Người châu Âu đua nhau 'bay qua Mỹ' trước giờ lệnh cấm của Tổng thống Trump có hiệu lực

Tuyên bố cấm đi lại giữ Mỹ với 26 châu Âu (trừ Anh), đã khiến Tổng thống Trump nhận nhiều chỉ trích từ phía các nhà chức trách EU, gây không ít ảnh hưởng đến lịch trình của hàng chục nghìn người châu Âu và người Mỹ tại đây.
EU chỉ trích lệnh cấm của Trump, người châu Âu đua nhau bay qua Mỹ trước giờ "hiệu lực" - Ảnh 1.

Nhiều người chen chúc tại quầy bán vé Delta Airlines, Pháp hôm 12/3. (Ảnh: Reuters).

Ngày 11/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố ban hành lệnh cấm tất cả các nước châu Âu ngoại trừ Vương quốc Anh đến Mỹ, trong vòng 30 ngày kể từ thời khắc nửa đêm ngày 13/3.

Lệnh cấm cửa 26 nước châu Âu được công bố ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch Covid-19 là đại dịch. Và đây là biện pháp ngăn ngừa sự lây lan virus Covid-19 cao nhất cho tới thời điểm hiện tại của chính quyền Mỹ.

Động thái cấm cửa 26 quốc gia châu Phi được Tổng thống Trump đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạng tại Mỹ. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 13/3 và kéo dài trong 30 ngày.

Trong buổi họp, ông cũng đã phát biểu về động thái "kịp thời" của chính phủ Mỹ khi đã hạn chế đi lại với Trung Quốc và Hàn Quốc trước đó.

Chủ nhân Nhà Trắng nhận định, bây giờ Mỹ "cần phải làm điều tương tự với châu Âu", và gọi lệnh cấm đi lại này là một biện pháp "quyết liệt".

Ông cũng đề nghị "Người lớn tuổi nên hạn chế các chuyến đi tham quan du lịch. Mỗi người dân nên giữ khoảng cách với người khác, tránh tụ tập nơi đông người và tuân thủ theo các yêu cầu mà chính quyền địa phương đưa ra".

Về phía châu Âu, việc ban hành lệnh cấm đi lại này đã gây ra cảnh tượng hoảng loạn tại các sân bay các nước trong khối. Hàng chục nghìn người, bao gồm cả người châu Âu và công dân Mỹ tại khu vực này, phải vội vã thay đổi lịch trình của bản thân.

Anna Grace - sinh viên người Mỹ đang theo học tại Đại học Suffolk, vốn đã lên kế hoạch trước cho chuyến bay đến châu Âu đầu tiên của cô, đã buộc phải thay đổi lịch trình trong phút chót sang sân bay Barajas, Madrid, Tây Ban Nha, thay vì đến Pháp.

Cùng lúc đó, bà Cristina Elvira, một phụ nữ đã về hưu đang hưởng thụ chuyến du lịch tới Miami, Mỹ, cho biết bà cảm thấy "nhẹ nhõm vì đã không còn ở Tây Ban Nha nữa".

Ông Miguel Paracuellos, một công dân Tây Ban Nha đang làm việc tại Mỹ, thì nói ông đã buộc phải đổi vé sang chuyến bay sớm hơn, để kịp tới Mỹ trước khi lệnh cấm có hiệu lực.

Những ngày gần đây, các trường hợp dương tính với virus Covid-19 tại Tây Ban Nha đang tăng nhanh theo cấp số nhân. Quốc gia này cũng nằm trong 3 khu vực chịu tác động của dịch Covid-19 lớn nhất ở châu Âu, chỉ đứng sau Ý và Pháp.

Ông Jon Lindfors - một người Mỹ vừa mới kết thúc chuyến nghỉ mát kéo dài 7 ngày ở Pháp của mình, trong lúc đứng chờ tại sân bay quốc tế thủ đô Paris, đã liên tục lên án quyết định của Tổng thống Donald Trump.  

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu cũng đang đã bày tỏ sự không tán thành với quyết định của Tổng thống Donald Trump, về lệnh cấm toàn bộ đi lại từ các khu vực của châu Âu đến Mỹ trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu – ông Charles Michel, và Chủ tịch Ủy ban châu Âu – bà Ursula von der Leyen, đã đưa ra bản tuyên bố khẳng định dịch Covid-19 là một "cuộc khủng hoảng toàn cầu, không giới hạn ở bất kì lục địa nào. Và để ngăn chặn nó đòi hỏi sự hợp tác, thay vì đơn phương hành động".

"Liên minh châu Âu không chấp nhận quyết định áp đặt lệnh cấm đi lại của Mỹ, được đơn phương đưa ra và không có sự tham khảo ý kiến bên còn lại", theo bản tuyên bố.

EU chỉ trích lệnh cấm của Trump, người châu Âu đua nhau bay qua Mỹ trước giờ "hiệu lực" - Ảnh 3.

EU lên tiếng chỉ trích quyết định ban hành lệnh cấm đi lại vào Mỹ với châu Âu của Tổng thống Trump, cảnh báo cần có "sự hợp tác" mới có thể để đánh bại đại dịch Covid-19. (Nguồn: NewsColony).

Trong lúc đó Vương quốc Anh, nơi được miễn áp dụng lệnh cấm di chuyển, vẫn đang còn hoài nghi với quyết định của Trump.

Ông Rishi Sunak – Bộ trưởng Tài chính Anh, nhận định: "Chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy các biện pháp can thiệp như đóng cửa biên giới, hoặc ban hành lệnh cấm đi lại, sẽ có hiệu quả thực tế trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh".

Trong buổi phỏng vấn với BBC, ông Sunak cho rằng Vương quốc Anh sẽ không xem xét các lệnh cấm tương tự như vậy. ông cho biết tất cả các quyết định "liên quan đến lệnh cấm đi lại luôn phải được chứng minh bằng khoa học".

Trao đổi với Talk Radio, ông cũng cho biết lệnh cấm "sẽ có tác động đáng kể" lên nền kinh tế Anh nhưng chỉ "trong tạm thời".

Ngày 12/3, ông Lawrence Gostin - Giám đốc Trung tâm Hợp tác Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - đã chia sẻ trên trang twitter của mình. "Việc cấm các công dân nước ngoài từ châu Âu vi phạm các điều lệ của WHO, cũng như Điều lệ Y tế Quốc tế". 

"Phần lớn châu Âu cũng an toàn như Mỹ, và lệnh cấm đi lại sẽ không có tác động lên đại dịch Covid-19 tại Mỹ", ông nói.

"Chúng ta cần phải ưu tiên việc chăm sóc y tế thay vì lo lắng đóng biên lãnh thổ. Virus Covid-19 đã hiện diện trong chúng ta rồi, mà nó cũng chẳng tôn trọng biên giới nước nào đâu", ông nói thêm.

EU chỉ trích lệnh cấm của Trump, người châu Âu đua nhau bay qua Mỹ trước giờ "hiệu lực" - Ảnh 4.

Dòng tweet của Lawrence Gostin "bất bình" vì lệnh cấm mới của Trump. (Nguồn: Forbes).

Theo nguồn tin của CNN, các cố vấn hàng đầu của Tổng thống Trump đã thảo luận về nhiều phương án quản lí đi lại mới cho châu Âu trong các cuộc họp tại Nhà Trắng vào ngày 11/3.

Nhìn chung, quan chức hành chính nước này cho rằng châu Âu sẽ là tâm chấn mới của đại dịch Covid-19.

Một số đại sứ châu Âu đang làm việc tại thủ đô Washington, cho biết họ không hề biết thông tin trước nào về quyết định này của Tổng thống Donald Trump, và đang tập hợp lại để sắp xếp các bước hành động tiếp theo.

Ở một khía cạnh khác, lệnh cấm đi lại mới này của Tổng thống Mỹ cũng sẽ có tác động đáng kể lên các hãng hàng không.

EU chỉ trích lệnh cấm của Trump, người châu Âu đua nhau bay qua Mỹ trước giờ "hiệu lực" - Ảnh 5.

Mặt khác, lệnh cấm đi lại của Mỹ đang "chặn đường sống" của các hãng hàng không châu Âu. (Nguồn: Archyde).

Trong đó, hãng Lufthansa (Đức) và Air France KLM (Pháp) là hai hãng hàng không tiên phong kết nối Mỹ và châu Âu, được cho là sẽ chịu nhiều tổn thất hơn cả. Các hãng này trước đó đã buộc phải ngừng sử dụng hàng chục máy bay do lượng khách đi lại giảm mạnh.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.