Ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh do virus corona đến Apple, một trong những công ty có giá trị nhất thế giới, lớn hơn nhiều so với những gì được dự đoán trước đó.
Apple cho biết iPhone vốn là sản phẩm tạo ra phần lớn doanh thu, đang tạm thời bị chững lại do hoạt động sản xuất diễn ra chậm hơn dự kiến.
“Hiện Apple đã nối lại hoạt động, tuy nhiên việc trở lại điều kiện sản xuất bình thường chậm hơn chúng tôi nghĩ”, Apple cho biết trong tuyên bố ngày thứ Hai (17/2). Bên cạnh đó, nhu cầu iPhone đã giảm, vì các cửa hàng ở Trung Quốc đã đóng cửa hoặc hoạt động với số giờ làm việc ngắn hơn, và chỉ có một vài khách hàng", gã khổng lồ công nghệ cho hay.
Apple đã dự báo doanh thu 63-67 tỉ đô la trong quí tài chính kết thúc vào tháng 3/2020. Các nhà phân tích ước tính doanh thu trung bình đạt 65,23 tỉ USD, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
Hồi tháng 1/2020, Apple đã dự đoán rằng các nhà máy sản xuất sẽ mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 10/2. Tuy nhiên, quá trình đó diễn ra rất chậm, vì các công nhân nhà máy và đối tác sản xuất phải tìm cách ngăn ngừa virus corona. Cho tới nay, virus chủng mới này đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.100 người ở Trung Quốc.
Các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ suy giảm sau khi Apple khuếch đại nỗi lo lắng về tác động của virus corona đến thu nhập của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Cổ phiếu của hai nhà cung ứng cho Apple, là TDK Corp. và Murata Manufacturing Co. đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch chứng khoán châu Á.
“Đây là con dao hai lưỡi khi hoạt động ở Trung Quốc”, nhà phân tích Apple lâu năm đồng thời là nhà đồng sáng lập Loup Ventures, Gene Munster nhận định. “Apple là công ty lớn duy nhất có hoạt động tại Trung Quốc, vì vậy họ phải hứng chịu nỗi đau từ nơi đã mang lại thành công cho doanh nghiệp này trong thập kỉ qua”.
Apple là ông lớn công nghệ duy nhất của Mỹ cung cấp phần lớn sản phẩm và dịch vụ ở Trung Quốc. Các sản phẩm từ Facebook, Google, Amazon.com In Facebook, Google của Alphabet, Amazon.com và Netflix đều bị giới hạn hoặc không có sẵn.
Tuy nhiên, đây không phải là công ty công nghệ lớn duy nhất bị ảnh hưởng bởi virus corona. Công ty Nintendo phải chật vật để sản xuất thiết bị chơi game Switch của mình vì virus này, trong khi Facebook cho biết họ thấy trước việc sản xuất tai nghe Oculus VR của mình sẽ giảm do dịch bệnh.
Bên cạnh những hạn chế của iPhone, Apple còn trích dẫn việc không thể bán sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ và đối tác tại Trung Quốc là do chủng virus mới này.
Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba về doanh thu của Apple, có tổng cộng 42 cửa hàng, phần lớn trong số này đã đóng cửa trong tháng hai. "Các cửa hàng đã mở cửa trở lại với số giờ hoạt động giảm và lưu lượng khách hàng ở mức thấp", Apple cho biết trong tuyên bố của mình.
Bù lại, Apple cho biết bên ngoài Trung Quốc, doanh số bán sản phẩm và dịch vụ đã "tăng mạnh và phù hợp với mong đợi của chúng tôi."
Gã khổng lồ công nghệ này không đề cập đến triển vọng doanh thu mới trong tháng ba năm nay, nhưng nói rằng tình hình vẫn "đang diễn tiến". Công ty cho biết họ sẽ chia sẻ thêm thông tin trong một cuộc họp từ xa vào tháng tư.
Đây là lần thứ hai trong hai năm qua, nhà sản xuất iPhone điều chỉnh lại dự báo thu nhập, do các yếu tố liên quan đến Trung Quốc. Trong năm tài khóa 2019, Apple đã dự báo thu nhập ngày lễ giảm vì doanh số bán iPhone ở Trung Quốc tăng trưởng chậm dự kiến, được cho là do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Bloomberg News đưa tin Apple bắt đầu lên kế hoạch sản xuất iPhone giá rẻ vào tháng 2/2020, và dự định cho ra mắt vào tháng 3/2020. Hiện tại vẫn chưa thể đánh giá được tác động của virus corona với kế hoạch trên.
"Tin tức bất ngờ này xác nhận những lo ngại tồi tệ nhất của Phố Wall, rằng sự bùng phát của virus corona đã ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung iPhone từ Trung Quốc/Foxconn trên toàn thế giới", ông Dan Dan Ives, nhà phân tích tại Wedbush Securities, cho biết trong một nghiên cứu. Nhưng ông vẫn giữ đánh giá tốt đối với cổ phiếu và tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng dài hạn.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020