Chạm mốc hơn 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao?

Hơn 1 triệu người trên thế giới đã nhiễm Covid-19 chỉ 4 tháng kể từ khi nó xuất hiện lần đầu ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Gần 54.000 người đã tử vong và chỉ hơn 217.000 người hồi phục sức khỏe trong khủng hoảng y tế toàn cầu này.
Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 1.

Số ca nhiễm virus Covid-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 1 triệu người, với gần 54.000 ca tử vong. (Nguồn: NY Times).

Khi phát hiện ra lần đầu tiên, các bác sĩ đã ví chủng virus corona mới này như hội chứng suy hô hấp cấp tính ở dạng viêm phổi nặng, hay còn được gọi là SARS.

Tính chất dễ lây lan cùng với rất ít hoặc hầu như không xuất hiện triệu chứng ban đầu trong một số trường hợp, Covid-19 đã nhanh chóng làm lu mờ tất cả các đợt dịch gần đây, về qui mô và mức độ lay lan. 

Trên thế giới chỉ có chưa đến 20 quốc gia chưa bị cơn đại dịch càn quét qua.

Hiện Mỹ đang đứng đầu về số ca mắc Covid-19 chính thức với hơn 245.000 người. Theo sau là Tây Ban Nha với 117.710 trường hợp nhiễm, Ý đứng thứ 3 với 115242 ca nhiễm. Tiếp đó là Trung Quốc, Pháp, Iran, Đức....

Do người nhiễm virus thường có ít biểu hiệu bệnh bên ngoài, đồng thời nhiều quốc gia không đủ khả năng tiến hành xét nghiệm diện rộng, nhiều người cho rằng con số thực sự có khả năng cao hơn nhiều.

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 2.

Biểu đồ minh họa số ca nhiễm virus Covid-19 tăng theo ngày. (Nguồn: Financial Times).

Nỗ lực ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh từ phía chính phủ các quốc gia đang dần biến cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng trở thành một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Ngành du lịch, đi lại và giao thương quốc tế kiệt quệ, cùng hàng triệu người dân đang bị giam lỏng tại gia, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm sâu 2% trong nửa đầu năm 2020.

Mỹ dự đoán tỉ lệ thất nghiệp trong quí II/2020 có thể lên đến 30%.

Chúng ta hãy điểm lại cách virus corona nhỏ bé đã gieo rắc nỗi sợ và sự khủng hoảng trên toàn thế giới trong nháy mắt như thế nào:

Lần đầu virus corona chủng mới chết người xuất hiện

Theo một bài báo xuất bản trên tạp chí y khoa The Lancet ngày 24/1, ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được biết đến ở thành phố Vũ Hán bắt đầu phát triển các triệu chứng vào ngày 1/12.

Vào ngày 16/12, các bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán gửi thêm mẫu xét nghiệm từ một bệnh nhân khác bị sốt liên tục.

Những kết quả xét nghiệm từ hai bệnh nhân cho thấy họ bị mắc một loại virus giống virus SARS.

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 3.

Những ca nhiễm virus Covid-19 đầu tiên xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Nguồn: NY Times).

Ngày 30/12, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Trung ương Vũ Hán - Ai Fen, đã đăng ảnh bản báo cáo xét nghiệm trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc. Bài viết này sau đó được đăng lại và lưu hành bởi nhiều bác sĩ khác. Tuy nhiên, họ đã bị cảnh sát địa phương khiển trách do "lan truyền tin đồn".

Đây là lần đầu tiên nhiều người ở Trung Quốc và thế giới bên ngoài tìm hiểu về sự tồn tại của virus.

Đến ngày 3/1, Singapore, Hong Kong và Đài Loan - các thành phố ở châu Á từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch SARS – đã bắt đầu sàng lọc hành khách đến từ Vũ Hán tại các sân bay.

Virus lây lan ra ngoài Vũ Hán

Ngày 11/1, một nhóm các nhà khoa học ở Thượng Hải đã giải mã trình tự bộ gen hoàn chỉnh của chủng virus bí ẩn, và công bố nó trên trang virological.org - một diễn đàn thảo luận trực tuyến cho các nhà dịch tễ học.

Sự kiện này đã giúp các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới xác định các bệnh nhân nhiễm virus, từ đó, các ca nhiễm bệnh nhanh chóng được tìm thấy bên ngoài Vũ Hán.

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 4.

Người dân Trung Quốc tại nhà ga cao tốc Hồng Kiều, Thượng Hải ngày 22/1, ngay trước khi kì nghỉ lễ Tết Nguyên đán. (Nguồn: Bloomberg).

Ngày 13 /1, Thái Lan xác nhận trường hợp nhiễm virus đầu tiên, trước ba ngày Nhật Bản công bố điều tương tự.

Các trường hợp được báo cáo tại Bắc Kinh và tỉnh miền nam Quảng Đông vào khoảng ngày 20/1.

 Bắc Kinh và Quảng Đông cũng báo cáo những ca lây nhiễm đầu tiên. Cùng ngày 20/1, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Zhong Nanshan đã xác nhận trên truyền hình nhà nước Trung Quốc, rằng virus này đang lây lan giữa người sang người.

Kể từ thời điểm này, mọi thứ bắt đầu leo thang nhanh chóng. Chính quyền Trung Quốc áp dụng các biện pháp cứng rắn để kiểm soát virus lây lan.

Ngày 23/1, một ngày trước kì nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần của người dân Trung Quốc, thành phố Vũ Hán bị phong tỏa, tạm dừng giao thông đi lại và hạn chế người ra vào thành phố.

Việc cách li cộng đồng đã nhanh chóng mở rộng ra các thành phố xung quanh Vũ Hán, và cuối cùng là toàn bộ tỉnh Hồ Bắc, 60 triệu người bị phong tỏa hoàn toàn.

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 5.

Dịp lễ Tết Nguyên đán, 60 triệu người dân sinh sống tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc bị phong tỏa, yêu cầu ở trong nhà và hạn chế ra ngoài hết sức có thể. (Nguồn: Bloomberg).

Châu Á gánh đòn đau sau Trung Quốc

Ngày 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, yêu cầu sự phối hợp đối phó giữa các quốc gia, và khuyến nghị các chính sách kiểm soát, bao gồm các hạn chế đi lại.

Philippines công bố cái chết do Covid-19 đầu tiên bên ngoài Trung Quốc: một người đàn ông 44 tuổi. Từ đó, một làn sóng ca nhiễm mới bắt đầu càn quét châu Á, Hong Kong ra lệnh đóng cửa toàn bộ các trường học và văn phòng làm việc.

Cùng lúc đó, Nhật Bản phát hiện ca nhiễm virus trên con tàu du lịch Diamond Princess có hơn 3.600 hành khách. Toàn bộ hành khách trên tàu đã bị cách li tại chỗ vào ngày 5/2, trước lo ngại họ sẽ lây lan virus Covid-19 trên đất liền nếu được ra ngoài.

Được cách li tập trung nhưng không được kiểm soát chặt chẽ, căn bệnh nhanh chóng lây nhiễm cho hơn 600 hành khách, với ít nhất 6 người tử vong.

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 6.

Tàu du lịch Princess Diamond tại cảng Yokohama, Nhật Bản ngày 12/2. (Nguồn: Bloomberg).

Sự kiện này là điềm báo đầu tiên cho khả năng lây lan sáng các quốc gia khác qua đường du lịch trên biển.

Thực vậy, số ca nhiễm bệnh bùng phát trên các chuyến tàu du lịch từ Mỹ đến Úc, ngành công nghiệp du lịch đường thủy đóng cửa, hàng ngàn hành khách bị mắc kẹt trên tài khi các quốc gia từ chối cho phép cập cảng.

Hàn Quốc được xem là quốc gia bùng phát dịch bệnh lớn thứ hai châu Á, sau khi một bệnh nhân nhiễm virus không tuân theo các chỉ định của bác sĩ, lây bệnh trong một cộng đồng tôn giáo.

 Tuy nhiên, qui trình xét nghiệm được thực thi nhanh chóng, đã khiến quốc gia này từ số ca nhiễm tăn chóng mặt đến việc kiểm soát được dịch bệnh chỉ trong vài tuần.

Đặc biệt là Hàn Quốc không hề đưa ra các biện pháp cứng rắn như phong tỏa hay buộc các doanh nghiệp đóng cửa.

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 7.

Các binh sĩ Hàn Quốc phun thuốc khử trùng trước một chi nhánh của Nhà thờ Shincheonji, Daegu vào đầu tháng 3. (Nguồn: NY Times).

Trong khi ở Trung Quốc, số ca nhiễm tăng lên do thay đổi phương pháp thống kê, chỉ trong ngày 13/2, tổng số ca nhiễm đã tăng thêm gần 15.000 người. 

Tỉnh Hồ Bắc chật vật đấu tranh trong cuộc chiến với đại dịch, tình trạng thiếu vật tư, thiết bị y tế trầm trọng, trong bối cảnh các nhân viên y tế lần lượt xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh.

Li Wenliang, một bác sĩ trẻ và là một trong những người đầu tiên tố giác chủng virus nguy hiểm, đã qua đời sau khi mắc Covid-19 trong quá trình điều trị bệnh nhân tại bệnh viện Trung ương Vũ Hán.

Sự ra đi của anh đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội đối với chính phủ Trung Quốc, về việc phản ứng quá chậm.

Châu Âu trở thành tâm chấn dịch thế giới

Ngày 14/2, Pháp xác nhận có trường hợp tử vong đầu tiên do dịch Covid-19, đánh dấu cái chết đầu tiên do chủng virus corona mới tại châu Âu.

Bắt đầu từ thời điểm đó, châu Âu sớm ghi nhận hàng loạt các ca nhiễm mới mỗi ngày, lúc cao điểm còn có số lượng người mắc cao hơn Trung Quốc.

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 8.

Nhân viên y tế làm việc bên trong một chiếc lều, được phân chia làm đôi, tại một bệnh viện ở Brescia, Ý vào ngày 13/3. (Nguồn: Bloomberg).

Ngày 19/2, dịch Covid-19 bùng nổ tại Iran, là quốc gia đầu tiên nằm trong nhóm những nước nghèo hơn bị virus càn quét.

Giữa tháng 2/2020, Ý trở thành trung tâm dịch Covid-19 tại châu Âu. Virus bắt đầu lan tỏa mạnh mẽ sau khi xác nhận những ca nhiễm đầu tiên ở một vùng giàu có tại Bắc Ý.

Từ ngày 22/2, một số khu vực "điểm nóng" dịch tại Ý bị phong tỏa, nhằm hạn chế virus lây lan. Đến ngày 9/3, Ý ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc, cùng một số qui định hạn chế đi lại gia tăng khác.

Trong thời gian này, số người chết do virus Covid-19 mỗi ngày tại Ý tăng chóng mặt, có khi gần đến 1.000 người. Thời điểm này, Ý vượt qua Trung Quốc về số ca chết do đặc điểm dân số già hơn, thực tế Ý là quốc gia có dân số già nhất châu Âu.

Quốc gia láng giềng Tây Ban Nha cũng không thể tránh khỏi kịch bản khủng khiếp tương tự. Số người chết tại đây gia tăng nhanh chóng, hiện đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Ý.

Ngày 14/3, chính phủ Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc.

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 9.

Châu Âu là tâm chấn dịch lớn thứ Hai sau Trung Quốc của thế giới. (Nguồn: Financial Times).

Tại Anh, sau khi Thủ tướng Boris Johnson xác nhận đã nhiễm phải chủng virus chết người này, Hoàng tử Charles cũng nhiễm virus, đất nước này bắt đầu thúc dục người dân giữ khoảng cách xã hội. Cuối cùng, gần cuối tháng 3, Anh đã đưa ra lệnh phong tỏa toàn quốc, hạn chế sự lây lan virus.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng được xác nhận nhiễm bệnh vào ngày 22/3, sau khi bác sĩ thông bó có kết quả dương tính với virus Covid-19.

Cũng trong khoảng thời gian này, cựu bộ trưởng Pháp - ông Patrick Devedjian, đã qua đời do mắc phải con virus quái ác này.

Pháp và Đức đã bơm hàng tỉ USD để ổn định nền kinh tế, với hi vọng giúp các công ty duy trì hoạt động bình thường.

Trong lúc đó, các lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Âu - EU gấp rút thảo luận về việc sử dụng quĩ cứu trợ chiến tranh Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) trị giá 410 tỉ euro (tương đương 450 tỉ USD).

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 10.

Liên minh châu Âu đã liên tục đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo cho các quốc gia thành viên về tác động của đại dịch Covid-19. (Nguồn: City Journal).

Mỹ "choàng tỉnh" trước mối nguy dịch Covid-19

Ngày 29/2, Mỹ báo cáo trường hợp tử vong đầu tiên do virus Covid-19, tuy nhiên tại thời điểm đó, số ca nhiễm tại đây vẫn còn thấp.

Sau này, nhiều người cho rằng nguyên nhân cho số ca nhiễm thấp ban đầu là mức độ xét nghiệm quá thấp.

Đến giữa tháng 3, siêu sao màn ảnh Hollywood Tom Hanks thông báo ông đã mắc virus Covid-19 trong chuyến công tác tại Úc. Cùng ngày này, giải bóng chày chuyên nghiệp quốc gia Mỹ - vốn là một nét văn hóa phổ biến tại đây – thông báo hủy bỏ.

Những sự kiện giải trí có sức ảnh hưởng lớn lên người dân Mỹ dần bị hủy bỏ, cùng với sự kiện WHO tuyên bố dịch Covid-19 là đại dịch, bắt đầu nhen nhóm thực tế khủng khiếp của chủng virus nhỏ bé tại nơi đây.

Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, chỉ một thời gian ngắn sau khi ông công khai xem thường nguy cơ của cơn đại dịch này.

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 11.

Các phòng bệnh tạm thời được dựng lên tại bệnh viện dã chiến ở Trung tâm Hội nghị Jacob Javits, New York vào ngày 30/3. (Nguồn: Bloomberg).

Khi mở rộng xét nghiệm, số người Mỹ nhiễm virus tăng báo động. Tiểu bang New York nổi lên như một điểm nóng dịch tiếp theo của thế giới.

 Số ca nhiễm tại Mỹ vượt qua tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 30/3. Lúc này, tình trạng thiếu hụt các thiết bị thiết yếu như máy thở đã hiện hữu.

Nhiều bác sĩ và y tá tại New York đã lên tiếng cảnh báo tình hình thiếu hụt trầm trọng các thiết bị bảo vệ bản thân họ trong quá trình làm việc, bị bệnh viện dọa đuổi việc nếu tiếp tục.

Trước tình hình vượt quá kiểm soát và dự tính ban đầu, Tổng thống Trump đã kí ban hành gói kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỉ USD. Gói cứu trợ này cung cấp các khoản vay và các khoản viện trợ khác trị giá 500 tỉ USD cho các công ty lớn, bao gồm 62 tỉ USD cho riêng ngành hàng không.

Người Mỹ có thu nhập trung bình và thấp hứa hẹn sẽ nhận được khoản trợ cấp trực tiếp từ chính phủ, trong khi các bệnh viện dự kiến sẽ nhận được 117 tỉ USD tiền cứu trợ.

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 12.

Không còn lạc quan như trước, Tổng thống Tump tuyên bố dù trong trường hợp tốt nhất, có thể 240.000 người Mỹ sẽ mất mạng vì dịch Covid-19. (Nguồn: Courier Newsroom).

Khi chính quyền các thành phố và tiểu bang tại Mỹ ban hành các qui định ở trong nhà và giữ khoảng cách an toàn xã hội, số lượng lao động mất việc làm tại đây đang tăng một cách chóng mặt, do các doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19.

Ngày 2/4, Bộ Lao động Mỹ đã tuyên bố có hơn 6,65 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới vào tuần trước đó, nhiều hơn gấp đôi so với con số kỉ lục 3,31 triệu được báo cáo trong tuần 15-21/3. Đưa tổng con số đơn trợ cấp thất nghiệp lên hơn 10 triệu chỉ trong nửa sau tháng 3/2020.

Nỗi sợ làn sóng đại dịch thứ hai

Khi châu Âu và Mỹ đang vật lộn đấu tranh với bệnh dịch, các thành phố tại châu Á chứng kiến làn sóng lây nhiễm từ những người du lịch từ phương tây sang.

Ngày 20/3, Hong Kong và Singapore ghi nhận số ngày có ca nhiễm mới cao nhất, chủ yếu là từ các hành khách đến đây. Ngay sau đó, các chính quyền đã bắt đầu thắt chặt các biện pháp đối phó, thực thi qui định cách li và theo dõi chặt chẽ các ca nhiễm mới.

Gần đây, chính phủ Ấn Độ - quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỉ dân số - cũng đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc.

Trung Quốc trước đó đã thông báo trong ngày 19/3 không có ca nhiễm Covid-19 nào thêm, đang bắt đầu ghi nhận số ca nhiễm tăng trở lại.

Các chuyên gia dịch tễ học nhận định rằng, ngay cả khi các quốc gia kiểm soát được đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên, virus vẫn có khả năng quay trở lại, giống như cơn đại dịch cúm năm 1918.

Chạm mốc 1 triệu ca nhiễm toàn cầu: Virus Covid-19 đã lây lan khủng khiếp ra sao? - Ảnh 13.

Con đường ven sông tại Mumbai, Ấn Độ vắng bóng người ngày 25/3, sau khi chính phủ ban bố lệnh phong tỏa. (Nguồn: Bloomberg).

Trung Quốc đã công bố nhóm người nhiễm virus, nhưng không xuất hiện triệu chứng, là những nhóm người có nguy cơ lây nhiễm ra ngoài cộng đồng rất cao. 

Điều này dấy nên lo ngại cơn đại dịch khủng khiếp nhất những thập kỉ gần đây của loài người, sẽ có thể kéo dài đến nhiều tháng sau nữa.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.