Virus Covid-19 đánh gục ​​doanh số bán lẻ tháng 3 của Mỹ

Doanh số bán lẻ ở Mỹ đã ghi nhận mức giảm kỉ lục trong tháng 3 vừa qua, khi các doanh nghiệp phải đóng cửa để kiểm soát sự lây lan của đại dịch Covid-19. Tình hình dịch bệnh khiến cho người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm chuẩn bị cho một cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỉ.
Virus Covid-19 đánh gục doanh số bán lẻ tháng 3 của Mỹ - Ảnh 1.

Không chỉ trong cuộc chiến y tế và nguồn lực, nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ đang cho thấy sự lép vế trước "kẻ thù vô hình" Covid-19 trên mặt trận bán lẻ. (Nguồn: Reuters).

Ngày 15/4, báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy hàng triệu người Mỹ đã bị mất việc, củng cố cho tuyên bố nền kinh tế đang rơi vào suy thoái sâu sắc mà các nhà kinh tế học Mỹ đã dự báo trước đó.

Việc chính quyền các tiểu bang ban hành hàng loạt các biện pháp ngăn chặn đại dịch Covid-19 lây lan, đã gây ảnh hưởng đến hơn 90% dân số nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

"Nền kinh tế Mỹ hầu như đang rơi tự do", Giáo sư ngành kinh tế kinh doanh thuộc Đại học Loyola Marymount, Los Angeles - ông Sung Won Sohn, nhận định. "Và sẽ chạm đáy khi tỉ lệ ca nhiễm virus Covid-19 trở nên bình ổn", ông khẳng định.

"Đáy cuộc suy thoái sẽ rất sâu, và việc hồi phục trở lại sẽ rất khó khăn".

Theo một khảo sát của Reuters, doanh số bán lẻ ước tính đã giảm sâu 8% trong tháng 3, đánh dấu mức sụt giảm lớn nhất kể từ khi chính phủ Mỹ bắt đầu theo dõi số liệu bán lẻ kể từ năm 1992.

Trong tháng 2, doanh số bán lẻ tại Mỹ chỉ sụt giảm ở mức 0,5%.

Virus Covid-19 đánh gục doanh số bán lẻ tháng 3 của Mỹ - Ảnh 2.

Trong tháng 3/2020, doanh số bản lẻ tại Mỹ đã ghi nhận mức giảm sâu 8%, cao hơn rất nhiều so với mức giảm 0,5% trong tháng 2. (Nguồn: Reuters).

Sự tụt dốc trong doanh số bán lẻ tháng 3 chủ yếu được ghi nhận từ các chuỗi đại lí xe hơi.

Việc hàng triệu người dân bị phải ở nhà, cùng với tình trạng giá dầu thô chạm đáy do cuộc chiến dầu mỏ diễn ra, đã gây ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán hàng tại các đại lí này.

Theo sau đó là các cửa hàng bán lẻ quần áo, đồ thể thao và nội thất nhà cửa.

Yêu cầu đóng cửa các hoạt động kinh doanh không thiết yếu đã giáng cú đòn lớn vào doanh số bán hàng các lĩnh vực tiêu dùng tại Mỹ.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến ngành dịch vụ nhà hàng và quán bar, vốn từng rất cố gắng chống chọi với cơn đại dịch, bằng cách chuyển đổi hình thức kinh doanh sang đặt hàng trực tiếp và bán hàng

Virus Covid-19 đánh gục doanh số bán lẻ tháng 3 của Mỹ - Ảnh 3.

Ngành dịch vụ nhà hàng và quán bar dù đã chuyển sang các hình thức mua mang về và đặt hàng trực tuyến, vẫn không thoát khỏi kịch bản ảm đạm mùa dịch. (Nguồn: Reuters).

Dù có sự thay đổi để thích ứng với tình hình mới, các nhà kinh tế cho rằng sản lượng trong ngành nhà hàng và quán bar vẫn không đủ để thu hẹp các khoảng cách kinh tế do các biện pháp giãn cách xã hội gây ra.

Một tháng đầy thử thách

Tuy nhiên, các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon, và các đại lí bán lẻ hàng thiết yếu như các cửa hàng tạp hóa hay hiệu thuốc, vẫn ghi nhận mức doanh thu tăng lên trong tháng 3.

Tác động khả quan lên doanh số này khởi nguồn từ tâm lí tích trữ hàng hóa trong hoảng loạn của người tiêu dùng, và được nhận định là quá nhỏ để bù đắp lại vết cắt sâu lên nền kinh tế của đại dịch Covid-19.

"Tháng 3 là một tháng rất khó khăn cho các nhà bán lẻ, khi người dân bắt đầu làm quen với các qui định cách li tại nhà và giãn cách xã hội", ông Ben Ayers - nhà kinh tế cấp cao tại Nationwide nhận định.

"Nhiều đại lí xe hơi đã buộc phải đóng cửa hoàn toàn, số ít vẫn còn mở cửa đều ghi nhận lượng khách hàng giảm mạnh so với thông thường, ngay cả với các doanh nghiệp chỉ hoạt động trực tuyến".

Virus Covid-19 đánh gục doanh số bán lẻ tháng 3 của Mỹ - Ảnh 4.

Phân khúc bán lẻ ô tô là thành phần chịu tổn thất doanh số lớn nhất tại Mỹ. (Nguồn: Reuters).

Lĩnh vực vật liệu xây dựng và dịch vụ thực phẩm, doanh số bán lẻ các mặt hàng còn lại được ước tính đã giảm 2% trong tháng 3, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2018.

Trong khi vào tháng 2/2020, doanh số bán lẻ các mặt hàng cốt lõi ghi nhận không có sự biến động đáng kể nào.

Với mức giảm ước tính trong tháng 3, các nhà kinh tế dự báo chi tiêu tiêu dùng trong quí đầu năm năm giảm mạnh với tỉ lệ ít nhất 5%, đánh dấu cho mức hiệu quả chi tiêu thấp nhất tại Mỹ kể từ quí II/1980.

Các nhà kinh tế nhận định chi tiêu của người tiêu dùng trong quí II sẽ còn tiếp tục giảm mạnh, với mức tỉ lệ giảm dự kiến là 41%, bất chấp gói cứu trợ tài chính trị giá 2.300 tỉ USD được chính phủ Mỹ tung ra, bao gồm các khoản tiền trợ cấp cho các hộ gia đình cùng với khoản gia tiền trợ cấp thất nghiệp.

Virus Covid-19 đánh gục doanh số bán lẻ tháng 3 của Mỹ - Ảnh 5.

Các chuyên gia kinh tế nhận định doanh số bán lẻ mặt hàng thiết yếu tăng lên do người dân đổ xô đi tích trữ hàng hóa, sẽ không đủ để bù đắp lại tổn thất trong nền kinh tế. (Nguồn: Ethical Corporations).

"Nhìn chung, chi tiêu của người tiêu dùng sẽ còn giảm mạnh hơn nữa, thậm chí có thể ở mức mà chúng ta chưa bao giờ trải nghiệm qua. Dù vậy, một vài lĩnh vực vẫn có thể trụ lại", ông Tim Quinlan - nhà kinh tế cấp cao tại Wells Fargo Securities – nhận định.

Chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ chiếm hơn 2/3 hoạt động của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Quí IV/2019, Mỹ ghi nhận chi tiêu cho tiêu dùng tăng trưởng ở mức 1,8%, trong giai đoạn này, nền kinh tế Mỹ cũng báo cáo mức tăng trưởng 2,1%.

Các nhà kinh tế tin rằng sự tụt dốc doanh số bán lẻ trong tháng 3, chính là màn dạo đầu của cuộc suy thoái kinh tế trên đất Mỹ.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.