09:20 09:09 08:58 08:30 07:45 07:00
16:02

Chủ tọa phiên tòa Đặng Quốc Khởi thông báo phiên tòa tạm nghỉ, kết thúc ngày đầu tiên phiên phúc thẩm đại án Phạm Công Danh và đồng phạm. Phiên tòa phúc thẩm sẽ tiếp tục diễn ra từ 08h00 ngày 28/12.

truc tiep dai an vncb tiep tuc phien tham van
15:33

Sau khi tòa thẩm vấn các bị cáo xong, HĐXX xét xử bắt đầu phổ biến cho các bị cáo biết các quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên tòa.

Các bị cáo Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Hoàng Đình Quyết lần lượt yêu cầu HĐXX thay thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên.

Sau khi nghe ý kiến của các bị cáo, chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến của đại diện viện kiểm sát về vụ việc. Đại diện viện kiểm sát cấp cao trả lời, những ý kiến của luật sư và các bị cáo đưa ra không phù hợp với Điều 42 Luật Tố tụng hình sự vì vậy yêu cầu HĐXX không chấp nhận yêu cầu của luật sư và các bị cáo.

Sau khi hội ý, HĐXX nhận thấy các lý do của luật sư và các bị cáo nêu ra không phù với Điều 42 và 46 của Luật Tố tụng hình sự. Vì vậy, HĐXX không chấp nhận yêu cầu của luật sư và các bị cáo.

14:57

Bà Trần Ngọc Bích đại diện cho nhóm bị hại, bị Phạm Công Danh rút 5.190 tỷ đồng mà không có sự đồng thuận của bị hại. Tại phiên tòa sơ thẩm HĐXX nhận định số tiền 5.190 tỷ đồng chuyển ra khỏi ngân hàng không có chữ ký của bà Bích.

truc tiep dai an vncb tiep tuc phien tham van
Bà Trần Ngọc Bích tại phiên tòa chiều ngày 27/12.

Tại tòa, bà Bích cũng như luật sư của bà Bích khai nhận bà không quen biết Phạm Công Danh, bà chỉ thực hiện các giao dịch với bà Phạm Thùy Trang.

14:45

Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục phần thẩm tra lý lịch đại diện các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Một loạt các tổ chức như Ngân hàng Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, ACB, Liên Việt, Eximbank, Sacombank, PVCombank, VIB, Oceanbank… đều cử đại diện tới tham dự phiên tòa.

Ngoài ra, nhiều cá nhân là doanh nhân, doanh nghiệp nổi tiếng có giao dịch hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng với bị cáo Phạm Công Danh và VNCB cũng có mặt tại phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, không ít đại diện của các cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thiếu giấy ủy quyền để tham dự phiên tòa.

Hội đồng xét xử yêu cầu các đại diện này phải bổ sung đủ giấy ủy quyền trong chiều nay.

14:27

Trong phần kiểm tra lý lịch, ngoài bị cáo Phạm Công Danh than trí nhớ kém thì 25 bị cáo còn lại trả lời khá trôi chảy và nhanh nhẹn các câu hỏi của HĐXX.

truc tiep dai an vncb tiep tuc phien tham van
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm đại án Phạm Công Danh.

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (38 tuổi tại TP HCM) là người đứng tên làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV TM&DV Hương Việt cho bị cáo Phạm Công Danh. Bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân cũng là người cùng tham gia thực hiện lập hồ sơ khống về việc thuê trụ sở tại 816 Sư Vạn Hạnh, rút tiền để Phạm Công Danh sử dụng như đã nêu trên, gây thiệt hại cho VNCB 400 tỷ đồng.

Do đó, Nguyễn Thị Kim Vân phải liên đới chịu trách nhiệm với số tiền là 400 tỷ đồng. Trong vụ án này, Phạm Công Danh là người chỉ đạo, tổ chức thực hiện tội phạm. Nguyễn Thị Kim Vân là người lao động làm thuê, thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên, không được hưởng lợi trực tiếp từ hành vi phạm tội của mình.

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân tự nguyện nộp 52.200.000 đồng để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, trong số các bị cáo được bị cáo Danh “nhờ” đứng tên làm giám đốc để làm hồ sơ vay tiền từ VNCB có 2 bị cáo là vợ chồng. Đó là bị cáo Bùi Thị Hà Thu và Nguyễn An Vinh. Thu vốn là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, được nhờ đứng tên làm giám đốc Công ty Đại Hoàng Phương.

Thấy công việc đơn giản mà vẫn có lương 10 triệu đồng/tháng, Thu rủ chồng là Nguyễn An Vinh nhận đứng tên làm giám đốc công ty Nhất Nhất Vinh. Đến hôm nay, hai vợ chồng cùng nhau ra tòa, có nguy cơ để lại 2 đứa con nhỏ (sinh năm 2006 và 2009) không ai chăm sóc.

Theo cáo trạng, khoảng đầu tháng 12/2010, Thu là nhân viên tại Tập đoàn Thiên Thanh được nhờ đứng tên Giám đốc Công ty Đại Hoàng Phương. Thu đồng ý ký vào các giấy tờ thành lập, đưa chứng minh thư để thành lập công ty.

Khoảng đầu năm 2012, Thu được gọi về Tập đoàn Thiên Thanh để ký hồ sơ vay 280 tỷ đồng cho Danh.

Khoảng tháng 9/2013, Vinh được nhờ đứng tên giúp làm Giám đốc công ty Nhất Nhất Vinh.

Khoảng đầu năm 2014, Vinh nhận được điện thoại từ Tập đoàn Thiên Thanh báo lên VNCB Chi nhánh Sài Gòn gặp Mai Hữu Khương, Giám đốc để ký hồ sơ vay tiền, số tiền vay là 420 tỷ đồng. Sau đó việc giải ngân và sử dụng tiền thế nào Vinh không biết. Hành vi của Nguyễn An Vinh đã cùng các bị can khác giúp sức cho Phạm Công Danh cho vay trái pháp luật 420 tỷ đồng của VNCB, gây thiệt hại cho VNCB gần 242 tỷ đồng.

Ngoài vợ chồng Thu – Vinh, trong các bị cáo còn có cặp vợ chồng (sống chung nhưng chưa có hôn thú) là Vưu Thị Diệu và Phạm Hữu Duyên.

Khoảng tháng 5/2012, Duyên đang là nhân viên rửa xe của Tập đoàn Thiên Thanh thì được đề nghị đứng tên Giám đốc công ty Quang Đại. Khoảng đầu năm 2014, Duyên đến ngân hàng để ký hồ sơ vay tiền 380 tỷ đồng của VNCB cho bị cáo Danh. Còn Diệu sống chung với Duyên nên cũng được nhờ đứng tên làm giám đốc Công ty Toàn Tâm vào đầu năm 2014. Khoảng tháng 2/2014 (gần Tết âm lịch), Diệu đến ký vào hồ sơ vay 260 tỷ đồng cho bị cáo Phạm Công Danh.

Bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Thu 4 năm tù, Vinh 3 năm tù, Vân 3 năm tù treo, Duyên 3 năm tù cùng về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng.

Ngoài các bị cáo có đơn kháng cáo thì 25 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng có đơn kháng cáo gồm bà Quách Kim Chi (vợ bị cáo Danh), ông Trần Sơn Nam, ông Trần Trí Đức, Bà Lâm Hồng Trinh, ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích...

14:14

14h10 phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn các bị cáo:

Bị cáo Lâm Thiên Thu (40 tuổi, tại TP HCM) Nguyên trưởng phòng kế toán ngân hàng VNCB.

Bị cáo Võ Ngọc Nguyễn Bình (33 tuổi, tại Đồng Nai) nguyên phó phòng phụ trách kinh doanh VNCB chi nhánh Sài Gòn.

Bị cáo Doãn Quốc Long (32 tuổi, tại Lâm Đồng) nguyên cán bộ tín dụng VNCB chi nhánh Sài Gòn.

truc tiep dai an vncb tiep tuc phien tham van
14h10, phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn.
11:30

Phiên tòa nghỉ trưa đến 14h00 sẽ trở lại tiếp tục xét xử.

truc tiep dai an vncb toa bat dau tham van bi cao pham cong danh
Phiên tòa nghỉ trưa đến 14h00.
truc tiep dai an vncb toa bat dau tham van bi cao pham cong danh
Bị cáo Phạm Công Danh được đưa về nơi tạm giam trên xe chuyên dụng.
11:13

Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tiếp tục phiên tòa, đồng thời cho biết trong quá trình xét hỏi nếu có những tình tiết phát sinh thì HĐXX sẽ triệu tập những người liên quan. Luật sư không có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán bởi vụ án mà luật sư đề cập không liên quan tới vụ án đang xét xử.

Tòa bắt đầu thẩm vấn bị cáo Phạm Công Danh.

Bị cáo Phạm Công Danh (52 tuổi, nguyên chủ HĐQT ngân hàng VNCB, tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh). Năm 1992 bị TAND tối cao tại Đà Nẵng tuyên phạt 6 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bị cáo Phan Thành Mai (45 tuổi, tại Nghệ An) nguyên Tổng giám đốc VNCB.

Bị cáo Nguyễn Tấn Thành, Giám đốc Công ty Thành Trí, thực chất là bảo vệ của Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng tháng 5/2012, Thành được nhờ đứng tên làm Giám đốc công ty Thành Trí. Khoảng đầu năm 2014, Thành được gọi lên trụ sở để ký hồ sơ vay số tiền 330 tỷ đồng. Trong thời gian đứng tên làm giám đốc, Thành nhận tổng cộng 240 triệu đồng tiền lương.

Bị cáo Trần Thanh Tùng, giám đốc Công ty Thanh Quang, cũng là nhân viên bảo vệ Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng tháng 5/2012, Tùng được đề nghị đứng tên Giám đốc công ty Thanh Quang. Khoảng tháng 02/2014, Tùng đến VNCB để ký hồ sơ vay 450 tỷ đồng. Trong thời gian đứng tên giám đốc, Tùng cũng nhận được 240 triệu đồng tiền lương.

Bị cáo Nguyễn Hữu Duyên, giám đốc Công ty Quang Đại, vốn là nhân viên rửa xe của Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng tháng 5/2012, Duyên được đề nghị đứng tên Giám đốc công ty Quang Đại. Khoảng đầu năm 2014, Duyên đến ngân hàng để ký hồ sơ vay 380 tỷ đồng của VNCB. Trong thời gian đứng tên giám đốc, Duyên cũng được nhận khoảng 200 triệu đồng tiền lương.

Bị cáo Bùi Thị Hà Thu, giám đốc Công ty Đại Hoàng Phương, cũng là nhân viên tại Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng đầu tháng 12/2010, Thu được nhờ đứng tên Giám đốc Công ty Đại Hoàng Phương. Khoảng đầu năm 2012, Thu được gọi về Tập đoàn Thiên Thanh để ký hồ sơ vay 280 tỷ đồng của VNCB cho Danh. Trong thời gian đứng tên giám đốc, Thu nhận được hơn 390 triệu đồng tiền lương.

Các bị cáo còn lại nguyên là “giám đốc” còn lại như Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Văn Cường, Hồ Thị Đi, Vưu Thị Diệu, Nguyễn Quốc Thịnh... đều là bảo vệ, nhân viên hoặc người nhà của nhân viên tập đoàn Thiên Thanh.

Tất cả đều được nhờ đứng tên và ký hồ sơ vay tiền giùm cho Danh. Tại phiên tòa sơ thẩm HĐXX nhận định các bị cáo làm công hưởng theo lương nên không phải liên đới bồi thường thiệt hại cho ngân hàng VNCB.

Các bị cáo trong nhóm giám đốc "bù nhìn" bị tòa tuyên phạt từ 3 năm tù treo tới 7 năm tù giam.

10:59

10h50 tòa tiếp tục làm việc. Đại diện Viện Kiểm Sát trả lời: Đối với việc ông Trần Quý Thanh không có mặt tài tòa do đã có đơn xin vắng mặt. Về việc triệu tập ông Hà Văn Thắm hay nhóm Phương Trang nếu các luật sư có căn cứ cho rằng những người này liên quan tới vụ án thì trong quá trình xét xử HĐXX sẽ triệu tập.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Danh yêu cầu thay đổi thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên là một trong ba thẩm phán hợp thành HĐXX trong vụ án Phạm Công Danh.

10:43

Dù đã được gửi giấy triệu tập, yêu cầu có mặt tại phiên tòa phúc thẩm vụ đại án 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng Xây Dựng (VNCB), thế nhưng Phạm Thùy Trang (tức Trang "Phố Núi"), người được cho là giúp sức đắc lực cho Phạm Công Danh tiếp tục vắng mặt dù đã được cơ quan tố tụng gửi giấy triệu tập.

Trong lời đề nghị của mình, luật sư Phan Trung Hoài (luật sư của Phạm Công Danh) đề nghị mời bà Trang tới dự phiên tòa vì người này có vai trò quan trọng trong vụ án. Việc có thể đối chất với Trang "Phố Núi" được luật sư của Phạm Công Danh cho rằng sẽ làm sáng tỏ bản chất vấn đề.

Trước đó tại phiên sơ thẩm, bà Trần Ngọc Bích khẳng định không có quan hệ vay mượn với ông Danh mà chỉ thông qua Trang phố núi. Phạm Công Danh cũng từng cho biết Trang là người được mình đưa rất nhiều tiền để “bôi trơn” rất nhiều mối quan hệ trong quá trình tái cơ cấu VNCB.

Dư luận đang quan tâm liệu món nợ của “nhóm Phương Trang” tại VNCB có phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thua lỗ của ngân hàng này.

Trước đó, VNCB tuyên bố đã khởi kiện “nhóm Phương Trang”. Nhóm Phương Trang thì tố VNCB đang quản lý tài sản hơn 10.000 tỷ đồng của Phương Trang, gây thiệt hại cho Phương Trang. Vậy sự thật về khoản nợ của “nhóm Phương Trang” là gì, tại sao cho đến nay vẫn chưa giải quyết xong.

Năm 2010, Công ty Phương Trang và 14 cá nhân, 16 pháp nhân cùng hợp tác kinh doanh có làm thủ tục vay vốn tại Trustbank (tiền thân của VNCB) với 47 Hồ sơ vay và 1 khoản mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Theo “nhóm Phương Trang”, sau khi hoàn thiện các hồ sơ, ký các chứng từ theo hướng dẫn của Trustbank với các tài sản bảo đảm cho các khoản vay gồm bất động sản, xe ô tô với tổng giá trị do chính Ngân hàng định giá là 14.500 tỷ đồng.

Trusbank giải ngân cho “nhóm Phương Trang” 3.436 tỷ đồng nhưng nhiều hồ sơ đã ký không được Ngân hàng trả lại cho khách hàng. Sau đó, nhóm Phương Trang nhiều lần đề nghị Trustbank hoàn trả lại chứng từ, đối chiếu công nợ nhưng Ngân hàng không thực hiện.

Riêng khoản mua bán trái phiếu do Công ty Trường Vỹ phát hành trái phiếu, bên mua là Trustbank với số tiền 2.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất hồ sơ, vì Trustbank không giải ngân nên Công ty Trường Vĩ đòi lại tài sản thế chấp. Trustbank trả lại tài sản thế chấp là bất động sản tại 289 Trần Hưng Đạo, quận I, TP.HCM. Còn 1 tài sản là quyền sử dụng đất tại xã Tân Túc, Bình Chánh, TP.HCM Trustbank không trả lại và sau đó giải ngân 2.000 tỷ sử dụng cho những mục đích cá nhân của nhóm bà Hứa Thị Phấn, Hoàng Văn Toàn (Chủ Tịch HĐQT Ngân hàng).

Đại diện “nhóm Phương Trang” cho biết: “Quá trình điều tra ban đầu thông qua việc đối chiếu công nợ, xác minh các chứng từ, dòng tiền… đã thể hiện nhóm bà Hứa Thị Phấn, Hoàng Văn Toàn và một số cá nhân tại Ngân hàng Đại Tín đã có dấu hiệu lợi dụng pháp nhân, hồ sơ vay vốn của chúng tôi để rút hơn 6.000 tỷ đồng của Trustbak. Chính vì hành vi này của nhóm bà Hứa Thị Phấn, Hoàng Văn Toàn… mà cho đến nay VNCB vẫn đang hạch toán ghi nợ cho chúng tôi là 9.437 tỷ đồng. Mặc dù số tiền chúng tôi thực nhận từ Ngân hàng Đại Tín là 3.436 tỷ đồng”.

Việc này thể hiện rất rõ là nhóm bà Hứa Thị Phấn, Hoàng Văn Toàn tự chi trả lãi vay của số tiền nợ mà đã tự rút ra, “nhóm Phương Trang” không trả lãi cho các khoản này. Trustbank không hề xác nhận công nợ với “nhóm Phương Trang” cho đến khi “nhóm Phương trang chủ động gửi văn bản đến Trustbank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công An, Thủ tướng Chính Phủ .. đề nghị xem xét, xử lý vụ việc.

Như vậy, số tiền được cho là đã bị nhóm bà Hứa Thị Phấn, Hoàng Văn Toàn rút ra là xấp xỉ 6.000 tỷ đồng. Cho đến nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an đang thụ lý xem xét Đơn tố cáo của “nhóm Phương Trang”.

09:40

Thư ký phiên tòa tòa tuyên bố những người có mặt tại tòa bao gồm 127/162 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và gần 50 luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng như bảo vệ người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã có mặt. Có 3 người kháng cáo không có mặt tại tòa nhưng đã ủy quyền cho bà Trần Ngọc Bích.

Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh phát biểu tại phiên tòa yêu cầu Trang Phố Núi phải có mặt, trước đó TAND cấp cao đã có đơn gửi đơn thư tới Trung tâm Hỗ trợ tư pháp của Mỹ.

Luật sư Trương Quang Tám bảo vệ cho bà Hứa Thị Phấn yêu cầu triệu tập ông Hà Văn Thắm cũng như những người trong Phú Mỹ gồm: công ty cổ phần đầu tư Phú Mỹ, Huỳnh Thị Xuân Hương, Huỳnh Thị Xuân Thanh, Hứa Thị Bích Hạnh...

Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên bảo vệ cho bà Trần Ngọc Bích yêu cầu triệu tập Kế toán Kiểm toán Nhà nước.

Luật sư Hà Hải bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh yêu cầu triệu tập ông Trần Quý Thanh vì số tiền lãi 3.000 tỷ ông Danh trả cho Thanh, nếu ông Thanh không có mặt thì khó làm rõ.

Đồng thời yêu cầu triệu tập ông Luận đại diện cho nhóm Phương Trang vì đây là con nợ lớn nhất của VNCB.

Đại diện Viện kiểm sát cấp cao trả lời ý kiến của luật sư, có đầy đủ 25 bị cáo kháng cáo, 27 người kháng cáo và trong phần thủ tục có ý kiến của luật sư. Viện kiểm sát yêu cầu hội ý và tòa chấp nhận. Phiên tòa tạm giải lao để Đại diện Viện kiểm sát hội ý trước khi trả lời.

truc tiep dai an vncb pham cong danh tieu tuy truoc gio xet xu
Phạm Công Danh trao đổi với các bị cáo khác trong giờ giải lao.
09:23

Bà Ngô Kim Lan - đại diện cho nhà Cường đô la đã xuất hiện tại phiên phúc thẩm

Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai, Nguyễn Quốc Cường đều không xuất hiện tại phiên tòa tuy nhiên bà Ngô Kim Lan - đại diện cho nhà Cường đô la đã xuất hiện tại phiên phúc thẩm.

Liên quan đến vụ án ngân hàng VNCB còn có công ty TNHH Đầu tư phát triển Nhà Quốc Cường thuộc hệ thống Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai.

Theo cáo trạng, từ ngày 28/12/2012 đến 11/3/2014, do cần tiền để sử dụng, Phạm Công Danh đã tổ chức nhiều cuộc họp, chỉ đạo các cấp dưới ở VNCB và tập đoàn Thiên Thanh sử dụng pháp nhân của các công ty mình thành lập và các công ty quen biết để lập các hồ sơ vay tiền.

Cụ thể, Phạm Công Danh sử dụng các pháp nhân này để xây dựng hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống, nâng giá các lô đất là tài sản đảm bảo... để vay tại VNCB 5.000 tỷ đồng. Phạm Công Danh đã thông qua các mối quan hệ để kết nối với bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai.

Ngày 28/6/2013, ông Đinh Văn Hùng, Giám đốc công ty TNHH Đầu tư phát triển Nhà Quốc Cường là đại diện ký giấy đề nghị vay 450 tỷ đồng tại VNCB chi nhánh Sài Gòn. Mục đích kinh doanh bất động sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với hai lô đất tại sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng của công ty TNHH Thành Thành Công (không phải Tập đoàn Thành Thành Công - PV).

Ngày 29/6/2013, VNCB giải ngân 300 tỷ đồng vào tài khoản của công ty Nhà Quốc Cường. Sau đó, số tiền này được chuyển vào tài khoản một công ty khác rồi chuyển đến Thiên Thanh để Phạm Công Danh rút ra sử dụng.

Tuy nhiên, khoản vay này sau đó đã được công ty Nhà Quốc Cường chuyển toàn bộ nghĩa vụ trả nợ trên sang công ty Thành Thành Công. Vì vậy, cáo trạng của VKS cho rằng: “Khoản vay 300 tỷ đồng của Công ty nhà Quốc Cường được xác định không bị thất thoát”.

Tuy nhiên, đến nay đã quá hạn vay nhưng công ty Thành Thành Công không trả tiền nên VNCB không thể thu hồi.

Do đó, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Nhà Quốc Cường vẫn được triệu tập với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ các tình tiết vụ án. Đồng thời, các cá nhân liên quan cũng được tòa triệu tập là: ông Đinh Văn Hùng - Giám đốc công ty Nhà Quốc Cường; bà Nguyễn Ngọc Huyền My- Phó Giám đốc tài chính công ty Nhà Quốc Cường; ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch HĐTV công ty Nhà Quốc Cường; bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai.

Tại phiên sơ thẩm, cả bà Loan, ông Cường và bà Huyền My đều không đến tòa mà ủy quyền cho bà Ngô Kim Lan làm đại diện tham dự. Bà Lan cũng được ủy quyền đại diện công ty Nhà Quốc Cường tham gia phiên tòa.

09:20

Chủ tọa phiên tòa Đặng Quốc Khởi bắt đầu đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

09:09

Tại phiên tòa phúc thẩm sáng nay (27/12), bị cáo Phạm Công Danh trông có vẻ mệt mỏi và tiều tụy hơn nhiều so với phiên tòa sơ thẩm, nhưng thái độ tỏ khá bình thản.

truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham

truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong phamtruc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham

08:58

Các bị cáo có đơn kháng cáo đã có mặt đầy đủ tại tòa.

Phạm Công Danh kháng cáo toàn bộ bản án, 24 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ. Quách Kim Chi kháng cáo xin lại nhẫn và đồng hồ, các nguyên đơn dân sự kháng cáo xin lại những tài sản đang cầm cố tại các ngân hàng.

Nhóm Trần Ngọc Bích kháng cáo yêu cầu nhận lại 124 sổ tiết kiệm và số tiền 5.190 tỷ đồng mà Danh đã rút ra khỏi ngân hàng.

truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham
truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham
truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham
truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham
truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham
truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham

8:45 thư ký tòa án bắt đầu điểm danh những người được triệu tập tới tòa

truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham
truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham

8:30 bị cáo được dẫn vào phòng xử

08:30

Trong phiên phúc thẩm Phạm Công Danh và đồng bọn, dư luận đang đặc biệt quan tâm tới việc bà Trần Ngọc Bích có quan hệ vay mượn với Phạm Thị Trang hay Phạm Công Danh. Việc nhóm Trần Ngọc Bích gửi tiền vào Trustbank (sau đổi tên là VNCB) có liên quan gì đến Phạm Thị Trang đang là nút thắt gây tranh cãi.

Bà Phạm Thị Trang là một nhân vật khá phức tạp, trước đây bà mở nhà hàng Phố Núi ở đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội từ đó được gán biệt danh Trang "Phố Núi".

Năm 2006, Trang Phố Núi đã từng liên quan đến vụ án Bùi Tiến Dũng trong vụ bê bối tại PMU18. Thời điểm đó, vợ chồng bà Trang đã nhờ luật sư khởi kiện báo chí, đòi đính chính, xin lỗi vì đăng thông tin Bùi Tiến Dũng sử dụng nhà hàng Phố Núi như một địa điểm ăn chơi sa đọa và Dũng đã tặng bà Trang một chiếc xe hơi có biển số giá 2000USD.

Lần đó bà Trang khẳng định Bùi Tiến Dũng chỉ là một khách hàng tới ăn uống bình thường, và bà không có bất kỳ mối quan hệ riêng tư nào với Dũng.

Riêng trong vụ Phạm Công Danh và đồng bọn, theo cáo trạng nêu đối với hành vi của Phạm Thị Trang hay còn gọi Trang Phố Núi, do mới chỉ có lời khai của một số bị cáo, ngoài ra Trang đã xuất cảnh khỏi Việt Nam từ tháng 7/2014 chưa ghi được lời khai, nên chưa có đủ căn cứ xử lý hình sự Trang.

Trong vụ việc này, Trang "Phố Núi" (là em ruột của Phạm Việt Thép), đứng ra giới thiệu cho Phạm Công Danh sử dụng công ty TNHH dịch vụ và TM JSC An Phát để ký hợp đồng khống trong việc cung cấp dịch vụ nâng cấp hệ thống Corebanking.

An Phát là công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh thành lập năm 2012, do Phạm Công Danh nhờ Phạm Việt Thép (44 tuổi, quê Nghệ An) đứng tên giám đốc. Tuy nhiên từ khi thành lập, công ty An Phát không hoạt động, không phát hành hóa đơn và đóng thuế cho Nhà Nước.

Ngoài ra, để có tiền trả các khoản nợ và các khoản chi phí phục vụ hoạt động của Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh thông qua Trang Phố Núi đặt vấn đề với ông Trần Qúi Thanh, bà Trần Ngọc Bích và một số người thân của bà Bích (gọi là nhóm Trần Ngọc Bích), gửi tiền tiết kiệm vào VNCB để Danh làm các thủ tục vay – rút tiền.

Năm 2012, Trang Phố Núi gọi điện cho bà Bích đề nghị gửi tiền vào Trustbank (sau đổi tên là VNCB), và giới thiệu gặp Hoàng Đình Quyết là giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn gởi tiền tiết kiệm. Sau đó do cần tiền kinh doanh, nên bà Bích đề nghị VNCB cho vay lại thông qua cầm cố sổ.

Tuy nhiên, Trang Phố Núi lại đề nghị bà Bích cho vay lại số tiền bà Bích đã vay của VNCB. Các lần vay này Trang đều chỉ định bà Bích chuyển tiền vào tài khoản Phạm Công Danh. Từ tháng 12/2012 đến tháng 7/2013, đã có 16 lần với 122 khoản vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích và đã được thanh toán hết.

Trong tháng 8/2013, có 5.190 tỷ đồng rút ra từ VNCB từ tài khoản Trần Ngọc Bích vào tài khoản Trần Công Danh nhưng không có chữ ký bà Bích. Ngoài ra, Danh còn chỉ đạo rút 300 tỷ đồng từ sổ tiết kiệm của nhóm bà Bích, nhưng không có hồ sơ, chứng từ vay. Số tiền này, Danh khai dùng để đảo nợ, trả nợ, chi chăm sóc khách hàng và trả lãi vượt trần ngoài hợp đồng cho nhóm Trần Ngọc Bích.Tuy nhiên Trần Ngọc Bích không thừa nhận cho Danh vay tiền, và cũng không thừa nhận thỏa thuận nhận lãi ngoài.

07:45

Bị cáo Phạm Công Danh được đưa tới tòa cấp cao TP HCM trên xe chuyên dụng của lực lượng cảnh sát.

truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham

truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham
Bị cáo Phạm Công Danh đã được áp giải đến tòa trên xe chuyên dụng của lực lượng cảnh sát.

Do phiên tòa đông người tham gia, nên TAND cấp cao mượn phòng xử của TAND TP HCM và trưng dụng phòng xử án A của Tòa làm phòng xử án chính.

truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham
Bên ngoài khu vực xét xử, an ninh được thắt chặt.
07:00

Trước đó, ngày 9/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TP HCM đã tuyên mức án 30 năm tù cho bị cáo Phạm Công Danh với 2 tội: vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị cáo Phan Thành Mai (22 năm tù); Mai Hữu Khương (20 năm tù); Hoàng Đình Quyết (19 năm tù) cho cả 2 tội danh nêu trên.

Ngoài mức án trên, HĐXX cũng tuyên buộc Phạm Công Danh phải hoàn trả tổng cộng hơn 6.000 tỉ đồng gốc và lãi mà Danh thực hiện các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB. Đồng thời, HĐXX tuyên tiếp tục kê biên những tài sản của Phạm Công Danh, tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh để đảm bảo thi hành án.

Ngày 6/9/2012, VNCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tái cơ cấu, sau đợt tái cơ cấu này, Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNCB.

Sau đó, bị cáo Danh đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc tập đoàn Thiên Thanh (do chính Danh làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc) và VNCB lập các hồ sơ khống để rút tiền, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ của mình và tập đoàn Thiên Thanh, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Tổng cộng trong vụ án này, Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu cùng đồng bọn đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.

truc tiep xet xu phuc tham pham cong danh va dong pham
Tại phiên tòa sơ thẩm, Phạm Công Danh bị tòa tuyên phạt 30 năm tù.

Thời điểm bị cáo Phạm Công Danh tiếp nhận ngân hàng, VNCB có vốn chủ sở hữu là âm gần 2.855 tỷ đồng. Chỉ sau 2 năm VNCB được điều hành dưới tay Danh, đến thời điểm khởi tố vụ án (26/7/2014), vốn chủ sở hữu của VNCB bị âm đến 18.469 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là gần 38.256 tỷ đồng. Việc “đi xuống” của VNCB, theo cáo trạng của VKSND tối cao, là do hàng loạt vi phạm của Phạm Công Danh và đồng phạm. Vào tháng 5/2013, Tập đoàn Thiên Thanh cùng một số cổ đông tham gia góp vốn và tái cấu trúc ngân hàng Đại Tín (Trust Bank) và đổi tên thành VNCB.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 9/9, bị cáo Phạm Công Danh thừa nhận số liệu được HĐXX nêu lên ở trên là đúng. Bị cáo Danh nhận hoàn toàn trách nhiệm. “Xuyên suốt thời gian ngân hàng hoạt động luôn đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. 95% nợ không thu hồi được, không những tôi mà lãnh đạo Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng không lấy được. Đến giờ tôi cũng không biết NHNN đã thu hồi được chưa”, bị cáo Danh khai.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.