Căng thẳng Mỹ - Trung đang kìm hãm sự phát triển của mạng 5G

Nhiều chuyên gia nhận định căng thẳng Mỹ - Trung là nguyên nhân chính khiến mạng 5G chậm phát triển.

Tại buổi hội thảo về tương lai của 5G và hệ sinh thái xung quanh mạng di động thế hệ thứ 5 vừa diễn ra tại New York, nhiều chuyên gia nhận định rằng cuộc đua chiếm thế thượng phong giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở thành vật cản kìm hãm sự phát triển của công nghệ này.

"Nó không mang lại nhiều hiệu quả. Hay nói cách khác, đây đơn thuần là cuộc đua giữa 2 quốc gia", Naomi Wilson, thuộc Hội đồng Công nghiệp Công nghệ thông tin Mỹ chia sẻ. "Chỉ tập trung vào việc đạt được nó trước là điều khá thiển cận".

Các thành viên khác tại hội thảo cũng đưa ra quan điểm rằng mục đích cuối cùng khi phát triển công nghệ 5G là giải quyết hàng loạt nhu cầu như nhà thông minh, xe tự hành hay chăm sóc sức khỏe, giải trí.

Tuy nhiên, Washington tỏ ra lo ngại vì Bắc Kinh có mối quan hệ mật thiết với các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc. Điều đó khiến Mỹ quyết định cấm toàn bộ thiết bị mạng 5G của Huawei.

Đây cũng là bước ngoặt lớn đẩy 2 quốc gia này vào cuộc chiến thương mại căng thẳng kéo dài. Chưa dừng lại ở đó, Mỹ cũng gây áp lực lên các nước đồng minh, khiến họ từ chối sử dụng hạ tầng 5G từ Huawei.

Căng thẳng tiếp tục leo thang khi vào tháng 12/2018, bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei đã bị bắt và giam giữ tại Vancouver theo yêu cầu từ phía Mỹ.

Nguyên nhân được cho là do các cáo buộc liên quan đến việc vi phạm lệnh trừng phạt đối của Mỹ với Iran. Hiện tại, bà Mạnh vẫn đang bị quản thúc tại nhà riêng ở Canada.

Robert Atkinson, nhà sáng lập và chủ tịch tổ chức Sáng tạo và Công nghệ thông tin, cho rằng cuộc đua 5G giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra trên 2 mặt trận gồm phần cứng và phần mềm.

Căng thẳng Mỹ - Trung đang kìm hãm sự phát triển của mạng 5G - Ảnh 2.

Huawei trở thành nạn nhân trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. (Ảnh: Nytimes).

Nhiều người Trung Quốc cho rằng việc Washington cấm sử dụng sản phẩm từ Huawei nhằm mục đích kích thích các thương hiệu nội địa phát triển, tạo ra một công ty hàng đầu về thiết bị mạng 5G có trụ sở tại Mỹ.

"Chúng tôi không có bất cứ công ty nào như vậy", Atkinson nói.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng dù Mỹ không có một công ty nào nổi bật dẫn đầu về phần cứng như Samsung của Hàn Quốc, Nokia của Phần Lan hay Ericsson của Thụy Điển, quốc gia này vẫn sở hữu nhiều thế mạnh về phần mềm.

"Trong trường hợp chúng ta chậm hơn Trung Quốc 10 năm, đó sẽ là một cuộc khủng hoảng lớn. Hiện tại, nếu xét về khả năng ứng dụng, chúng tôi sẽ không có gì phải lo ngại về cuộc đua này", Atkinson nói thêm.

Trong khi đó, Donald Morrissey, một quan chức cấp cao của Huawei cũng thừa nhận việc triển khai 5G có thể mở ra nhiều rủi ro về bảo mật. Tuy nhiên, ông cũng nhận mạnh rằng nhiều vấn đề trong số chúng đã tồn tại trên các thế hệ trước có hoàn toàn có thể giải quyết bằng các biện pháp bảo vệ.

"Một số vấn đề về phần mềm cũng từng tồn tại trên nền tảng mạng 3G hoặc 4G. Chúng thậm chí nhiều hơn so với 5G, nhưng không phải là không thể giải quyết được", Morrissey nói.

Morrissey cũng kêu gọi các đơn vị quản lý ngành công nghiệp viễn thông trên toàn cầu đưa ra bộ tiêu chuẩn để kiểm soát thiết bị, thay vì chỉ dựa vào nguồn gốc xuất xứ của chúng.

Căng thẳng Mỹ - Trung đang kìm hãm sự phát triển của mạng 5G - Ảnh 4.

Một quan chức cấp cao của Huawei đề xuất đưa ra bộ tiêu chuẩn chung cho các thiết bị 5G, thay vì dựa vào nguồn gốc xuất xứ của chúng. (Ảnh: SCMP).

Ông Morrissey nói thêm rằng việc loại Huawei khỏi thị trường Mỹ sẽ gây thiệt hại 12 tỷ USD cho chuỗi cung ứng cùng với hơn 40.000 việc làm. "Các sản phẩm của chúng tôi đã được nhiều chính phủ trên thế giới kiểm tra hơn bất cứ thiết bị nào khác của đối thủ", Morrissey chia sẻ.

Trong vài tháng gần đây, nhiều công ty đã chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang các nước lân cận như Việt Nam, Malaysia và một số quốc gia Đông Nam Á để hạn chế tác động khi căng thăng thương mại Mỹ - Trung gia tăng.

"Tôi nhận thấy thực tế đáng lo ngại là mối liên kết giữa hai quốc gia đang tách rời. Nó sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài", Wilson nhận định.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.