Xét xử Phạm Công Danh – Trầm Bê sáng 26/7: Nguồn tiền 4.500 tỷ đồng đi đâu?

Sáng 26/7, TAND TP HCM tiếp tục mở phiên toà xét xử Phạm Công Danh (Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh) và 45 đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với
live xet xu pham cong danh tram be sang 267 cac bi cao co giu nguyen loi khai

Phiên toà trước đó, đại diện VKS đã công bố xong bản cáo trạng và công văn số 15 của VKSND Tối cao. Theo đó, kết luận bổ sung không làm thay đổi nội dung truy tố đã nêu tại Cáo trạng số 83 của VKSND Tối cao.

Vì vậy, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố nêu trong cáo trạng đối với Phạm Công Danh và 45 đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng”.

Ngoài ra, công văn 15 cũng nêu rõ, đối với ông Phạm Công Trung (em trai Phạm Công Danh) có cơ sở đánh giá là đồng phạm, giúp sức cho ông Danh. Tuy nhiên, bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực bãi bỏ tội danh Cố ý làm trái quy định tại điều 165 Bộ Luật Hình sự 1999.

Mặt khác, ông Trung đang điều hành Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty đang hoạt động bình thường và phối hợp với các cơ quan pháp luật về việc giải quyết các vấn đề dân sự trong các vụ án hình sự liên quan đến ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.

Vì vậy, áp dụng Bộ luật hình sự 2015 theo hướng có lợi, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật nên không xem xét xử lý hình sự đối với ông Trung.

Cũng tại phiên toà, HĐXX đã tiến hành xét hỏi các bị cáo. Theo đó, hầu hết các bị cáo đều xin giữ nguyên lời khai của mình như trong các phiên toà diễn ra từ ngày 8/1 đến 7/2/2018.

Trình bày tại tòa, Phạm Công Danh mong HĐXX xem xét và mong muốn được khắc phục hậu quả của vụ án. Ông Danh cũng luôn khẳng định, nguyên nhân chính dẫn ra sự thiệt hại, thất thoát này của VNCB chính là từ những người đi trước.

Ngoài ra, Phạm Công Danh xin HĐXX không đưa Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) vào thi hành án vụ “đại án VNCB giai đoạn 1”, mà tách tài sản này ra để bị cáo tự giải quyết bằng việc dân sự và xin HĐXX cho cơ chế được làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, vì có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được hợp tác, cùng khai thác Sân vận động Chi Lăng. “Thông qua việc hợp tác, khai thác này, số tiền có được bị cáo khẳng định dư để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án”, bị cáo Phạm Công Danh trình bày.

Phiên toà sáng nay vẫn tiếp tục với phần xét hỏi.

live xet xu pham cong danh tram be sang 267 cac bi cao co giu nguyen loi khai Xét xử Phạm Công Danh – Trầm Bê chiều 25/7: Không truy tố em trai ông Phạm Công Danh

Chiều 25/7, phiên toà xét xử Phạm Công Danh (Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê ...

11:22 10:49 10:37 09:55 09:41 08:38 07:07
11:22

Phiên toà kết thúc

10:49

LS Trần Minh Hải

Trước một số câu hỏi của LS Hải, đại diện CB cho rằng đã trả lời rõ tại phiên toà trước nên không trình bày thêm.

Liên quan số tiền 4.500 tỷ đồng, đại diện CB cho biết, lý do ngân hàng CB vẫn chưa điều chỉnh hạch toán 4.500 tỷ đồng cũng đã trả lời rõ tại phiên tòa trước. Chứng từ hợp pháp duy nhất mà CB có là chứng từ góp vốn nên không đủ cơ sở để có thể hạch toán lại.

Đại diện khẳng định vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng căn cứ theo giấy đăng ký kinh doanh chứ không phải căn cứ vào chứng từ kế toán thể hiện tăng 4.500 tỷ đồng. Về việc ghi nhận 4.500 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả mà luật sư nêu ra, đại diện cho rằng phụ thuộc vào chứng từ pháp lý.

Đại diện NHNN: Không có quy định nào cho phép CB ghi nhận 2 mức tăng vốn điều lệ mà chỉ có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng.

Tiếp tục trả lời LS, đại diện CB trình bày, vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng. Điều chỉnh hạch toán vốn điều lệ phải căn cứ vào pháp lý chứ không thể nói không tăng vốn được thì phải trả lại.

LS Bích Chi – ông Bình, đại diện Giám định NHNN

Theo nội dung kết luận giám định việc VNCB bảo lãnh cho công ty Phong Hiệp vay tiền là do lỗi của Ngân hàng xây dựng.

LS: Theo quy định cho vay và bảo đảm có quy định nào bắt buộc bên nhận bảo lãnh phải kiểm tra về điều kiện của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh không?

Ông Bình: Theo các quy định của pháp luật TCTD và quyết định 1627 thì việc bảo lãnh về cấp tín dụng trước khi cấp TCTD phải thực hiện tất cả các yêu cầu như: Điều kiện vay vốn, phương án kinh doanh, phương án trả nợ

Theo bị cáo Hoàng Long Hà thì BIDV không có trách nhiệm trong việc kiểm tra các yêu cầu của bên được bảo lãnh.

HĐXX cho biết, các LS có yêu cầu tham gia xét hỏi phải đăng ký trước để phiên toà diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, HĐXX cũng yêu cầu triệu tập ông Phạm Công Trung chiều nay tham gia phiên toà.

10:37

LS Cường hỏi Phan Thành Mai:

live xet xu pham cong danh tram be sang 267 ong danh xin lai san van dong chi lang
Phan Thành Mai và Trầm Bê

Trình bày tại toà, ông Mai cho biết, ông và Phạm Công Danh có xin phép NHNN tăng vốn điều lệ thành 2 đợt vì thời điểm đó vốn dự kiến trong phương án để tăng vốn điều lệ dùng vào việc hỗ trợ thanh khoản ngân hàng, trả nợ ngoài nên không còn đủ.

Việc điều tiết của ngân hàng, ngân hàng thời điểm đó khó khăn về mọi mặt, ở tình trạng chỉ số dưới quy định của NHNN, buộc NH phải tăng vốn điều lệ mới đáp ứng điều kiện để đạt tăng trưởng tín dụng.

Theo ông Mai, thời điểm đó, nên tách việc tăng vốn điều lệ ra hiều lần thì tái cơ cấu sẽ tốt hơn.

Xét về mặt nguyên tắc, khoản 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ trở thành nợ phải trả khi không được phép tăng vốn. Bị cáo cũng đồng ý không bóc tách được nguồn tiền này nhưng biết nguồn tiền đi đâu.

09:55

Phiên toà tiếp tục

Trả lời VKS tại toà, đại diện CB cho biết, phía CB vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình như trong phiên toà lần trước và không có gì thay đổi.

Tiếp tục phiên toà, 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV lần lượt lên tham gia phần xét hỏi của VKS.

Theo đó, đại diện 3 ngân hàng đều xin giữ nguyên quan điểm, ý kiến đã trình bày trước đó.

Theo đó, 3 ngân hàng đề nghị HĐXX xem xét lại kiến nghị thu hồi 3 dòng tiền từ các ngân hàng liên quan trong vụ án.


Đại diện VKS yêu cầu xét hỏi ông Phạm Công Trung, tuy nhiên, phiên toà sáng nay ông Trung xin vắng mặt nên VKS cho biết sẽ tạm dừng xét hỏi và sẽ tiếp tục xét hỏi sau.

Trả lời LS Bùi Phương Lan, đại diện CB cho biết, để huy động tiền trong 1 giai đoạn dài thì ngoài số tiền 4.500 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng thì các hoạt động khác vẫn thực hiện như huy động vốn thị trường 1, thị trường 2, từ khách hàng.

LS: Khi lượng tiền huy động từ các khách hàng bên ngoài thì NH hạch toán như thế nào?

Đại diện CB: Sẽ hạch toán vào tài khoản khách hàng, nếu khách hàng nộp tiền thì sẽ có phiếu thu tiền, chuyển tiền vào kho, khi thực hiện hoạt động nào sẽ đầy đủ phiếu thu và chi.

Liên quan đến dòng tiền 4.500 tỷ đồng, đại diện CB tiếp tục khẳng định rằng, không thể bóc tách số tiền này đã sử dụng để chi cho mục đích gì của Ngân hàng.

LS Chu Mạnh Cường hỏi đại diện CBBank:

Theo đại diện CB, 4.500 tỷ đồng đã được hạch toán vào vốn điều lệ thể hiện trên các chứng từ. Ông Danh thông qua ngân hàng VNCB đảm bảo nghĩa vụ cho vay tại 3 ngân hàng. Khoản tiền này vào thể hiện mối quan hệ pháp lý góp vốn. Đối với khoản tiền 2.500 tỷ đồng và 400 tỷ đồng cho Công ty Hương Việt thuê trụ sở đã được giải quyết bằng bản án trước, nên không thể bóc tách.

09:41

Phiên toà nghỉ giải lao

08:38

Phiên toà bắt đầu

Mở đầu phiên toà, HĐXX cho mời ông Hồ Quang Bình (Trưởng đoàn giám định NHNN Việt Nam) lên tham gia phần xét hỏi.

Khẳng định trước toà, ông Bình cho biết, trong phiên toà xét xử trước, từ ngày 8/1 đến 7/2/2018, ônh Bình có văn bản gửi HĐXX nêu ý kiến về việc vi phạm của VNCB trong việc bảo lãnh cho công ty Phong Hiệp vay vốn tại BIDV chi nhánh Gia Định với nội dung: trong hồ sơ giám định, hợp đồng bảo lãnh cầm cố của VNCB cho công ty Phong Hiệp không có hợp đồng bảo lãnh cho ông Trần Hiệp vay vốn tại BIDV.

Việc VNCB bảo lãnh cho công ty Phong Hiệp vay vốn tại chi nhánh Gia Định cũng như BIDV nhận bảo lãnh của VNCB cho công ty Phong Hiệp vay là không vi phạm khoản 3 điều 126 luật các TCTD vì cá nhân ông Trần Hiệp không phải là pháp nhân của công ty Phong Hiệp theo quy định của bộ luật dân sự.

HĐXX: Theo ông việc VNCB và BIDV thực hiện việc nhận bảo lãnh và cho vay có vi phạm điều 127 luật tổ chức tín dụng 2010 không?

Ông Bình: Theo kết luận giám định thì xác định việc VNCB bảo lãnh có vi phạm điểm d khoản 1 điều 127

Vũ Viết Minh Quân giữ nguyên toàn bộ lời khai và xin bổ sung thêm.

Bị cáo thấy hối hận và bị cáo kính mong HĐXX và 2 vị kiểm sát viên xem xét phần tính chất, nguyên nhân, hoàn cảnh hành vi của bị cáo. Thời điểm đó vì bị cáo tin tưởng vào anh em bạn bè. Bên cạnh đó bị cáo cũng bị hiểu sai nên mới có những hành vi như vậy, mong được xem xét giảm nhẹ tội.

Lê Hữu Thọ và Ong Khắc Chung giữ nguyên lời khai, không bổ sung thêm.

Hà Văn Bình: Giữ nguyên lời khai

Bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình và xin HĐXX xem xét lại các hành vi phạm tội của bị cáo. Bị cáo không ký ủy quyền hay hợp đồng mà bị cáo chỉ ký giấy phân công công tác cho Đỗ Phương Nam với nội dung Đỗ Phương Nam chịu trách nhiệm các vấn đề hoạt động và nhân sự của công ty bị cáo chỉ quản lý chung.

Bị cáo không phải là chủ tài khoản của công ty nên không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tôi.

Bị cáo ký các biên bản HĐQT và phân công công tác cho Nam là vì anh Hà nói việc vay tiền của TPBank là dùng tài sản bảo đảm là trái phiếu của Thiên Thanh và Trung Dung chứ không biết là có liên quan đến VNCB. Bị cáo hoàn toàn không biết và chỉ gián tiếp, mong HĐXX xem xét.

HĐXX cho biết, HĐXX đã hoàn thành việc kiểm tra hết 45 bị cáo, ngoài bị cáo Lê Văn Tuấn do tình trạng sức khoẻ không tham dự phiên toà nên giữ nguyên lời khai tại các phiên toà trước.

Đại diện CB

Trình bày tại toà, đại diện CB cho biết, số liệu trong bản KLĐT hoàn toàn chính xác.

HĐXX: Trong khoảng thời gian Phạm Công Danh thực hiện hàng loạt hành vi vay tiền của các ngân hàng để lấy tiền sử dụng vào mục đích riêng, gây hậu quả nghiêm trọng. Sau khi vay được tiền của 3 ngân hàng, Phạm Công Danh chuyển 4.500 tỷ về VNCB để tăng vốn đều lệ thông qua 22 pháp nhân. Việc này đã được làm rõ từ trước, vậy số tiền này còn tại CB không?

Đại diện CB: Số tiền 4.500 tỷ đồng đã trộn lẫn vào dòng tiền chung và không tách ra được.

HĐXX: Khi Phạm Công Danh chuyển tiền về VNCB nhưng không được sử dụng tăng vốn điều lệ thì có chứng cứ gì cho thấy ông Danh sử dụng số tiền này vào mục đích riêng không?

Đại diện CB: về hồ sơ chứng từ thì không có chuyển tiền trực tiếp cho ông Danh cũng như các bị cáo khác cũng vậy.

Đại diện CB cũng cho rằng, số tiền này đã sử dụng hết cho chính VNCB.

07:07
live xet xu pham cong danh tram be sang 267 cac bi cao co giu nguyen loi khai

Phiên toà trước đó, đại diện VKS đã công bố xong bản cáo trạng và công văn số 15 của VKSND Tối cao. Theo đó, kết luận bổ sung không làm thay đổi nội dung truy tố đã nêu tại Cáo trạng số 83 của VKSND Tối cao.

Vì vậy, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố nêu trong cáo trạng đối với Phạm Công Danh và 45 đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng”.

Ngoài ra, công văn 15 cũng nêu rõ, đối với ông Phạm Công Trung (em trai Phạm Công Danh) có cơ sở đánh giá là đồng phạm, giúp sức cho ông Danh. Tuy nhiên, bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực bãi bỏ tội danh Cố ý làm trái quy định tại điều 165 Bộ Luật Hình sự 1999.

Mặt khác, ông Trung đang điều hành Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty đang hoạt động bình thường và phối hợp với các cơ quan pháp luật về việc giải quyết các vấn đề dân sự trong các vụ án hình sự liên quan đến ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.

Vì vậy, áp dụng Bộ luật hình sự 2015 theo hướng có lợi, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật nên không xem xét xử lý hình sự đối với ông Trung.

Cũng tại phiên toà, HĐXX đã tiến hành xét hỏi các bị cáo. Theo đó, hầu hết các bị cáo đều xin giữ nguyên lời khai của mình như trong các phiên toà diễn ra từ ngày 8/1 đến 7/2/2018.

Trình bày tại tòa, Phạm Công Danh mong HĐXX xem xét và mong muốn được khắc phục hậu quả của vụ án. Ông Danh cũng luôn khẳng định, nguyên nhân chính dẫn ra sự thiệt hại, thất thoát này của VNCB chính là từ những người đi trước.

Ngoài ra, Phạm Công Danh xin HĐXX không đưa Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) vào thi hành án vụ “đại án VNCB giai đoạn 1”, mà tách tài sản này ra để bị cáo tự giải quyết bằng việc dân sự và xin HĐXX cho cơ chế được làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, vì có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được hợp tác, cùng khai thác Sân vận động Chi Lăng. “Thông qua việc hợp tác, khai thác này, số tiền có được bị cáo khẳng định dư để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án”, bị cáo Phạm Công Danh trình bày.

Phiên toà sáng nay vẫn tiếp tục với phần xét hỏi.

Xét xử Phạm Công Danh – Trầm Bê: Vì sao em trai Phạm Công Danh 'thoát tội'? Xét xử Phạm Công Danh – Trầm Bê: Vì sao em trai Phạm Công Danh 'thoát tội'?

Công văn số 15 ngày 20/6/2018 của VKSNDTC xác định, có cơ sở đánh giá hành hành vi nêu trên của ông Trung là đồng ...

Xét xử Phạm Công Danh – Trầm Bê chiều 25/7: Không truy tố em trai ông Phạm Công Danh Xét xử Phạm Công Danh – Trầm Bê chiều 25/7: Không truy tố em trai ông Phạm Công Danh

Chiều 25/7, phiên toà xét xử Phạm Công Danh (Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê ...

Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê sáng 25/7: Sử dụng 12 công ty 'sân sau' để vay 4.700 tỷ đồng Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê sáng 25/7: Sử dụng 12 công ty 'sân sau' để vay 4.700 tỷ đồng

Sáng 25/7, vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra ...

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.