Rửa tay thường xuyên, che mặt và tránh đám đông đang trở thành tuyến phòng thủ chính, khi cư dân châu Á tìm cách tránh nhiễm virus corona. Chỉ riêng ở Trung Quốc, virus này đã giết chết hơn 130 người và lây nhiễm hàng nghìn người. Bệnh nhân bị nhiễm virus corona cũng đã được phát hiện trên khắp châu Á, bao gồm Singapore, Việt Nam, Hong Kong, Ma Cao, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chia sẻ với The Strait Times, cặp đôi đến từ Trung Quốc, Lí Tinh và Lôi Tiểu Cường, khẳng định đã chi hơn 6.000 yên (1,3 triệu đồng) tại Welcia, một nhà thuốc ở Tokyo, để mua 7 hộp khẩu trang và các gói khác cho bản thân và gia đình. Họ đã đến thăm thành phố này trong 4 ngày, và một trong những việc quan trọng phải làm là mua khẩu trang.
"Ở nước tôi, ở nhà tôi, người ta không thể mua khẩu trang nữa, vì chúng đã được bán hết. Chính phủ đã cảnh báo người dân phải đeo khẩu trang trong tình trạng này.", ông Lôi nói.
Trong khi đó, Đài Loan đã cấm xuất khẩu khẩu trang trong tháng tới, để đảm bảo đủ nguồn cung trong nước. Tại Macau, các nhà chức trách cho biết doanh số sẽ bị giới hạn tối đa 10 khẩu trang/cư dân, nếu xuất trình được chứng minh nhân dân hợp lệ.
Rửa tay thường xuyên, che mặt và tránh đám đông đang trở thành tuyến phòng thủ chính khi cư dân châu Á tìm cách tránh nhiễm virus corona. Tại văn phòng Trường Thái ở khu tài chính của Hong Kong, nguồn cung cấp khẩu trang và thuốc khử trùng tay đã hết sạch trước Tết. Găng tay y tế đang bán rất chạy. Các nhà máy sản xuất các sản phẩm này đã đóng cửa vào dịp lễ Tết Nguyên đán. Tờ The Strait Times nhận định, nguồn cung sẽ không thể phục hồi trong ít nhất một tuần nữa.
"Chúng tôi nhận ra có sự hoảng loạn khi người ta đổ xô đi mua khẩu trang trên thị trường. Một vài lô khẩu trang mới sẽ đến vào tuần tới", Matthew Trường, quan chức cao thứ hai của Hong Kong, cho biết.
Đài Truyền hình Hong Kong đưa tin, Hội đồng Người tiêu dùng của Hong Kong kêu gọi các thương nhân không tăng giá khẩu trang lên "mức độ thái quá". Các nhà máy tại đặc khu này đang mở đang tăng cường sản xuất.
Công ty thương mại điện tử khổng lồ Alibaba Group Holding đã bán 80 triệu khẩu trang thông qua trang web Taobao của mình vào ngày 29 và 30 Tết.
Khẩu trang và thuốc khử trùng tay đang trở thành phụ kiện bắt buộc phải có từ Hong Kong đến Nhật Bản. Các nhà thuốc trên khắp Hong Kong đã bán hết khẩu trang, các nhà chức trách cho biết nguồn cung nhiều hơn sẽ đến vào tuần tới.
Tờ Thời báo Bangkok cho biết, nhiều nhà sản xuất khẩu trang Trung Quốc đã mở cửa các nhà máy xuyên Tết Nguyên đán, với lời hứa hẹn công nhân sẽ được tăng gấp 4 lần lương, khi người tiêu dùng đang rút hết từng dây khẩu trang tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà thuốc… trong cuộc đua bảo vệ bản thân khỏi nhiễm virus corona.
"Từ những gì tôi đã nghe, sự thiếu hụt khẩu trang đang rất nghiêm trọng, nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì công chúng biết. Hầu như tất cả nhân viên bệnh viện trên toàn quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu khẩu trang rất lớn, không chỉ ở Vũ Hán. Điều đó rất khủng khiếp!", Tào Quân, Tổng giám đốc Lanhine, có một nhà máy sản xuất khẩu trang ở thành phố Ninh Ba của Trung Quốc, cho biết.
Ông Tào cho biết các khách hàng của công ty đã yêu cầu 200 triệu khẩu trang các loại mỗi ngày, so với tỉ lệ sản xuất bình thường là 400.000 chiếc. "Hiện tại, chúng tôi có hơn 20 người trong nhà máy, làm việc 24 giờ. Chúng tôi đặt mục tiêu tăng sản lượng từ ngày 27/1, và hoạt động hết công suất vào ngày 1/2, khi chúng tôi có gần 200 công nhân", ông tiết lộ với Reuters.
Một nhà sản xuất khác, CMmask, cũng chia sẻ rằng họ đề nghị công nhân được tăng gấp 3 lần tiền lương nếu quay trở lại nhà máy bỏ mặc nghỉ Tết. "Hiện tại nhà máy của chúng tôi đã hết hàng, nhưng chúng tôi đã kéo dài thời gian làm việc thêm 4 giờ, từ 8h sáng đến 9h tối", Hồ Khánh Huy, Phó Tổng giám đốc của CMmask nói.
Ở bên kia bán cầu, các công ty 3M và Honeywell International của Mỹ đã tuyên bố rằng họ sẽ nỗ lực, để đảm bảo cung cấp khẩu trang liên tục trong kì nghỉ Tết. Các cửa hàng chính thức của họ cũng sẽ không tăng giá.
Các công ty từ các nhà sản xuất thuốc khử trùng tay đến các nhà sản xuất nhiệt kế cũng cho biết họ sẽ đẩy mạnh sản xuất.
Tại Nhật Bản, các nhà máy cung cấp sản phẩm chăm sóc cá nhân Unicharm Corp đã làm việc suốt ngày đêm kể từ ngày 17/1, sau khi đơn đặt hàng tăng gấp 10 lần, theo phát ngôn viên Hitoshi Watanabe.
Phát ngôn viên của 3M Co cho biết họ đang tăng sản lượng và làm việc với các nhà phân phối, để đảm bảo đủ hàng tồn kho đáp ứng nhu cầu, và cung cấp cho khách hàng hiện tại. The Strait Times nhận định, nhu cầu chỉ có khả năng tăng lên chứ khó thể giảm đi khi dân châu Á đang "sợ dịch hơn sợ tà".
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020