Hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành sản phẩm tiêu dùng đã có con số lợi nhuận khổng lồ khi lấn sân thêm nhiều lĩnh vực mới. Điều này cho thấy kinh doanh sản phẩm tiêu dùng vẫn có thị trường rất sáng sủa để các hãng cạnh tranh.
Mảng sản phẩm tiêu dùng đang mang nhiều lợi nhuận đáng kể cho nhiều tập đoàn công nghệ.
Cụ thể, trong sáu tháng đầu năm 2019, lĩnh vực kinh doanh sản phẩm tiêu dùng (Consumer Business) của Huawei đạt 220,8 tỉ CNY (tương đương 32,1 tỉ USD). Con số này cao hơn cả mảng kinh doanh các giải pháp doanh nghiệp (Enterprise Business) khi chỉ đạt 31,6 tỉ CNY (tương đương 4,59 tỉ USD).
Nếu so với mảng kinh doanh giải pháp hạ tầng viễn thông (Carrier Business) của Huawei với doanh số 146,5 tỉ CNY (tương đương 21,3 tỉ USD) thì kinh doanh sản phẩm tiêu dùng hơn 10 tỉ USD.
Tín hiệu khả quan của kinh doanh sản phẩm tiêu dùng còn cao hơn cả viễn thông dù Huawei đã ký được 50 hợp đồng 5G thương mại và đã chuyển hơn 150.000 trạm thu phát sóng đến các thị trường nước ngoài.
Trong khi đó, Công ty Điện tử Samsung Electronics trong 6 tháng đầu năm cũng cho con số khả quan. Theo đó, công ty đã đạt 56,13 nghìn tỉ won (tương đương 47 tỉ USD), riêng doanh thu hàng quý hợp nhất và 6,6 nghìn tỉ won (tương đương 5 tỉ USD) lợi nhuận hoạt động theo quý.
Sản phẩm tiêu dùng Samsung ở lĩnh vực giải trí nghe nhìn. (Ảnh: Bloomberg).
Các lĩnh vực cốt lõi của công ty chủ yếu ở mảng sản phẩm tiêu dùng công nghệ, bao gồm mảng kinh doanh Tấm nền Màn hình; Mảng Kinh doanh Di động; Mảng Điện tử tiêu dùng; Mảng kinh doanh bộ nhớ; Mảng Điện tử Tiêu dùng.
Riêng với Sony, trong quý 2/2019, hãng công nghệ Nhật Bản đã đạt doanh thu 230,93 tỉ Yên (tương đương 2,1 tỉ USD), tăng 18,4% so với doanh thu 195,01 tỉ Yên đạt được trong quý 1/2019.
Sản phẩm tiêu dùng công nghệ mà Sony có doanh số tốt bao gồm máy chơi game PlayStation 4, linh kiện cảm biến hình ảnh. Riêng tại Việt Nam, Sony hiện cũng có số má trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng nghe nhìn, vốn là thế mạnh của hãng nhiều năm qua.
Sản phẩm nghe nhìn Tivi Sony đang có doanh thu tốt tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. (Ảnh: Bloomberg).
Hãng LG dù có một quý 1/2019 sụt giảm nghiêm trọng nhưng trong quý 2/2019, con số tham khảo mới nhất cũng tiết lộ doanh thu hợp nhất khoảng 15,6 nghìn tỉ won (13,3 tỉ USD), lợi nhuận hoạt động là 652,2 tỉ won (557 triệu USD).
So với cùng kì năm ngoái, LG dự kiến doanh số sẽ tốt hơn 4,1%, dù so với cùng kỳ năm ngoái và hiện chưa công bố chi tiết cụ thể cho cáo bạch này.
Động thái thị trường béo bở đã khiến nhiều ông lớn chen chân vào trong bối cảnh có sự phản hồi tích cực từ người dùng. Cùng với đó, nhiều thông tin cho thấy các hãng công nghệ sẽ không dừng lại ở những mảng truyền thống khi sẽ phát triển thêm.
Điển hình với thương hiệu Nokia, ngoài smartphone đang được HDM Global vận hành, hãng dự định sẽ lấn sân thêm hệ sinh thái để đẩy mạnh hơn nữa mảng sản phẩm tiêu dùng.
Nokia sẽ lấn sân lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng trong thời gian tới. (Ảnh: Bloomberg).
Kế hoạch tiết lộ cho thấy Nokia sẽ tận dụng nền tảng viễn thông sẵn có của mình để đẩy mạnh sự phát triển về công nghệ di động. Trong đó có thể là máy bay không người lái, dịch vụ Y tế công nghệ cao, bên cạnh lan tỏa công nghệ độc quyền 5G trong thời gian tới.
Riêng với Huawei, nhận thấy sự tăng trưởng ở mảng máy tính bảng, PC và thiết bị đeo nên kế hoạch sắp tới sẽ đẩy mạnh hệ sinh thái này cho mục tiêu vượt 500 triệu người dùng trên toàn cầu.
Mảng sản phẩm tiêu dùng Huawei cho doanh số cao hơn cả mảng Viễn thông và Doanh nghiệp. (Ảnh: Bloomberg).
Riêng với Samsung Electronics, hãng cho biết siếp tục đầu tư vào các công nghệ tương lai bao gồm mạng 5G, chất bán dẫn hệ thống, trí tuệ nhân tạo và linh kiện ô tô nhằm phục vụ kế hoạch tăng trưởng dài hạn trong thời gian tới.
Thị trường không ngừng cạnh tranh khiến công ty không ngừng phải luôn đổi mới hàng ngày, khi đó chính người dùng sẽ là đối tượng hưởng lợi nhất khi ngày càng có nhiều sản phẩm tiêu dùng cải tiến cho chính nhu cầu của họ.