Những lợi ích mới của yoga với sức khỏe | |
Yoga – tuyệt chiêu cải thiện vóc dáng cho phái đẹp | |
10 động tác yoga mỗi ngày dành cho người bận rộn |
Yoga là một liệu pháp được công nhận có lợi cho sức khỏe, giúp thư giãn cho cơ thể và tâm trí. Bên cạnh đó, luyện tập yoga một cách thường xuyên còn giúp cải thiện vóc dáng, giải tỏa stress. Tuy nhiên, nếu tập yoga không chính xác thì có thể gây ra những bất lợi cho cơ thể như: trật khớp, bong gân,… đặc biệt là ở những bộ phận cổ tay, vai, lưng dưới và đầu gối.
Yoga là một liệu pháp được công nhận là có lợi cho sức khỏe, giúp thư giãn cho cơ thể và tâm trí. (Ảnh: Eventbrite) |
Linda Boryski - Nhà nghiên cứu vật lý trị liệu kiêm chuyên viên hướng dẫn yoga tại Đại học Saskatchewan (Canada) cho biết: “Yoga đòi hỏi sự tập trung tinh thần, sức khỏe thể chất cũng như độ chính xác cao trong quá trình tập. Bất cứ cách tiếp cận không đúng hoặc động tác không phù hợp nào đều có thể để lại những cơn đau mỏi cơ, thậm chí chấn thương nghiêm trọng”.
Để hạn chế, ngăn chặn những chấn thương khi tập yoga, hãy tham khảo một số biện pháp dưới đây:
Khởi động thật kĩ
Mặc dù yoga là những bài tập nhẹ nhàng nhưng việc khởi động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không khởi động kỹ mà vận động một cách đột ngột sẽ khiến cho lượng máu tăng cao, các cơ quan của cơ thể dễ bị “sốc”, dẫn đến tình trạng tổn thương các cơ bắp, dây chằng, gân,…
Không khởi động kỹ mà vận động đột ngột sẽ khiến cơ thể gặp những chấn thương (Ảnh: Infogmina) |
Trước khi tập, bạn nên tập thật kỹ với các động tác khởi động trong yoga. Khi cơ thể đã được làm nóng, lưu lượng máu đến các cơ bắp tăng, các khớp xương được bôi trơn bạn sẽ thấy mình dẻo dai, linh hoạt, dễ dàng hơn trong việc thực hiện các tư thế yoga phức tạp.
Tìm hiểu các động tác trước khi tập
Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia cũng như tìm hiểu thật kỹ những động tác định tập để tránh những chấn thương không đáng có. Với những người mới tập thì không nên theo đuổi những động tác khó, đòi hỏi uốn và bẻ khớp nhiều. Những động tác này tuy mang lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi độ dẻo dai. Vì thế, đừng bỏ qua những động tác cá nhân căn bản trước khi hướng tới các động tác phức tạp.
Xác định được điểm yếu của mình
Mỗi người sẽ có những đặc điểm về sức khỏe và những vấn đề cơ địa đặc trưng khác nhau. Nếu bạn biết cơ thể của mình có những điểm yếu nào thì nên tránh những bài tập có thể làm tổn thương đến những phần này. Chẳng hạn với những người mắc các bệnh liên quan để gân và dây chằng quanh khớp vai thì không nên thực hiện động tác chống đẩy.
Những người mắc các bệnh liên quan để gân và dây chằng quanh khớp vai thì không nên thực hiện động tác chống đẩy. (Ảnh: popsugar.com) |
Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho cơ thể cũng như chất lượng bài tập làbạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y khoa, kết hợp với gợi ý của người hướng dẫn yoga nhằm xác định bài tập phù hợp nhất với bản thân.
Deborah Quilter - Nhà trị liệu yoga và là người sáng lập dự án Dự phòng cân nặng tại Trung tâm Martha Stewart, Bệnh viện Mount Sinai (New York, Mỹ) cho biết: “Các học viên cần được phép dừng lại, sửa đổi hoặc bỏ qua các động tác, bài tập không phù hợp với họ vì có thể gây ra thương tích nghiêm trọng”. |
Luyện tập chăm chỉ
Việc luyện tập yoga đòi hỏi người tập phải có sự kiên trì, nhẫn nại, thậm chí là cố gắng cả đời để có thể đi đến cùng. Các văn bản cổ xưa của yoga cũng nói rằng, môn này không đạt hiệu quả đối với những người lười biếng. Do đó, khi bạn đã xác định tập yoga thì hãy tập đều đặn, đúng quy trình và đúng nguyên tắc để đạt được hiệu quả như mong muốn. Bởi yoga không phải là một trò chơi, càng không phải là một trào lưu nhất thời.
Lựa chọn lớp học không quá đông
Quy mô lớp học là yếu tố khá quan trọng đối với những ai mới bắt đầu tập yoga. (Ảnh: Loka Yoga) |
Quy mô lớp học cũng là yếu tố khá quan trọng đối với người tập yoga, đặc biệt là những ai mới bắt đầu. Hãy tìm các lớp học nhỏ, lý tưởng với tỷ lệ: 1 giáo viên và 8 học viên; đừng quá tham lam những lớp học có quy mô quá lớn, người hướng dẫn sẽ rất khó theo sát và xử lý những vấn đề có thể phát sinh. Hơn nữa, nếu bạn đã có tuổi thì nên tránh những lớp yoga có tần suất tập luyện cao vì có rất nhiều trường hợp chấn thương xảy ra ở các lớp học này.
Bài tập Yoga cơ bản cho người mới bắt đầu
1. Tư thế chiến binh
Ảnh: California Fitness & Yoga |
- Chân phải bước về phía trước, cách chân trái khoảng 1,5m.
- Xoay bàn chân trái ra ngoài 90 độ.
- Hai tăng duỗi thẳng bằng vai, song song với hai chân, lòng bàn tay hướng xuống dưới.
- Đầu gối chân phải khuỵu xuống 90 độ, mắt nhìn theo hướng mũi bàn tay phải.
- Đổi bên và lặp lại động tác khoảng 5-6 lần, mỗi lần từ 15-20 phút.
2. Tư thế cái cây
Ảnh: Happy Skin |
- Đặt bàn chân phải áp sát mắt cá chân trái, các ngón chân chạm sàn để giữ thăng bằng. Khi đã có thể giữ thăng bằng, từ từ nâng bàn chân phải lên và đặt phía trong của đùi trái.
- Từ từ nâng cao hai tay lên qua đầu, hướng thẳng lên trên; hai tay hướng vào nhau; mắt nhìn thẳng về phía trước.
- Chắp hai bàn tay vào nhau rồi hạ xuống trước ngực, hít thật sâu.
- Thở ra nhẹ nhàng, hạ hai bàn tay và hạ chân xuống.
- Đổi bên và lặp lại động tác 5-10 lần.
3. Tư thế cây cầu
Ảnh: Lifeline |
- Nằm trên sàn, cong đầu gối lại, cẳng chân vuông góc với sàn.
- Đặt hai tay lên hai hông, từ từ nâng người lên cao.
- Lặp lại động tác 10-15 lần, duy trì thường xuyên có thể giúp giảm mỡ bụng và làm đùi săn chắc.
4. Tư thế chó duỗi mình
Ảnh: California Fitness & Yoga |
- Mở rộng hai chân ngang bằng vai. Cúi gập người xuống hình chữ V ngược, đặt hai bàn tay xuống sàn. Mở rộng hai cánh tay ra hơn vai. Hai bàn chân đặt sát xuống sàn.
- Chú ý giữ hai cánh tay, thân người trên là một đường thẳng, không để đầu gối bị cong.
- Giữ tư thế trong vòng 3 nhịp thở.
Lối sống 13:56 | 28/06/2018
Lối sống 05:15 | 27/06/2018
Lối sống 10:05 | 22/06/2018
Lối sống 10:31 | 21/06/2018
Lối sống 01:15 | 20/06/2018
Lối sống 11:23 | 13/06/2018
Lối sống 05:44 | 13/06/2018
Lối sống 03:04 | 05/06/2018