Tin tức pháp luật: Ông Phan Văn Vĩnh lĩnh 9 năm tù, huỷ 2 bản án vụ container đâm Innova lùi trên cao tốc

Tin tức pháp luật hôm nay, 30/11, gồm có: Ông Phan Văn Vĩnh lĩnh 9 năm tù, huỷ 2 bản án vụ container đâm Innova lùi trên cao tốc, Vũ "nhôm" xin mang tính mạng của mình và gia đình để đảm bảo những câu trả lời...

1. Tin tức pháp luật mới nhất về mức án của ông Phan Văn Vĩnh

Sau hai tuần xét xử sơ thẩm vụ án Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên mạng, chiều nay (30/11), TAND tỉnh Phú Thọ tuyên án sơ thẩm với 92 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ này.

tin tuc phap luat ong phan van vinh linh 9 nam tu huy 2 ban an vu container dam innova lui tren cao toc
Bị cáo Phan Văn Vĩnh. (Ảnh: TP).

Theo VOV, trong phần làm việc buổi sáng, ông Phan Văn Vĩnh cùng bị cáo Nguyễn Thanh Hóa - cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao đã phải vào phòng y tế ngay khi chủ tọa đang công bố bản án.

Sau quá trình kết luận, chủ tọa thay mặt HĐXX tuyên bị cáo Nguyễn Thanh Hóa 10 năm tù, tính từ thời gian bắt tạm giam, bổ sung nộp phạt 100 triệu đồng.

Bị cáo Phan Văn Vĩnh, 9 năm tù, tính từ thời gian bắt tạm giam, bổ sung nộp phạt 100 triệu đồng vì tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”.

Bị cáo Nguyễn Văn Dương, 5 năm tù tội “ Tổ chức đánh bạc”, 5 năm tù tội “ Rửa tiền”, tổng hình phạt tù là 10 năm, tính từ thời gian bắt tạm giam.

Bị cáo Phan Sào Nam, 5 năm tù, trong đó 2 năm vì tội " Tổ chức đánh bạc", 3 năm tù vì "Tội rửa tiền", tính từ thời gian bắt tạm giam.

Trước đó, Viện kiểm sát đề nghị tuyên phạt ông Phan Văn Vĩnh từ 7 năm đến 7 năm 6 tháng tù, ông Nguyễn Thanh Hoá từ 7 năm 6 tháng đến 8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

2. Vũ ‘nhôm’ xin mang tính mạng của mình và gia đình để đảm bảo những câu trả lời

Chiều nay (30/11), phiên toà xét xử Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch hội đồng Tín dụng DAB); Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó Tổng Giám đốc DAB), bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 – công ty Bắc Nam 79) và 23 đồng phạm tiếp tục làm việc với phần xét hỏi của các luật sư.

Tham gia phần xét hỏi, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (bảo vệ Vũ "nhôm")đặt ra những câu hỏi đối với Phan Văn Anh Vũ về những hành vi bị truy tố trong cáo trạng.

tin tuc phap luat ong phan van vinh linh 9 nam tu huy 2 ban an vu container dam innova lui tren cao toc
Vũ "nhôm" tại toà. (Ảnh: Ngọc Hoa).

Trả lời tại toà, Vũ “nhôm” khẳng định những gì ông nói là hoàn toàn chính xác và xin được đảm bảo bằng tính mạng của mình.

“Bị cáo là một công dân thì có trách nhịệm trả lời đúng sự thật, bị cáo xin mang tính mạng của bị cáo, gia đình bị cáo gồm 1 vợ, 6 con ra để đảm bảo những câu trả lời này”, Vũ “nhôm” khẳng định.

“Vào lúc 9h30 ngày 17/1/2014, anh Bình có gọi điện cho bị cáo và nói: “Anh đã lo cho em 200 tỉ, em sắp xếp chiều nay qua chỗ anh ký giấy nộp tiền”. Trong khi cách đó mấy ngày, bị cáo đã từ chối không mua cổ phần 600 tỉ, chỉ mua 400 tỉ vì bị cáo và công ty bị cáo không còn tài sản”, Vũ “nhôm” giải thích.

Vũ “nhôm” cũng cho biết, ông không hề am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng và chưa bao giờ tham gia lĩnh vực này vì công ty của ông làm về kinh doanh bất động sản.

"Bị cáo không đổ lỗi cho bản thân vì trình độ 10/12 nhưng hoàn toàn không biết gì về lĩnh vực tài chính tiền tệ, bản thân bị cáo chưa bao giờ kinh doanh tài sản", ông Vũ nói.

Sau đó, luật sư đặt ra giả thiết, “nếu không có cuộc điện thoại của ông Bình thì ông có tiếp tục đầu tư mua cổ phần của DAB không”?

“Có! Công ty của bị cáo vẫn mua nhưng chỉ mua 40 triệu cổ phần tương ứng với 400 tỉ chứ không mua 600 tỉ”, Vũ “nhôm” nhấn mạnh.

Liên quan đến việc Vũ “nhôm” đến văn phòng của Trần Phương Bình để ký giấy nộp tiền vào ngân hàng, ông Vũ vẫn giữ nguyên câu trả lời như trong phiên toà sáng nay.

“Khi bị cáo bước vào phòng làm việc của anh Bình thì chỉ có hai anh em. Lúc đó, anh Bình rút đện thoại ra nói chuyện với ai thì bị cáo không biết. Nội dung cuộc điện thoại là anh Bình yêu cầu một người bán bán 10 triệu USD và trích 200 tỉ đưa cho bị cáo, còn bao nhiêu nộp vào tài khoản cho anh Bình”, Vũ “nhôm” rành rọt kể lại.

Về 220 Lô đất tại TP Đà Nẵng mà công ty Bắc Nam 79 dùng làm tài sản thế chấp cho khoản vay 400 tỉ tại DAB, Vũ “nhôm” cho biết, thực chất giá trị lô đất này là trên 600 tỉ nên ngân hàng mới cho vay số tiền 400 tỉ đồng.

Sau khi trình bày, Vũ “nhôm” tiếp tục khẳng định, việc ông Bình cho Vũ vay cá nhân 200 tỉ hoàn toàn là giao dịch dân sự vì Vũ không hề ký bất kì hồ sơ pháp lý nào.

“Đây không phải lần đầu bị cáo vay tiền của anh Bình mà anh Bình đã từng cho bị cáo vay 9- 10 lần trước đó. Bị cáo chỉ cần gọi điện thoại để trao đổi vì bị cáo rất tin tưởng anh Bình”, ông Vũ cho biết.

Khá mệt mỏi, Vũ “nhôm” nhắc lại, “cáo trạng truy tố bị cáo phạm tội lạm dụng là hoàn toàn oan cho bị cáo. Bị cáo hoàn toàn không lạm dụng, không chiếm dụng cũng như không hưởng lợi,…”.

Theo ông Vũ, từ khi ông nhận được quyết định khởi tố vụ án thì ông đã không ngủ được. Đồng thời, ông đã kêu oan từ lúc đó nhưng tất cả các đơn không được trả lời và hoàn toàn im lặng.

Đối với 13,4 triệu USD, Vũ “nhôm” xác định, Trần Phương Bình cho ông vay với tư cách cá nhân và đây là giao dịch dân sự bình thường.

3. Vỏ bọc của đường dây 'tín dụng đen' Nam Long lớn nhất nước

Công ty tài chính Nam Long do Nguyễn Đức Thành (SN 1988, ở phường Cầu Kho, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) cầm đầu, trực tiếp điều hành hoạt động đường dây 'tín dụng đen' cònNguyễn Cao Thắng (SN 1984, ở phường 15, quận 10, TP HCM) là đối tượng cung cấp nguồn tài chính.

Tham gia hoạt động giúp sức ở bên dưới có các đối tượng nhóm kế toán, quản lý nhân sự, tư vấn chăm sóc khách hàng, tiếp xúc khách hàng và thu hồi nợ... Lợi nhuận thu được chia làm 2 phần, trong đó, 50% sử dụng quay lại để công ty cho vay, 50% lợi nhuận còn lại Thành và Thắng chia nhau.

tin tuc phap luat ong phan van vinh linh 9 nam tu huy 2 ban an vu container dam innova lui tren cao toc
Cơ quan CSĐT Công an Thanh Hóa đang tạm giam 4 tháng đối với 7 bị can và truy nã 2 bị can khác.

Theo đó, Công ty Nam Long mở 26 chi nhánh ở 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, mỗi chi nhánh phụ trách địa bàn khoảng 2 đến 5 tỉnh.

Các đối tượng đã tạo vỏ bọc hợp pháp với danh nghĩa là Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và kỹ thuật xây dựng Thành Nam (do Nguyễn Đức Thành đăng ký kinh doanh từ tháng 7/2017 nhưng đã dừng hoạt động và không có chức năng kinh doanh tài chính và không kê khai thuế), thuê trụ sở, mở 26 chi nhánh, sau đó in card visit quảng cáo để cho vay nặng lãi.

Đại tá Khương Duy Oanh, thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Thành là người có bằng cấp đại học, chuyên ngành Luật. Thành đã bàn bạc với Nguyễn Cao Thắng thống nhất với nhau mở công ty chung để hoạt động tín dụng đen, lấy tên là “Công ty Nam Long”.

Công ty này không đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng, đặt trụ sở chính tại 393 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TPHCM. Công ty này cho vay tài chính dưới hình thức hợp đồng trả góp trong thời hạn 41 ngày, mỗi ngày người vay phải trả số tiền gốc và lãi là 3% tổng số tiền vay và hợp đồng trả góp trong thời hạn 51 ngày, mỗi ngày người vay phải trả cả gốc và lãi là 2,5% tổng số tiền vay.

Ngoài ra, còn hợp đồng “lãi đứng” với mức lãi từ 15-30%/ngày. Đối tượng cho vay là cá nhân có tài sản đảm bảo, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp.

Cách thức tuyển dụng, quản lý nhân viên của Công ty Nam Long là thông qua mạng xã hội facebook, zalo, các trang rao vặt, chợ việc làm... đưa ra hứa hẹn trả lương cao; hướng tới các đối tượng là thanh niên có nhu cầu việc làm độ tuổi từ 18-30 tuổi, chưa có tiền án, tiền sự, lý lịch trong sạch để tránh sự chú ý của cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng, ban hành các quy định để quản lý nhân viên như nếu phá vỡ hợp đồng thì phải bồi thường 100 triệu, chặt ngón tay, hủy hoại bản thân và gia đình, đánh đòn sa thải, phạt cải tạo trông công ty...

Nhân viên của công ty được huấn luyện chặt chẽ, được “cầm tay chỉ việc” theo kiểu người đi trước hướng dẫn người đi sau; tập huấn bằng các giáo án thẩm định, giáo trình xử lý nợ, sổ sách ghi chép phân loại khách hàng...; đưa ra cách xử lý tình huống đòi nợ khi gặp khách hàng chống trả, tấn công, yêu cầu nhân viên không bỏ chạy, không dùng vũ lực mà tìm cách chuyển hóa tiền vay của khách hàng quá hạn bằng cách tố cáo với cơ quan công an dưới dạng đơn “đơn vu khống”, “đơn lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “đơn trình báo”, “đơn lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Đơn trình báo”, “đơn báo cáo” hướng dẫn “xử lý” khai báo với cơ quan công an, luôn có người cảnh giới, sử dụng sim điện thoại riêng để phục vụ cho việc cho vay, sim để đe dọa...;

Ngoài ra, công ty này còn tổ chức in ấn biểu mẫu hợp đồng cho vay, giấy tờ mua bán tài sản; sử dụng hàng trăm tài khoản cá nhân khác nhau (thống kê đến thời điểm hiện tại là 70 tài khoản) ở nhiều ngân hàng (7 ngân hàng với nhiều chi nhánh trong cả nước) tạo thuận lợi cho việc khách hàng nộp lãi, mặt khác chia nhỏ rủi ro khi bị phát hiện...

Như Tiền Phong đã đưa tin trước đó, Nguyễn Văn Minh là nhân viên “Công ty Nam Long” từ tháng 4/2018, tại chi nhánh Bắc Kạn. Nhiệm vụ của Minh là đi thu tiền nợ mà khách hàng vay về nộp cho công ty.

Tháng 7/2018, Minh thu tiền của khách hàng nhưng không nộp và còn cầm cố 1 chiếc xe máy của công ty để tiêu xài cá nhân, sau đó bỏ trốn. Ngày 8/7/2018, Nguyễn Đức Thành chỉ đạo các chi nhánh khu vực phía Bắc đến nhà Minh để đòi tiền.

Đến ngày 9/7/2018, các đối tượng tìm thấy Minh tại Sóc Sơn (Hà Nội) sau đó tổ chức đánh hội đồng. Tại đây, các đối tượng đưa ra hình thức “kỷ luật” đối với Nguyễn Văn Minh là yêu cầu xin lỗi, xin chữ ký từng người cho ở lại công ty hoặc đưa ra pháp luật. Đồng thời, đưa 1 bát cơm và 1 bát phân bắt minh chọn 10 lần. Nếu Minh bò đến bát cơm sẽ bị đá vào lưng, ngực, bụng để “dạy dỗ cách làm người”. Cả 10 lần, nạn nhân bò đến bát cơm đều bị đánh.

Đến khoảng 4h ngày 10/7/2018, Nguyễn Đức Thành chỉ đạo Ngô Văn Chương đưa Minh về chi nhánh Thanh Hóa ở lô 7, đường Bà Triệu, P. Đông Thọ, Tp Thanh Hóa để tiếp tục “quản lý, cải tạo, dạy dỗ lại cách làm người”.

Tại đây, Chương giao nạn nhân cho 2 nhân viên mới trông coi. Đến 10h ngày 19/7/2018, do thấy sức khỏe của Minh yếu nên Chương đưa nạn nhân đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu, khi nghe bác sĩ nói bệnh nhân ngừng tim, chết lâm sàng thì Chương bỏ đi.

Thượng tá Lê Khắc Minh, phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Sau 4 tháng tổ chức điều tra, đến nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích, giữ người trái pháp luật, chay vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”; khởi tố 9 bị can trong tổ chức tội phạm trên do Nguyễn Đức Thành là đối tượng chủ mưu, cầm đầu tổ chức.

4. Chính thức huỷ 2 bản án vụ lùi xe trên cao tốc

Sáng 30/11, trao đổi qua điện thoại với PV Pháp luật TP HCM, ông Trần Văn Tuân, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội, cho biết Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại Hà Nội sau khi xem xét giám đốc thẩm đã quyết định hủy cả hai bán án của TAND Thái Nguyên, liên quan đến vụ lùi xe trên cao tốc khiến bốn người tử vong.

Ông Tuân cho hay hiện cơ quan này đang khẩn trương hoàn tất bản án, trong đó nêu rõ các căn cứ để hủy hai bản án.

Với quyết định này, vụ án sẽ được trả lại cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo thẩm quyền.

tin tuc phap luat ong phan van vinh linh 9 nam tu huy 2 ban an vu container dam innova lui tren cao toc
Bị cáo Lê Ngọc Hoàng, lái xe container mong HĐXX xem xét các tình huống từ đầu đến cuối để có bản án công tâm. (Ảnh: Công Phương).

Trước đó, chiều 21/11, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã ký quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy hai bản án hình sự của TAND tỉnh Thái Nguyên để điều tra xét xử lại.

Theo quyết định kháng nghị, lãnh đạo TAND Cấp cao tại Hà Nội yêu cầu Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên để điều tra, xét xử lại.

Kháng nghị cho rằng tòa án cấp phúc thẩm đã xác định lỗi vi phạm của Lê Ngọc Hoàng (tài xế ô tô đầu kéo container) là do không giảm tốc độ khi gặp chướng ngại vật trên đường và không đảm bảo khoảng cách an toàn. Tuy nhiên, để có đầy đủ căn cứ pháp lý cũng như khoa học nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan về hành vi vi phạm của tài xế Hoàng thì cần phải làm rõ thêm nhiều vấn đề.

Trong đó, cần làm rõ điểm va chạm đầu tiên của ô tô đầu kéo và ô tô Innova trên sơ đồ hiện trường, đây là căn cứ quan trọng để xác định khoảng cách giữa hai xe khi va chạm và khoảng cách khi tài xế Hoàng nhấn phanh nhằm xác định mức độ lỗi của các bên.

Làm rõ thời điểm ô tô đầu kéo mất tín hiệu thiết bị giám sát hành trình thì xe đang ở vị trí nào trên sơ đồ hiện trường, nguyên nhân mất tín hiệu của thiết bị giám sát hành trình là gì...

Đây là vụ án gây nhiều tranh cãi sau khi TAND hai cấp tỉnh Thái Nguyên xử phúc thẩm tuyên phạt tài xế Lê Ngọc Hoàng (người điều khiển xe cotainer) sáu năm tù về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đồng thời lái xe Hoàng phải liên đới cùng bị cáo Ngô Văn Sơn (bị phạt chín năm tù) liên bồi thường cho các gia đình bị hại gần 1,2 tỉ đồng.

Ngay khi chủ tọa dứt lời, người nhà cùng bị cáo Hoàng phản ứng dữ dội vì không đồng tình với quyết định của HĐXX. Sau đó trên báo chí và nhiều trang mạng xã hội cũng có nhiều bài viết, quan điểm cho rằng bản án của TAND tỉnh Thái Nguyên là không thuyết phục, vội vàng...

5. Grab và Vinasun bất ngờ muốn hoà giải, phiên tòa tạm dừng

Từ rất sớm, đại diện hai bên nguyên và bị đơn cùng các luật sư đều có mặt đầy đủ để tiếp tục phiên xét xử. Tuy nhiên, trình bày tại toà, đương sự của 2 bên tự có đề nghị muốn hòa giải.

Bất ngờ trước tình tiết này, HĐXX xho biết, hiện tại chưa có phương án hòa giải cụ thể và theo quy định pháp luật việc hòa giải thẩm phán không thể tiến hành trong khi vụ án đưa ra xét xử.

“Đây là dấu hiệu tích cực, nếu vụ việc có thể hòa giải trong thời gian chuẩn bị xét xử thì thẩm phán có thể hòa giải. Tuy nhiên, theo quy định thì thẩm phán không thể đứng ra tiến hành hòa giải vì phiên tòa đang diễn ra”, chủ toạ cho biết.

Theo đó, thủ tục hoà giải giữa nguyên đơn Vinasun và bị đơn Grab không thể thực hiện nên HĐXX đã đưa vụ án ra xét xử. Đồng thời, để xử lý tình huống muốn hòa giải của hai bên, HĐXXX đã quyết định quay lại phần xét hỏi liên quan đến các yêu cầu của hai bên đương sự.

Trong phần xét hỏi, cả Vinasun và Grab đề nghị HĐXX tạm dừng phiên tòa, để hai bên có thời gian ngồi lại với nhau nhằm đưa ra phương án hòa giải.

Sau khi hội ý, HĐXX đồng ý với đề nghị của hai bên đương sự và quyết định tạm dừng phiên tòa, thời gian tạm dừng không quá 1 tháng và sẽ được thông báo lịch xử sau.

Như đã thông tin trước đó, nguyên đơn dân sự trong vụ án này là Vinasun cho rằng phía GrabTaxi đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống như Vinasun.

Phía Công ty Ánh Dương cho rằng, nếu Grab muốn chạy chương trình khuyến mại thì đơn vị phải đăng ký với sở Công thương. Tuy nhiên, phía Grab không đăng ký mà triển khai các chương trình khuyến mại tràn lan, liên tục.

Phía Vinasun cho rằng, Grab không thuộc “kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và vi phạm “Đề án 24” của Bộ GTVT. Đông thời, Grab phá vỡ quy hoạch về giao thông đô thị, gây thiệt hại không chỉ cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi mà còn xâm hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội…

Theo đó, Vinasun yêu cầu Grab bồi thường 41,2 tỉ đồng vì đã khiến đơn vị này giảm doanh số, làm cho 8.000 lao động mất việc làm.

Trong các phiên toà diễn ra trước đó, đại diện Vinasun vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu Grab bồi thường thiệt hại và hoàn toàn đồng ý kết quả giám định và văn bản giải thích của Công ty Cửu Long.

Vinasung khẳng định chính bởi sự xâm nhập trái pháp luật của Grab vào thị trường taxi, các chương trình khuyến mãi tràn lan, cuốc xe 0 đồng của doanh nghiệp này đã khiến khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của Grab, gây thiệt hại cho Vinasun.

Trái ngược với quan điểm của nguyên đơn, Grab không đồng ý với bản giám định của Công ty Cửu Long. Grab cho rằng kết luận giám định của Công ty Cửu Long đã không chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của Grab đối với thiệt hại của Vinasun. Đồng thời, bản giám định không chính xác và xuất hiện nhiều mâu thuẫn nên đề nghị giám định lại.

tin tuc phap luat ong phan van vinh linh 9 nam tu huy 2 ban an vu container dam innova lui tren cao toc Tin tức pháp luật: Bắt ông Trần Bắc Hà, công ty Nam Long phạt nhân viên như thời trung cổ

Tin tức pháp luật hôm nay, 29/11, gồm có: Bắt ông Trần Bắc Hà, công ty Nam Long phạt nhân viên như thời trung cổ, U70 ...

tin tuc phap luat ong phan van vinh linh 9 nam tu huy 2 ban an vu container dam innova lui tren cao toc Tin tức pháp luật: Khởi tố ông Hiệp 'khùng', Phó chủ tịch TP Nha Trang Lê Huy Toàn và bà Hứa Thị Phấn

Tin tức pháp luật hôm nay, 28/11, gồm có: Khởi tố ông Hiệp 'khùng' trong vụ cháy ở Đê La Thành khiến 2 người chết, ...

tin tuc phap luat ong phan van vinh linh 9 nam tu huy 2 ban an vu container dam innova lui tren cao toc Tin tức pháp luật: Đột kích nhà hàng phát hiện nhiều ma túy và mại dâm, triệt phá sới bạc lớn chưa từng có ở Phú Yên

Tin tức pháp luật hôm nay, 27/11, gồm có: Đột kích nhà hàng ở Sài Gòn phát hiện nhiều ma túy và mại dâm, triệt ...

tin tuc phap luat ong phan van vinh linh 9 nam tu huy 2 ban an vu container dam innova lui tren cao toc Tin tức pháp luật: Người đánh tiếp viên hàng không nói thấy 'hơi xấu hổ', 3 cán bộ công an bị kỷ luật vì làm CNMD 'siêu tốc'

Tin tức pháp luật hôm nay, 26/11, gồm có: Người đánh tiếp viên hàng không trần tình rằng 'cũng hơi xấu hổ vì đánh đàn ...

tin tuc phap luat ong phan van vinh linh 9 nam tu huy 2 ban an vu container dam innova lui tren cao toc Tin tức pháp luật: 'Cái kết' đầy bất ngờ phiên xét xử cuộc chiến Vinasun - Grab

Tin tức pháp luật hôm nay, 23/11, gồm có: Bị Grab nói lập luận về cổ tức không chính xác, Vinasun 'phản pháo': 'Cần có ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.