Lợi nhuận Tín Nghĩa (TIP) sụt giảm 33%, phần lớn nguồn thu đến từ chuyển nhượng đất

Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận sau thuế của KCN Tín Nghĩa giảm 33% còn so với năm trước đó về 92 tỷ đồng. Phần lớn nguồn thu doanh nghiệp đến từ hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hai công ty con Tín Khải và Thống Nhất.
Tín Nghĩa (TIP) lãi sau thuế 92 tỷ, gần nửa doanh thu đến từ công ty con - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2021 TIP.

CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (mã chứng khoán: TIP) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV/2021 với doanh thu thuần giảm 47% so với cùng kỳ, xuống còn 62 tỷ đồng.

Mặc dù giá vốn bán hàng giảm 19% xuống 24 tỷ đồng, biên lãi gộp của Tín Nghĩa vẫn giảm từ 74,3% ở quý cùng kỳ xuống còn 61%. Trong quý IV, doanh nghiệp thu về gần 14 tỷ đồng lãi góp vốn, lãi tiền gửi và lãi cho vay. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng gần như không phát sinh.

Kết quả, Tín Nghĩa lãi sau thuế hơn 25 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần và lãi sau thuế doanh nghiệp đạt 247 tỷ đồng và 92 tỷ đồng, lần lượt giảm 5% và 33%.

Trong đó, doanh thu chuyển nhượng quyền sử dụng đất với hai công ty con là Tín Khải và Thống Nhất là 116 tỷ đồng, chiếm 47% tổng doanh thu trong năm.

Tín Nghĩa cho hay, hầu hết các mảng doanh thu của công ty đều giảm do ảnh hưởng của Covid-19. Bên cạnh đó, hoạt động của hai công ty con cũng chịu tác động của dịch bệnh, đặc biệt là khu chợ đầu mối của Công ty Thống Nhất phải ngừng hoạt động do giãn cách xã hội.

Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản của Tín Nghĩa là 957 tỷ đồng, giảm hơn 6% so với đầu năm. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh 455% lên 183 tỷ đồng, do phát sinh các khoản tiền gửi tại ngân hàng SeaBank, OceanBank và VietinBank.

Tồn kho của Tín Nghĩa không biến động so với đầu năm, ở mức 159 tỷ đồng, phần lớn là hàng hóa bất động sản và chi phí dở dang tại khu dân cư Tam Phước, khu dân cư Thạnh Phú, công trình kios tại TP Biên Hòa và khu phố chợ của công ty con Thống Nhất.

Tài sản dở dang dài hạn doanh nghiệp có giá trị hơn 29 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí mua nhà xưởng, chi phí xây dựng văn phòng thương mại GĐ1 và khu dịch vụ thương mại Thống Nhất.

Đầu tư tài chính dài hạn chiếm gần 37% tổng tài sản, ghi nhận gần 352 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

Nợ phải trả cuối năm 2021 giảm gần 35% xuống 267 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu chưa thực hiện dài hạn chiếm 167 tỷ đồng, phần lớn là tiền thuê đất, phí hạ tầng. Dòng tiền trong năm kế toán 2021 vẫn tiếp tục khả quan, ghi nhận 101 tỷ đồng (cùng kỳ là 155 tỷ đồng).

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Fecon: Mục tiêu lãi 2.000 tỷ đến 2029, phát triển loạt bất động sản gần 2 tỷ USD
Định hướng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2024 - 2029, Fecon đặt mục tiêu lãi sau thuế 5 năm lần lượt 60 - 144 - 307 - 343 - 508 - 684 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD.